intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH-THCS Đoàn Kết

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH-THCS Đoàn Kết” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH-THCS Đoàn Kết

  1. TRƯỜNG TH-THCS ĐOÀN KẾT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên: ………………………… MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN. LỚP: 6 Lớp:………………………………. Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ( Đề gồm 03 trang) MÃ ĐỀ 01 I.Trắc nghiêm: ( 7,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A, B ,C hoặc D) trước đáp án trả lời đúng nhất câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1. Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là A. protein. B. chất béo. C. calcium. D. carbohydrate. Câu 2. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể A. lỏng chuyển sang thể rắn. B. lỏng chuyển sang thể hơi. C. hơi chuyển sang thể lỏng. D. rắn chuyển sang thể lỏng. Câu 3. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Gạo và rau xanh. C. Rau xanh. D. Thịt. Câu 4. Để sản xuất gang và thép, người ta chế biến từ quặng gì? A. Quặng titanium B. Quặng đồng C. Quặng sắt D. Quặng bauxite Câu 5. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Lipit (chất béo). B. Vitamin. C. Carbohydrate (chất đường, bột). D. Protein (chất đạm). Câu 6. Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng ,.. là gì? A. Cát B. Đá C. Đất sét D. Đá vôi Câu 7. Để xây tường, lát sân người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Gỗ. B. Gạch. C. Ngói. D. Thuỷ tinh. Câu 8. Để làm đường ray tàu hoả, người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Sắt. B. Thép. C. Nhôm. D. Đồng. Câu 9. Thành phần của không khí gồm A. 21% khí oxygen, 78% khí nitrogen, 1% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. B. 21% khí nitrogen, 78% khí oxygen, 1% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. C. 21% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác., 78% khí oxygen, 1% khí nitrogen. D. 21% khí oxygen, 78% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác., 1% khí nitrogen. Câu 10. Tinh bột có ở đâu ? A. Trong củ khoai lang B. Trong mủ cao su C. Trong núi đá vôi D. Trong đất. Câu 11. Sự đông đặc là quá trình chất chuyển từ A. thể lỏng chuyển sang thể rắn. B. thể lỏng sang thể khí (hơi). C. thể rắn chuyển sang thể lỏng. D. thể khí (hơi) sang thể lỏng. Câu 12. Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ A. thể khí (hơi) sang thể lỏng. B. thể lỏng sang thể khí (hơi). C. thể rắn chuyển sang thể lỏng. D. thể lỏng chuyển sang thể rắn. Câu 13. Oxygen có ở đâu ? A. Trong đất. B. Trong không khí, đất và nước. C. Trong không khí . D. Trong nước. Mã đề 01-Trang 1 / 3
  2. Câu 14. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Cao su. B. Kim loại. C. Thủy tinh. D. Gốm. Câu 15. Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng nào? A. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn. B. Dãn nở vì nhiệt của các chất. C. Dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Câu 16. Vật nào sau đây là vật sống? A. Con gà. B. Con robot. C. Trái Đất. D. Lọ hoa. Câu 17. Chọn phương án sai khi nói về cách bảo quản kính hiển vi quang học. A. Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ đế chân kính. B. Lau thị kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng. C. Để kính hiển vi trên bề mặt phẳng. D. Để kính hiển vi ở những nơi ẩm ướt, không sạch sẽ. Câu 18. Cho các bước đo chiều dài sau: (1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật. (2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. (3) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. (4) Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. (5) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước. Hãy chọn cách sắp xếp đúng. A. 1 – 2 – 3 – 5 – 4. B. 2 – 1 – 3 – 4 – 5. C. 5 - 4 – 3 – 2 – 1. D. 1 – 2 – 3 – 4 – 5. Câu 19. Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ sôi của nước là A. 100ºC. B. 80 ºC. C. 200ºC. D. 250ºC. Câu 20. Cho hiện tượng sau:“ Nhúng chiếc đũa vào cốc nước thì ta thấy đũa như bị gãy ở mặt nước”. Hiện tượng trên thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên ? A. Thiên văn học. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Vật lí. Câu 21. Nhiệt độ là số đo mức độ: A. “Lạnh” của vật. B. “Nóng”, “lạnh” của vật. C. “Nóng chảy” của vật. D. “Nóng” của vật. Câu 22. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc khoa học tự nhiên? A. Sinh học. B. Vật lí học. C. Lịch sử. D. Hóa học. Câu 23. Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Thước đo. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Cân. Câu 24. Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào? A. Vật lí học. B. Hóa học và sinh học. C. Sinh học. D. Hóa học. Câu 25. Hành động nào không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Nếm thử để phân biệt các loại hóa chất. B. Mặc đồ bảo hộ, đeo kính, khẩu trang. C. Thu dọn phòng thực hành, rửa tay sạch sau khi đã thực hành xong. D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn. Câu 26. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để A. đặt mắt đúng cách. B. đọc kết quả đo chính xác. C. lựa chọn thước đo phù hợp. D. đặt vật đo đúng cách. Câu 27. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng? A. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính. B. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính. C. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính. D. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính. Câu 28. Ở nước ta, đơn vị đo độ dài cơ bản, hợp pháp là A. mét. B. ki-lô-mét. C. mi-li-mét. D. cen-ti-mét. Mã đề 01-Trang 2 / 3
  3. II. Tự luận: (3.0 điểm) Câu 29. (1,0 điểm) Đọc thông tin dưới đây: “Bụi (PM – particulate matter) là các hạt lơ lửng trong không khí có kích thước và mật độ được tính bằng đơn vị micromet (µm). Loại bụi có đường kính dưới 10 µm (kí hiệu PM10) được gọi là bụi mịn. Nguy hiểm nhất là loại bụi siêu mịn PM2.5. PM2.5 có thể đi sâu vào phế nang của phổi gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim. Ở các đô thị lớn , các loại bụi này hầu hết sinh ra từ khí thải giao thông (xe buýt, xe máy, ô tô, ..), các công trình xây dựng, các nhà máy, quá trình đốt rác thải,...” (Theo Tuoitre.vn). a. Theo em, yếu tố gây ô nhiễm không khí được nói đến trong đoạn thông tin trên là gì ? b. Nguồn gốc chủ yếu của sự ô nhiễm không khí trong các đô thị lớn là từ đâu ? Câu 30. (1,0 điểm) Em hãy nêu các thao tác khi sử dụng nhiệt kế y tế thuỷ ngân để kiểm tra thân nhiệt ? Câu 31. (1,0 điểm) Em hãy nêu cách sử dụng khí gas, xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,..) an toàn, tiết kiệm? ------ HẾT ------ Mã đề 01-Trang 3 / 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2