Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Kon Tum
lượt xem 1
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Kon Tum" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Kon Tum
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC: 2024 - 2025 Môn: HOÁ HỌC - Lớp: 6 MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (ĐỀ 1) 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1. + Chủ đề 1: Từ bài 1: Giới thiệu về KHTN đến hết bài 2: Một số dụng cụ đo và an toàn trong phòng thí nghiệm. + Chủ đề 2: Từ bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian đến hết bài 4: Đo nhiệt độ + Chủ đề 3: Từ bài 5: Sự đa dạng của chất đến bài 7: Oxygen(t1) + Chủ đề 7: Từ bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống đến bài 13: Từ tế bào đến cơ thể (t1) + Chủ đề 9: Đến tiết 1,2 bài 26: Lực và tác dụng của lực. - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: 16 câu nhận biết, 4 câu thông hiểu; mỗi câu 0,25 điểm) + Phần tự luận: 5,0 điểm (Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
- TT Nội dung/Đơn vị kiến thức Tổng % MỨC ĐỘ NHẬN THỨC điểm Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1/ CHỦ - Giới thiệu KHTN. 2,0 Chủ đề 1: Mở đầu ĐỀ - Một số dụng cụ đo và an 4 1 20% (7 tiết) CHUNG toàn trong phòng thực hành. 2/ CHẤT - Sự đa dạng của chất Chủ đề 3: Các thể của VÀ - Tính chất và sự chuyển đổi chất của chất.(6 tiết) 2,0 BIẾN của chất 4 1 20% ĐỔI - Oxygen(t1) CHẤT 3/ - Đo chiều dài, khối lượng NĂNG Chủ đề 2: Các phép và thời gian. 2,0 LƯỢNG đo. - Đo nhiệt độ. 26 2 1 1 20% (12 tiết) - Lực và tác dụng của lực (t1,2) 4/ VẬT - Tế bào – Đơn vị cơ sở của Chủ đề 7: Tế bào SỐNG sự sống 4,0 (7 tiết) 2 2 1 1 - Từ tế bào đến cơ thể (t1) 40% Tổng 16 câu 4 câu 2 câu 2 câu 1 câu 25 câu Tỉ lệ % 40% 10% 20% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm
- 2. BẢN ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: TT Chủ đề Mức độ đánh giá Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1/ CHỦ Chủ đề 1: Bài 1: Giới Nhận biết 1 câu ĐỀ Mở đầu thiệu về - Nêu được khái niệm Khoa học tự (C1) CHUNG Khoa học tự nhiên. nhiên. - Trình bày được vai trò của Khoa học 1 câu tự nhiên trong cuộc sống. (C2) Thông hiểu - Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân 1 câu biệt được vật sống và vật không sống. (C1) Bài 2: Giới Nhận biết thiệu một số - Biết cách sử dụng kính lúp và kính 1 câu dụng cụ đo hiển vi quang học. (C3) và quy tắc an - Nêu được các quy định an toàn khi 1 câu toàn trong học trong phòng thực hành. (C4) phòng thực hành. 2/ CHẤT Chủ đề 3: Bài 5: Sự đa Nhận biết VÀ Các thể dạng của - Nêu được chất có ở xung quanh 1 câu BIẾN của chất chất. chúng ta. (C5) ĐỔI - Nêu được chất có trong các vật thể tự 1 câu CHẤT nhiên. (C6) Bài 6: Tính Nhận biết chất và sự - Nêu được tính chất của chất. 1 câu chuyển thể (C7) của chất. Thông hiểu - Hiểu được thí nghiệm về sự chuyển 1 câu thể (trạng thái) của chất. (C2) Chủ đề 4: Bài 7: Nhận biết Oxygen và Oxygen và - Nêu được một số tính chất của không khí không khí. oxygen và tầm quan trọng của oxygen 1 câu (t1) với sự sống, sự cháy và quá trình đốt (C8)
- cháy nhiên liệu. 3/ Chủ đề 2: Bài 3: Đo Nhận biết NĂNG Các phép chiều dài, - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng 1 câu LƯỢNG đo khối lượng cụ thường dùng để đo chiều dài của (C9) và thời gian. một vật. - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng 1 câu cụ thường dùng để đo khối lượng của (C10) một vật. - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng 1 câu cụ thường dùng để đo thời gian. (C11) Thông hiểu - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan 1 câu của chúng ta có thể cảm nhận sai một (C12) số hiện tượng. - Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng 1 câu được chiều dài, khối lượng, thời gian (C13) trong một số trường hợp đơn giản. Vận dụng - Xác định được thể tích của vật rắn 1 câu không thấm nước bằng bình chia độ, (C3) bình tràn (như hòn đá, đinh ốc...) Bài 4: Đo Nhận biết nhiệt độ. - Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ 1 câu “nóng”, “lạnh” của vật. (C14) Vận dụng cao 1 câu - Thiết lập được biểu thức quy đổi nhiệt (C5) độ từ thang nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Fahrenheit, Kelvin và ngược lại.
