intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội" được TaiLieu.VN chia sẻ sau đây hi vọng sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập kiến thức, luyện tập và nâng cao kỹ năng giải đề thi nhằm chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian làm bài: 45 phút NỘI DUNG STT KIẾN NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO TỔNG THỨC - Nêu được các - Phân biệt được - Vận dụng đổi - Vận dụng lĩnh vực của các lĩnh vực của được đơn vị đo. được các kiến KHTN. KHTN, vật sống - Vận dụng tính thức đã học về - Nêu được và vật không toán chọn kính phép đo và hiểu khái niệm kính sống. phù hợp. biết của bản hiển vi, kính lúp, - Phân biệt được - Vận dụng đọc thân để giải GHĐ, ĐCNN các trường hợp được GHĐ, quyết các bài Mở đầu về của các dụng cụ cần sử dụng kính ĐCNN các dụng toán thực tế. 22 câu 1 KNTN đo. lúp, kính hiển vi. cụ đo; đọc được 5.5 điểm - Nêu được các - Lựa chọn kết quả đo. 55% đơn vị đo. được dụng cụ đo trong các trường hợp cụ thể. - Nêu được cách đo các đại lượng, cách đọc kết quả đo đúng. 8 câu: Câu 1- 8 7 câu: Câu 17- 6 câu: Câu 29- 1 câu: Câu 39 23 34 - Nhận biết được - Phân biệt được -Phân tích được Vận dụng giải vật thể tự nhiên tính chất vật lí và hiện tượng vật lý được bài tập và vật thể nhân tính chất hóa học và hiện tượng tính thể tích tạo. của chất. hóa học trong oxygen dựa - Nhận biết - Phân biệt được quá trình biến vào thành phần được các thể của sự nóng chảy, đổi cụ thể. oxygen trong Chất chất. đông đặc, bay - Giải thích được không khí. 14 câu 2 quanh ta - Nêu được hơi, ngưng tụ. sự khác nhau 3.5 điểm khái niệm sự - Trình bày giữa “sự bay 35% nóng chảy, động được quá trình hơi” và “sự khôi” đặc, bay hơi, diễn ra sự - Nêu được một ngưng tụ. chuyển thể. số biện pháp bảo - Nêu được tính - Trình bày vệ môi trường chất và tầm quan được tầm quan không khí. trọng của trọng của Oxygen; thành Oxygen. phần không khí. 6 câu: Câu 9- 14 4 câu: Câu 24- 3 câu: Câu 35- 1 câu: Câu 40 27 37 - Nhận biết - Phân biệt được - Đề xuất được được vật liệu, vật liệu, nguyên cách sử dụng vật Vật liệu, nguyên liệu. liệu. liệu, nguyên liệu 4 câu nguyên 3 - Nêu được tính hiệu quả, an toàn. 1.0 điểm liệu chất vật liệu, 10% nguyên liệu. 2 câu: Câu 15- 1 câu: Câu 28 1 câu: Câu 38
  2. 16 2 câu, 0.5 16 câu, 4 12 câu, 3 10 câu, 2.5 TỔNG điểm 100% điểm điểm điểm 5% 40% 30% 25% TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: ………………………………………………………….. Lớp: ……………………. Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên? A. Sinh học. B. Lịch sử. C. Thiên văn. D. Vật lí. Câu 2. Cách sử dụng kính lúp cầm tay là A. điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát. B. đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát. C. để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật. D. đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu. Câu 3. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Chơi bóng rổ. B. Học hát. C. Đánh đàn. D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm. Câu 4. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước. C. giá trị cuối cùng ghi trên thước. D. số đo lớn nhất ghi trên thước. Câu 5. Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai? A. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch. B. Cất kính vào hộp kính. C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng. D. Lau chùi bằng khăn mềm. Câu 6. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp ở nước ta là A. mm. B. km. C. m. D. cm. Câu 7. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi? A. Tế bào biểu bì vảy hành. B. Con ong. C. Con kiến. D. Tép bưởi. Câu 8. Để đo chính xác độ dài của một vật, ta nên dùng A. thước đo. B. gang bàn tay. C. sợi dây. D. bàn chân. Câu 9. Trong những hình ảnh sau đây, hình ảnh nào chỉ vật thể tự nhiên?
