Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Lợi, Núi Thành” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Lợi, Núi Thành
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024-2025
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Môn: KHTN – Lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÃ ĐỀ A
(Đề gồm có 02 trang)
I/ TRẮC NGHIỆM: (5đ) (Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy
bài làm)
Câu 1: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?
A. Mét (m) B. Kilômét (km) C. Centimét (cm) D. Đềximét (dm)
Câu 2: Để đo đường kính của vật, người ta thường dùng:
A. thước kẹp B. thước cuộn C. thước dây D.thước kẻ
Câu 3: Người ta sử dụng, dụng cụ nào để đo thời gian?
A. Cân đồng hồ B. Đồng hồ C. Điện thoại D. Máy tính
Câu 4: Khi đọc đồng hồ có mặt số ta cần đặt mắt như nào để đọc chính xác thời gian?
A. Đặt mắt theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ B. Đặt mắt trên mặt đồng hồ
C. Đặt mắt dưới mặt đồng hồ D. Đặt mắt ở vị trí bất kì
Câu 5: Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?
A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.
B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ.
C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành.
D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định.
Câu 6: Dãy gồm các vật sống là:
A. Cây nho, cây cầu, đường mía B. Con chó, cây bàng, con cá
C. Cây cối, đồi núi, con chim D. Muối ăn, đường thốt nốt, cây cam
Câu 7: Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ
A. thể rắn sang thể lỏng của chất. B. thể lỏng sang thể rắn của chất.
C. từ thể lỏng sang thể khí của chất. D. từ thể khí sang thể lỏng của chất.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khí oxygen không tan trong nước
B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh
C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy
Câu 9: Đối tượng nghiên cứu nào dưới đây “không” thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?
A. Hành tinh sao hỏi trong hệ mặt trời B. Lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao
C. Tâm sinh lí lứa tuổi học sinh D. Quá trình tạo thạch nhũ trong hanh động
Câu 10: Mục đích của khoa học tự nhiên là
A. tìm ra sự chuyển động trong tự nhiên B. tìm ra sự biến đổi trong tự nhiên
C. tìm ra các tính chất, quy luật của tự nhiên D. tìm ra sự đa dạng, phong phú của tự nhiên
Câu 11: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Quyển vở B. Lá cây C. Quyển sách D. Cây bút
Câu 12: Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ đặc điểm nào?
A. Hình dạng và màu sắc B. Thành phần và cấu tạo
C. Kích thước và chức năng D. Hình dạng và kích thước
Câu 13: Nhận định nào “đúng” khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:
A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau
Trang 1 / 2 - MÃ ĐỀ A
- C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau
D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng
Câu 14: Một con chó con lúc mới đẻ được 0,8 kg. Sau 1 tháng nặng 3,2 kg. Theo em tại sao lại có
sự tăng khối lượng như vậy?
A. Do tế bào tăng kích thước B. Do sự tăng lên về kích thước, số lượng các tế bào
C. Do tăng số lượng tế bào D. Do tế bào phân chia
Câu 15: Cây lớn lên nhờ:
A. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào B. Nhiều tế bào sinh ra từ một tế bào ban đầu
C. Sự tăng kích thước của nhân tế bào D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào
Câu 16: Nhờ thành phần nào của tế bào mà cây có thể thực hiện được chức năng quang hợp?
A. Ti thể B. Nhân C. Màng tế bào D. Lục lạp
II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 17:(1 đ) Cho ví dụ để thấy tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trong một số trường
hợp đơn giản.
Câu 18:(0,5 đ) Xác định GHĐ và ĐCNN của thước sau:
Câu 19:1,0đ).
Trong các quá trình sau đây, quá trình nào thể hiện tính chất vật lí, quá trình nào thể hiện tính chất
hóa học?
a/. Hòa tan muối vào nước.
b/ Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước.
c/ Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.
d/.Cơm nếp lên men thành rượu
Câu 20:(0,5 đ)
Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ
thủy tinh rồi đậy nút kín?
Câu 21: (1,0 đ) Thế nào là cơ thể đơn bào? Cho ví dụ?
Câu 22: (2,0 ) Các bước quan sát tế bào trứng cá được thực hiện như thế nào? Đặc điểm nào giúp
em phân biệt được tế bào hành tây và tế bào trứng cá?
-----------------------------HẾT-----------------------------
Trang 2 / 2 - MÃ ĐỀ A