- Chủ đề 9: Bài 26: Lực Nhận biết Lực và tác dụng - Nêu được đơn vị lực đo lực. 1 câu của lực. (C15) - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực 1 câu làm thay đổi hướng chuyển động. (C16) 4/ VẬT Chủ đề 7: Bài 12: Tế Nhận biết SỐNG Tế bào bào – Đơn vị 1 câu - Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu cơ bản của (C17) sự sống. trúc của sự sống. - Nêu được hình dạng và kích thước 1 câu (C18) của một số loại tế bào. Thông hiểu - Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và 1 câu (C19) sinh sản của tế bào. Vận dụng - Thông qua quan sát hình ảnh phân 1 câu (C4) biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ. Bài 13: Từ tế Thông hiểu bào đến cơ - Thông qua hình ảnh, nêu được quan thể (t1) 1 câu hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan. (C20) 3. ĐỀ KIỂM TR
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ I TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2024-2025 MÃ ĐỀ: 01 Môn: KHTN - Lớp: 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Em hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất (Ví dụ: Câu 1: B, Câu 2: A, ......, từ câu 1 đến câu 20 ). Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên. B. Các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. D. Các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và những ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. Câu 2. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khoẻ con người. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. Câu 3. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng? A. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính. B. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính. C. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính. D. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính Câu 4. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm. B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ. C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành. D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định. Câu 5. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. Câu 6. Cho các vật thể sau: bàn gỗ, gạo, giá inox, ghế nhựa. Thành phần chất chủ yếu tạo nên các vật thể trên lần lượt là: A. cellulose, cơm, nhôm, chất dẻo. B. cellulose, tinh bột, nhôm, chất dẻo C. tinh bột, cellulose, sắt, nhựa. D. cellulose, tinh bột, sắt, chất dẻo. Câu 7. Có thể đựng dầu ăn trong chai, nước trong bình, nước mắm trong lọ vì các chất đó có đặc điểm chung của chất lỏng là: A. tính dễ lan chảy. B. khó bị nén. C. các hạt liên kết không chặt chẽ. D. không có hình dạng xác định. Câu 8. Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước,nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.