  3. A. Hình 1 B. Hình 1, hình 2 và hình 3 C. Hình 4 D. Cả 4 hình trên đều là vật thể tự nhiên. Câu 10. Trong những hình ảnh sau đây, hình ảnh nào chỉ vật thể nhân tạo? A. Hình 1 B. Hình 1 và hình 2 C. Hình 2 và hình 4 D. Tất cả 4 hình trên đều là vật thể nhân tạo Câu 11. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ cục nước đá vào cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đun nước. D. Làm nóng phô mai trong lò vi sóng. Câu 12. Trong chương trình Khoa học tự nhiên 6, em đã học những trạng thái nào của chất? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn và lỏng. C. Lỏng và khí. C. Rắn, lỏng và plasma. Câu 13. Những tính chất sau đây, tính chất nào không phải là của khí Oxygen? A. Là chất khí. B. Không mùi. C. Không màu. D. Có mùi. Câu 14. Đâu là vai trò của Oxygen? A. Oxygen cần cho sự hô hấp. B. Oxygen không giúp gì cho sự cháy. C. Oxygen giúp ta nhìn được mọi vật. D. Oxygen không giúp duy trì sự sống. Câu 15. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi? A. Gạch. B. Cát. C. Đá vôi. D. Đất sét. Câu 16. Vật liệu có tính chất đàn hồi là A. kim loại đồng. B. cao su. C. thép. D. thủy tinh. Câu 17. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Hóa học. B. Sinh học. C. Vật lí. D. Thiên văn học. Câu 18. Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là A. vật sống. B. vật không sống. C. không là gì cả. D. vật thể tự nhiên. Câu 19. Điều nào sau đây là không đúng khi sử dụng nhiệt kế y tế? A. Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế. B. Khi mượn nhiệt kế của người khác, cần nhúng nhiệt kế vào nước đang sôi để sát trùng. C. Đặt nhiệt kế vào nách rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. D. Trước khi đo, vẩy mạnh nhiệt kế cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống bầu.
  4. Câu 20. Người nào dưới đây sử dụng loại kính lúp không phù hợp? A. Chú Quang dùng kính lúp để bàn có đèn để sửa bảng vi mạch điện tử. B. Cô Nga dùng kính lúp để bàn để soi mẫu vải. C. Bạn Huy dùng kính lúp cầm tay để quan sát cây nấm. D. Bạn Hoa dùng kính lúp đeo mắt để xem tivi. Câu 21. Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài của một tấm gỗ, ba học sinh đã có ba cách đặt mắt để đọc kết quả đo. Cách đặt mắt nào đọc kết quả đo chính xác? A. Cách 1. B. Cách 2. C. Cách 3. D. Cách 2 và cách 3. Câu 22. Trên vỏ hộp bánh có ghi 500g, con số này cho biết điều gì? A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng bánh trong hộp và vỏ hộp. C. Sức nặng của hộp bánh. D. Thể tích của hộp bánh. Câu 23. Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ bấm giây. D. Đồng hồ đeo tay. Câu 24. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? A. Mùa đông, mỡ thường đóng thành váng hoặc đông đặc. B. Mùa hè, chocolate thường chảy ra khi để lâu ở nhiệt độ thường. C. Chiếc đinh sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ. D. Khi đun sôi ở 1000C, nước bốc hơi chuyển thành hơi nước. Câu 25. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là sự nóng chảy? A. Ly cafe nóng vừa pha xong ta nhìn thấy hơi bốc lên từ bề mặt cafe. B. Nước đá viên để lâu ngoài không khí tan ra thành nước. C. Để cốc nước vào ngăn đá tủ lạnh. D. Khi đun muối ăn, ta thấy muối ăn khô lại. Câu 26. Xác định sự chuyển thể trong hiện tượng sương đọng trên lá và băng tan. A. Sương đọng trên lá là sự ngưng tụ. Băng tan là sự nóng chảy. B. Sương đọng trên lá là sự hóa hơi. Băng tan là sự đông đặc. C. Sương đọng trên lá là sự nóng chảy. Băng tan là sự ngưng tụ. D. Sương đọng trên lá là sự đông đặc. Băng tan là sự hóa hơi. Câu 27. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng khi nói về tầm quan trọng của oxygen? (1) Có thể sử dụng carbon dioxide thay thế cho oxygen trong quá trình đốt cháy. (2) Oxygen rất cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật sống. (3) Có thể thay thế oxygen bằng khí nitrogen trong quá trình hô hấp. (4) Không có oxygen sẽ không thể xảy ra sự cháy.
