intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phan Châu Trinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phan Châu Trinh” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phan Châu Trinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: KHTN 6 (Phân môn sinh)- Đề 1 Họ và tên: Điểm Nhân xét Lớp 6/ A. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì? A. Mô. B. Tế bào. C. Biểu bì. D. Bào quan. Câu 2. Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào vảy hành. C. Tế bào trứng cá. D. Tế bào vi khuẩn. Câu 3. Trong các loài sinh vật dưới đây, loài nào có cấu tạo tế bào hoàn thiện hơn? A. Cầu khuẩn. B. Tôm sông. C. Tảo lục đơn bào. D. Trùng giày. Câu 4. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Khiến cho sinh vật già đi. B. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật. C. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể. D. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương. Câu 5. Nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đối chất với môi trường. B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. C. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào. D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. Câu 6. Từ 1 tế bào ban đầu qua 2 lần phân chia liên tiếp có bao nhiêu tế bào con được hình thành? A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 7. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành 1. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng dao rạch một ô vuông nhỏ. 2. Đặt lớp tế bào biểu bì vảy hành lên lam kính có sẵn giọt nước cất. 3. Sau đó đậy lamen lại rồi đặt lên bàn kính của kính hiển vi quan sát. 4. Dùng panh/ kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt. Trình tự sắp xếp đúng là A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 4 → 3 → 2 → 1. C. 1 → 4 → 3 → 2. D. 1 → 4 → 2 → 3. Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống? A Viên phấn, cây bút, hòn đá.. B. Con gà, con chó, cây nhãn. C. Con gà, cây nhãn, miếng thịt. D. Cây bút, con vịt, con chó. B. Tự luận (3.0 điểm)
  2. Câu 9. (2.0đ) Em hãy trình bày cách sử dụng kính hiển vi? Câu 10. (1.0đ) Quan sát hình ảnh mối quan hệ tế bào hình thành nên mô em hãy cho biết mô là gì? Bài làm
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHTN 6 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DUY XUYÊN (SINH HỌC 6) TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH Đề 1,2: I. Trắc nghiệm (2.0điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B C B D C B D A Chọn đúng đáp án mỗi câu 0,25đ x 8 = 2.0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA C D B A B A C D II. Tự luận (3.0điểm) Chọn đúng đáp án mỗi câu 0,25đ x 8 = 2.0 điểm Câu Nội dung Thang điểm 9 Bước 1: Chọn vật kính thích hợp theo mục đích quan sát. 0.25 đ (2.0đ) Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính. 0.25 đ Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim 0.5 đ đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản. Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, 0.5 đ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát. Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét. 0.5 đ 19 Hs quan sát hinh nêu được khái niệm m (1.0đ) Mô gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng. 1đ
  4. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH Họ và tên: Điểm Lớp 6/ A. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào vảy hành. C. Tế bào trứng cá. D. Tế bào vi khuẩn. Câu 2. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Khiến cho sinh vật già đi. B. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật. C. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể. D. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương. Câu 3. Từ 1 tế bào ban đầu qua 2 lần phân chia liên tiếp có bao nhiêu tế bào con được hình thành? A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 4. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống? A . Con gà, con chó, cây nhãn. B. Viên phấn, cây bút, hòn đá.. C. Con gà, cây nhãn, miếng thịt. D. Cây bút, con vịt, con chó. Câu 5. Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì? A. Tế bào. B. Mô. C. Biểu bì. D. Bào quan. Câu 6. Trong các loài sinh vật dưới đây, loài nào có cấu tạo tế bào hoàn thiện hơn? A. Cầu khuẩn. B. Tôm sông. C. Tảo lục đơn bào. D. Trùng giày. Câu 7. Nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đối chất với môi trường. B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. C. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào. D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. Câu 8. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành 1. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng dao rạch một ô vuông nhỏ. 2. Đặt lớp tế bào biểu bì vảy hành lên lam kính có sẵn giọt nước cất.
  5. 3. Sau đó đậy lamen lại rồi đặt lên bàn kính của kính hiển vi quan sát. 4. Dùng panh/ kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt. Trình tự sắp xếp đúng là A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 4 → 3 → 2 → 1. C. 1 → 4 → 3 → 2. D. 1 → 4 → 2 → 3. B. Tự luận (3.0 điểm) Câu 9. (2.0đ) Em hãy trình bày cách sử dụng kính hiển vi? Câu 10. (1.0đ) Quan sát hình ảnh mối quan hệ tế bào hình thành nên mô em hãy cho biết mô là gì? Duyệt của TTCM Duyệt của Phó hiệu trường Giáo viên ra đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2