- B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước,nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước,nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Câu 9. Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta? A. Mét (m). B. Kilômét (km). C. Centimét (cm). D. Đềximét (dm). Câu 10. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa? A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml. B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg. Câu 11. Bước đầu tiên khi sử dụng đồng hồ bấm giây là: A. Kết thúc đo bằng cách nhấn START/STOP. B. Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo. C. Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE. D. Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0. Câu 12. Khi nhìn vào một cây bút chì đặt trong nước, bút chì có vẻ như bị cong. Hiện tượng này là do: A. Ánh sáng bị phản xạ. B. Ánh sáng bị khúc xạ. C. Bút chì thực sự bị cong. D. Tâm trí chúng ta tưởng tượng. Câu 13. Để kiểm tra lại chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lý 6, trong khi chọn thước, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu: - Bình: Phải chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để chỉ cần đặt thước một lần và giảm được sai số. - Lan: Phải chọn thước có ĐCNN bằng với đơn vị chiều dài của cuốn sách. - Chi: Thước nào cũng được, cần gì phải chọn thước như thế. Người phát biếu đúng là: A. Bình đúng. B. Bình và Lan đúng. C. Chi đúng. D. Lan và Chi đúng. Câu 14. Nhiệt độ là khái niệm dùng để: A. xác định mức độ cứng, dẻo của một vật. B. xác định mức độ nóng, lạnh của một vật. C. xác định mức độ nhanh, chậm của một vật. D. xác định mức độ nặng, nhẹ của một vật. Câu 15. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực? A. Kilôgam (kg)
- B. Centimét (cm) C. Niuton (N) D. Lít (L) Câu 16. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải? A. Hạt mưa rơi B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh. C. Mẹ em mở cánh cửa sổ. D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời. Câu 17. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết. C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau. D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Câu 18. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 19. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật. B. Khiến cho sinh vật già đi. C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương. D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể. Câu 20. Trình tự sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô. B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể. C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể. D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi sau đây: Asimo là một người máy có thể di chuyển bằng hai chân như người do Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Cơ bản Waco của tập đoàn Honda (Nhật Bản) chế tạo năm 2000. Người máy này cao 130 cm, nặng 54 kg, có khả năng di chuyển nhanh đến 6 km/giờ. Asimo đã từng đi vòng quanh thế giới và đã tham gia vào rất nhiều sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Mẫu robot này từng tham gia mở cửa sàn giao dịch chứng khoán New York. Vào năm 2002, Asimo xuất hiện trên thảm đỏ tại buổi ra mắt phim Robots có sự tham gia diễn xuất của Amanda Bynes. Cùng năm đó, chú tiếp tục xuất hiện tại Disneyland. Asimo cũng đã tham dự rất nhiều sự kiện giáo dục khắp thế giới, tạo niềm cảm hứng nghiên cứu robot trong giới trẻ. Chừng đó để thấy Asimo không phải là một con robot bình thường. Cách nó di chuyển, nói chuyện, dẫn dắt một dàn nhạc thính phòng thực sự khiến người ta ấn tượng. Rõ ràng, Asimo có khả năng kết nối con người với những khát vọng công nghệ tươi sáng. Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ. Chú đến đất nước chúng ta vào năm 2004 và nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói, ... một cách thuần thục. (Theo Wikipedia và Zingnews.vn)
- a) Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không? b) Asimo có được xem như một vật sống không? Giải thích vì sao? Câu 2 (1,0 điểm). Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra nhặt rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a) Theo em, nước đã biến đâu mất? b) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? c) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy xuất hiện một vài giọt nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó? Câu 3 (1,0 điểm). Nếu có một hộp đựng viên bi sắt nhỏ và bình chia độ. a) Hãy nêu một phương án để xác định gần đúng thể tích của tất cả các viên bi có trong hộp? b) Nếu một bình chia độ chứa 50 ml nước. Khi thả một viên bi vào bình chia độ đó thì thấy mực nước dâng lên mức 52 ml. Hỏi thể tích của viên bi là bao nhiêu? Câu 4. (1,0 điểm). Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây. a) Xác định tên tế bào A và B. b) Hãy cho biết tên chú thích (1); (3) và nêu chức năng các thành phần thành phần cấu tạo của tế bào trên? Câu 5. (1,0 điểm). Mẹ của bạn Minh đo nhiệt độ cho bạn ý bằng nhiệt kế hồng ngoại nhưng khi đo không để ý điều chỉnh lại đơn vị nhiệt độ nên được kết quả là 1040F. Theo em bạn Minh có nhiệt độ theo thang Celsius là bao nhiêu và bạn có sốt không?(Biết nhiệt độ của người bình thường là 370C) ………………………………………….HẾT…………………………………………