  5. A. (1) và (2) B. (3) và (4) C. (2) và (4) D. (1) và (3) Câu 28. Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt nhất là A. kim loại. B. đá. C. nhựa. D. gỗ. Câu 29. Đổi đơn vị: 3 giờ 6 phút =…………. phút A. 180 B. 186 C. 10806 D. 9 Câu 30. Đổi đơn vị: 37 C= …. F? 0 0 A. 98,6 B. 66,6 C. 74 D. 5 Câu 31. Tế bào thịt quả cà chua có đường kính khoảng 0,55 mm. Để quan sát tế bào thịt quả cà chua thì chọn kính hiển vi có độ phóng to nào dưới đây là phù hợp? A. 40 lần. B. 4000 lần. C. 1000 lần. D. 3000 lần. Câu 32. Thang đo và ĐCNN của nhiệt kế như hình dưới là A. 420C và 0,10C. B. 420C và 10C. C. từ 200C đến 420C và 10C. D. từ 350C đến 420C và 0,10C. Câu 33. Em hãy nêu tên loại cân ở hình bên và cho biết khối lượng của giỏ hoa quả là bao nhiêu? A. Cân đồng hồ; 2 kg. B. Cân đồng hồ; 2,2 kg. C. Cân đòn; 2kg. D. Cân hoa quả; 2,1 kg. Câu 34. Kết quả đo chiều dài của cây bút chì ở hình dưới là A. 6 cm. B. 7 cm. C. 6,5 cm. D. 6,6 cm. Câu 35. Cho quá trình sau: “Khi đốt nến, cây nến rắn chuyển thành nến lỏng. Nến lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.” Chọn đáp án đúng. A. Sự biến đổi hóa học: nến lỏng thấm vào bấc chuyển thành hơi. B. Sự biến đổi vật lý: nến rắn chuyển thành nến lỏng; nến lỏng thấm vào bấc chuyển thành hơi.
  6. C. Sự biến đổi hóa học: nến rắn chuyển thành nến lỏng. D. Sự biến đổi vật lý: hơi nến cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước. Câu 36. Câu nào sai đây là sai khi nói về sự bay hơi và sự sôi? A. Sự bay hơi và sự sôi đều là sự hóa hơi. B. Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt của chất lỏng. C. Sự sôi xảy ra cả trên bề mặt chất lỏng và trong lòng chất lỏng. D. Sự bay hơi và sự sôi xảy ra tại mọi nhiệt độ. Câu 37. Trong các biện pháp sau, số biện pháp giúp bảo vệ môi trường không khí trong lành là bao nhiêu? (1) Sử dụng phương tiện cá nhân thay cho phương tiện công cộng. (2) Bảo vệ và trồng cây xanh. (3) Sử dụng năng lượng gió và mặt trời. (4) Phân loại rác thải, xử lý rác thải đúng quy định. (5) Tăng cường các khí thải từ nhà máy. A.1 B. 2 C. 3 D.5 Câu 38. Một công xưởng sản xuất đang nghiên cứu các vật liệu để tạo ra một loại chảo nấu ăn mới. Chủ công xưởng đang phân vân giữa các loại vật liệu sau để làm lòng chảo: kim loại, gỗ, nhựa, cao su. Nếu em là chủ công xưởng, em sẽ lựa chọn loại vật liệu nào để làm lòng chảo? A. Lựa chọn gỗ làm lòng chảo vì gỗ dễ cháy, dễ nấu chín thức ăn. B. Lựa chọn nhựa làm lòng chảo vì nhựa không dẫn nhiệt, dễ cầm nắm. C. Lựa chọn kim loại vì làm lòng chảo vì kim loại dẫn nhiệt tốt, dễ nấu chín thức ăn. D. Lựa chọn cao su làm lòng chảo vì cao su đàn hồi, thức ăn không bị dập nát. Câu 39. Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1980 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng được 480 hộp kẹo trong 8 giờ làm việc. Biết mỗi hộp kẹo dẻo chứa 35 viên kẹo. Hỏi ai là người đóng gói nhanh hơn? A. An đóng gói nhanh hơn. B. Bình đóng gói nhanh hơn. C. An và Bình đóng gói nhanh như nhau. D. Không so sánh được. Câu 40. Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,49m3 không khí, cơ thể tiêu thụ ⅓ lượng oxygen trong đó. Như vậy, mỗi ngày một người lớn trung bình tiêu thụ bao nhiêu m3 oxygen? A. 0,8232 m3 B. 0,84 m3 C. 0,8323 m3 D. 0,8 m3 ---------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 1. B 2. C 3. D 4. A 5. C 6. C 7. A 8. A 9. C 10. C 11. C 12. A 13. D 14. A 15. C 16. B 17. B 18. B 19. B 20. D 21. A 22. A 23. C 24. C 25. B 26. A 27. C 28. A 29. B 30. A 31. A 32. D 33. A 34. D 35. B 36. D 37. C 38. C 39. B 40. A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2