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ I TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2024-2025 MÃ ĐỀ: 01 Môn: KHTN - Lớp: 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Em hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất (Ví dụ: Câu 1: B, Câu 2: A, ......, từ câu 1 đến câu 20 ). Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên. B. Các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. D. Các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và những ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. Câu 2. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khoẻ con người. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. Câu 3. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng? A. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính. B. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính. C. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính. D. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính Câu 4. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm. B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ. C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành. D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định. Câu 5. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. Câu 6. Cho các vật thể sau: bàn gỗ, gạo, giá inox, ghế nhựa. Thành phần chất chủ yếu tạo nên các vật thể trên lần lượt là: A. Cellulose, cơm, nhôm, chất dẻo. B. Cellulose, tinh bột, nhôm, chất dẻo C. Tinh bột, cellulose, sắt, nhựa. D. Cellulose, tinh bột, sắt, chất dẻo. Câu 7. Có thể đựng dầu ăn trong chai, nước trong bình, nước mắm trong lọ vì các chất đó có đặc điểm chung của chất lỏng là: A. Tính dễ lan chảy. B. Khó bị nén. C. Các hạt liên kết không chặt chẽ. D. Không có hình dạng xác định. Câu 8. Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước,nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước,nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước,nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Câu 9. Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta? A. Mét (m). B. Kilômét (km). C. Centimét (cm). D. Đềximét (dm).
- Câu 10. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa? A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml. B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg. Câu 11. Bước đầu tiên khi sử dụng đồng hồ bấm giây là: A. Kết thúc đo bằng cách nhấn START/STOP. B. Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo. C. Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE. D. Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0. Câu 12. Khi nhìn vào một cây bút chì đặt trong nước, bút chì có vẻ như bị cong. Hiện tượng này là do: A. Ánh sáng bị phản xạ. B. Ánh sáng bị khúc xạ. C. Bút chì thực sự bị cong. D. Tâm trí chúng ta tưởng tượng. Câu 13. Để kiểm tra lại chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lý 6, trong khi chọn thước, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu: - Bình: Phải chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để chỉ cần đặt thước một lần và giảm được sai số. - Lan: Phải chọn thước có ĐCNN bằng với đơn vị chiều dài của cuốn sách. - Chi: Thước nào cũng được, cần gì phải chọn thước như thế. Người phát biếu đúng là: A. Bình đúng. B. Bình và Lan đúng. C. Chi đúng. D. Lan và Chi đúng. Câu 14. Nhiệt độ là khái niệm dùng để: A. Xác định mức độ cứng, dẻo của một vật. B. Xác định mức độ nóng, lạnh của một vật. C. Xác định mức độ nhanh, chậm của một vật. D. Xác định mức độ nặng, nhẹ của một vật. Câu 15. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực? A. Kilôgam (kg). B. Centimét (cm). C. Niuton (N). D. Lít (l). Câu 16. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải? A. Hạt mưa rơi B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh. C. Mẹ em mở cánh cửa sổ. D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời. Câu 17. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết. C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau. D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Câu 18. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 19. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật. B. Khiến cho sinh vật già đi. C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương. D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể. Câu 20. Trình tự sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô.
- B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể. C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể. D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi sau đây: Asimo là một người máy có thể di chuyển bằng hai chân như người do Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Cơ bản Waco của tập đoàn Honda (Nhật Bản) chế tạo năm 2000. Người máy này cao 130 cm, nặng 54 kg, có khả năng di chuyển nhanh đến 6 km/giờ. Asimo đã từng đi vòng quanh thế giới và đã tham gia vào rất nhiều sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Mẫu robot này từng tham gia mở cửa sàn giao dịch chứng khoán New York. Vào năm 2002, Asimo xuất hiện trên thảm đỏ tại buổi ra mắt phim Robots có sự tham gia diễn xuất của Amanda Bynes. Cùng năm đó, chú tiếp tục xuất hiện tại Disneyland. Asimo cũng đã tham dự rất nhiều sự kiện giáo dục khắp thế giới, tạo niềm cảm hứng nghiên cứu robot trong giới trẻ. Chừng đó để thấy Asimo không phải là một con robot bình thường. Cách nó di chuyển, nói chuyện, dẫn dắt một dàn nhạc thính phòng thực sự khiến người ta ấn tượng. Rõ ràng, Asimo có khả năng kết nối con người với những khát vọng công nghệ tươi sáng. Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ. Chú đến đất nước chúng ta vào năm 2004 và nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói.. một cách thuần thục. (Theo Wikipedia và Zingnews.vn) a) Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không? b) Asimo có được xem như một vật sống không? Giải thích vì sao? Câu 2 (1,0 điểm). Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra nhặt rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a) Theo em, nước đã biến đâu mất? b) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? c) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy xuất hiện một vài giọt nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó? Câu 3 (1,0 điểm). Nếu có một hộp đựng viên bi sắt nhỏ và bình chia độ. a) Hãy nêu một phương án để xác định gần đúng thể tích của tất cả các viên bi có trong hộp? b) Nếu một bình chia độ chứa 50 ml nước. Khi thả một viên bi vào bình chia độ đó thì thấy mực nước dâng lên mức 52 ml. Hỏi thể tích của viên bi là bao nhiêu? Câu 4. (1,0 điểm). Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây. a) Xác định tên tế bào A và B. b) Hãy cho biết tên chú thích (1); (3) và nêu chức năng các thành phần thành phần cấu tạo của tế bào trên? Câu 5. (1,0 điểm). Mẹ của bạn Minh đo nhiệt độ cho bạn ý bằng nhiệt kế hồng ngoại nhưng khi đo không để ý điều chỉnh lại đơn vị nhiệt độ nên được kết quả là 1040F. Theo em bạn Minh có nhiệt độ theo thang Celsius là bao nhiêu và bạn có sốt không?(Biết nhiệt độ thân nhiệt của người bình thường là 370C) ………………………………………….HẾT………………………………………
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ I TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2024-2025 MÃ ĐỀ: 02 Môn: KHTN - Lớp: 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Em hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất (Ví dụ: Câu 1: B, Câu 2: A, ......, từ câu 1 đến câu 20 ). Câu 1. Khi nhìn vào một cây bút chì đặt trong nước, bút chì có vẻ như bị cong. Hiện tượng này là do: A. Ánh sáng bị phản xạ. B. Bút chì thực sự bị cong. C. Ánh sáng bị khúc xạ. D. Tâm trí chúng ta tưởng tượng. Câu 2. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng? A. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính B. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính. C. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính. D. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính. Câu 3. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Hoạt động nghiên cứu khoa học. D. Chăm sóc sức khoẻ con người. Câu 4. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. B. Những ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. C. Các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và những ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. D. Các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên. Câu 5. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ. B. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành. C. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm. D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định. Câu 6. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật. B. Khiến cho sinh vật già đi. C. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể. D. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương. Câu 7. Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. Câu 8. Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta? A. Đềximét (dm). B. Mét (m). C. Centimét (cm). D. Kilômét (km). Câu 9. Để kiểm tra lại chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lý 6, trong khi chọn thước, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu: - Bình: Phải chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để chỉ cần đặt thước một lần và giảm được sai số.
- - Lan: Phải chọn thước có ĐCNN bằng với đơn vị chiều dài của cuốn sách. - Chi: Thước nào cũng được, cần gì phải chọn thước như thế. Người phát biếu đúng là: A. Lan và Chi đúng. B. Chi đúng. C. Bình đúng. D. Bình và Lan đúng. Câu 10. Bước đầu tiên khi sử dụng đồng hồ bấm giây là: A. Kết thúc đo bằng cách nhấn START/STOP. B. Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo. C. Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE. D. Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0. Câu 11. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực? A. Centimét (cm) B. Kilôgam (kg) C. Niuton (N) D. Lít (l) Câu 12. Nhiệt độ là khái niệm dùng để: A. Xác định mức độ nóng, lạnh của một vật. B. Xác định mức độ nặng, nhẹ của một vật. C. Xác định mức độ cứng, dẻo của một vật. D. Xác định mức độ nhanh, chậm của một vật. Câu 13. Cho các vật thể sau: bàn gỗ, gạo, giá inox, ghế nhựa. Thành phần chất chủ yếu tạo nên các vật thể trên lần lượt là: A. Cellulose, tinh bột, sắt, chất dẻo. B. Tinh bột, cellulose, sắt, nhựa. C. Cellulose, cơm, nhôm, chất dẻo. D. Cellulose, tinh bột, nhôm, chất dẻo Câu 14. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa? A. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml. D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg. Câu 15. Có thể đựng dầu ăn trong chai, nước trong bình, nước mắm trong lọ vì các chất đó có đặc điểm chung của chất lỏng là A. tính dễ lan chảy. B. các hạt liên kết không chặt chẽ. C. khó bị nén. D. không có hình dạng xác định. Câu 16. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. C. Con dao, đôi đũa, muối ăn. D. Nhôm, muối ăn, đường mía. Câu 17. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. B. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. C. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. D. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. Câu 18. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải? A. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh. B. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời. C. Mẹ em mở cánh cửa sổ. D. Hạt mưa rơi Câu 19. Trình tự sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: A. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể. B. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô. C. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô. D. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể. Câu 20. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết. B. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau. D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau.
- II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi sau đây: Asimo là một người máy có thể di chuyển bằng hai chân như người do Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Cơ bản Waco của tập đoàn Honda (Nhật Bản) chế tạo năm 2000. Người máy này cao 130 cm, nặng 54 kg, có khả năng di chuyển nhanh đến 6 km/giờ. Asimo đã từng đi vòng quanh thế giới và đã tham gia vào rất nhiều sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Mẫu robot này từng tham gia mở cửa sàn giao dịch chứng khoán New York. Vào năm 2002, Asimo xuất hiện trên thảm đỏ tại buổi ra mắt phim Robots có sự tham gia diễn xuất của Amanda Bynes. Cùng năm đó, chú tiếp tục xuất hiện tại Disneyland. Asimo cũng đã tham dự rất nhiều sự kiện giáo dục khắp thế giới, tạo niềm cảm hứng nghiên cứu robot trong giới trẻ. Chừng đó để thấy Asimo không phải là một con robot bình thường. Cách nó di chuyển, nói chuyện, dẫn dắt một dàn nhạc thính phòng thực sự khiến người ta ấn tượng. Rõ ràng, Asimo có khả năng kết nối con người với những khát vọng công nghệ tươi sáng. Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ. Chú đến đất nước chúng ta vào năm 2004 và nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói, ... một cách thuần thục. (Theo Wikipedia và Zingnews.vn) a) Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không? b) Asimo có được xem như một vật sống không? Giải thích vì sao? Câu 2 (1,0 điểm). Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra nhặt rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a) Theo em, nước đã biến đâu mất? b) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? c) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy xuất hiện một vài giọt nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó? Câu 3 (1,0 điểm). Nếu có một hộp đựng viên bi sắt nhỏ và bình chia độ. a) Hãy nêu một phương án để xác định gần đúng thể tích của tất cả các viên bi có trong hộp? b) Nếu một bình chia độ chứa 50 ml nước. Khi thả một viên bi vào bình chia độ đó thì thấy mực nước dâng lên mức 52 ml. Hỏi thể tích của viên bi là bao nhiêu? Câu 4. (1,0 điểm). Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây. a) Xác định tên tế bào A và B. b) Hãy cho biết tên chú thích (1); (3) và nêu chức năng các thành phần thành phần cấu tạo của tế bào trên? Câu 5. (1,0 điểm). Mẹ của bạn Minh đo nhiệt độ cho bạn ý bằng nhiệt kế hồng ngoại nhưng khi đo không để ý điều chỉnh lại đơn vị nhiệt độ nên được kết quả là 1040F. Theo em bạn Minh có nhiệt độ theo thang Celsius là bao nhiêu và bạn có sốt không? (Biết nhiệt độ thân nhiệt của người bình thường là 370C). ………………………………………….HẾT………………………………………
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU Năm học: 2024 – 2025 Môn: KHTN - Lớp: 6 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Bài làm đạt điểm tối đa phải đảm bảo về cách lập luận chặt chẽ trong trình bày, không sai chính tả, bài làm sạch sẽ. - Nếu HS làm bài theo cách khác nhưng vẫn đúng bản chất và đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong đáp án thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm quy định. - Làm tròn điểm đến chữ số thấp phân thứ nhất (7,25 → 7,3; 6,75 → 6,8; ....) II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Đề/Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đề 1 D C A C C D D B A D C B A B C B A C C C Đề 2 A D A C B D B B C C C A A D D D D A D B B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Đáp án Điểm Câu 1. (1,0 điểm) a) Asimo đúng là thành tựu quan trọng của nghiên cứu khoa học tự nhiên. Đó là sự kết hợp giữa khoa học vật lý và khoa học máy tính, khoa học về giải phẫu cơ thể và bộ não 0,5 điểm người. b) Mặc dù rất thông minh, có khả năng biểu cảm tốt, hiểu được nhiều ngôn ngữ, cử chỉ của con người song Asimo không được xem là sinh vật sống. Robot Asimo chỉ là vật không sống do con người tạo ra. Dù có thể cảm nhận được, có thể vui đùa được nhưng 0,5 điểm robot không thể sinh sản như các vật sống khác. Câu 2. (1,0 điểm). a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa. 0,25 điểm b) Nước loang đểu trên mặt đĩa vì các hạt liên kết lỏng lẻo nên nó trượt đều ra. 0,25 điểm c) Khi để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, nước có thể xuất hiện ở bên ngoài cốc do hiện tượng ngưng tụ. Khi không khí xung quanh cốc có nhiệt độ cao hơn, nhiệt độ của không khí lên cao và không khí không thể chứa được nhiều hơi nước. Khi không khí tiếp 0,5 điểm xúc với bề mặt lạnh của cốc, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành nước và tạo thành giọt nước ở bên ngoài cốc. Câu 3. (1,0 điểm) - Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó. 0,25 điểm - Thả toàn bộ số lượng bi vào bình chia độ, thể tích của phần nước dâng lên trong bình 0,25 điểm chia độ bằng thể tích của tổng số viên bi. - Thể tích của tất cả các viên bi bằng thể tích của nước dâng lên. 0,25 điểm - Thể tích của 1 viên bi là: 52 – 50 = 2(ml)=2cm3 0,25 điểm Câu 4. (1,0 điểm) a) A – Tế bào động vật và B – Tế bào thực vật. 0,5 điểm b) (1) Màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. 0,25 điểm (3) Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. 0,25 điểm
- Câu 5. (1,0 điểm) Nhiệt độ (0C) cơ thể của bạn Minh là: t(oC) = (toF - 32) : 1,8 = (104 - 32) : 1,8 = 40oC 0,75 điểm Vậy bạn Minh đang bị sốt.(400C > 370C) 0,25 điểm GV ra đề Duyệt của TCM Duyệt của BGH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn