intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2022-2023 HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: KHTN 7 Thời gian: 60 phút Họ và tên : .......................................... (Không kể thời gian giao đề) Lớp : .......................................... Điểm: Nhận xét của thầy (cô) giáo: Chữ ký của giám thị. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất rồi điền vào bảng làm bài. Câu 1: Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 2: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7. Câu 3: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt B. Kĩ năng quan sát C. Kĩ năng dự báo D. Kĩ năng đo đạc. Câu 4: Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là? (a) Hình thành giả thuyết; (b) Quan sát và đặt câu hỏi; (c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; (d) Thực hiện kế hoạch; (e) Kết luận A. (a) - (b) - (c) - (d) - (e). B. (b) - (a) - (c) - (d) - (e). C. (a) - (b) - (c) - (e) - (d). D. (b) - (a) - (c) - (e) - (d). Câu 5: Cổng quang điện có vai trò: A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số. B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. C. Gửi tín hiệu điện từ cổng quang tới đồng hồ. D. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. Câu 6: Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là: A. (1) (2) (3) (4). B. (1) (3) (2) (4).
  2. C. (3) (2) (4) (1). D. (2) (1) (4) (3). Câu 7: Tốc độ là đại lượng cho biết A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B. quỹ đạo chuyển động của vật. C. hướng chuyển động của vật. D. nguyên nhân vật chuyển động. Câu 8: Công thức tính tốc độ là A. v = st B. v = t/s C. v = s/t D. v = s/t2 Câu 9: Đơn vị đo tốc độ thường dùng là A. km/h và m/min. B. km/s và m/h. C. km/h và m/s. D. km/min và m/s Câu 10: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động. Câu 11: Âm thanh không truyền được trong chân không vì A. chân không không có trọng lượng. B. chân không không có vật chất. C. chân không là môi trường trong suốt. D. chân không không đặt được nguồn âm. Câu 12: Sóng âm là A. chuyển động của các vật phát ra âm thanh. B. các vật dao động phát ra âm thanh. C. các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường. D. sự chuyển động của âm thanh. Câu 13: Âm truyền được trong không khí là do A. nguồn âm dao động làm không khí dao động. B. nguồn âm đặt trong không khí. C. nguồn âm dao động. D. nguồn âm tạo ra âm thanh. Câu 14: Chuyển hoá năng lượng là… A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực. B. sự biển đổi năng lượng từ tiêu dùng sang tích lũy. C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. D. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Câu 15: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp? A. Nước tiểu. B. Mồ hôi. C. Khí ôxi. D. Khí cacbônic. Câu 16: Chức năng chủ yếu của gân lá là gì? A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá. B. Bảo vệ, che chở cho lá. C. Tổng hợp chất hữu cơ. D. Vận chuyển các chất. Câu 17: Yếu tố bên ngoài nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh? A. Khí oxygen. B. Nước. C. Khí cacbon dioxide. D. Ánh sáng. Câu 18: Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào? A. Ánh sáng quá mạnh thì hiệu quả quang hợp càng tăng. B. Ánh sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng. C. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp. D. Ánh sáng quá mạnh thì sẽ không ảnh hưởng đến quang hợp. Câu 19: Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành… A. nhiệt năng. B. cơ năng. C. quang năng. D. hoá năng.
  3. Câu 20: Chuyển hoá cơ bản có vai trò gì? A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động lao động nặng. B. Duy trì các hoạt động sống khi cơ thể nghỉ ngơi. C. Tích lũy năng lượng cho các hoạt động cật lực. D. Chỉ có vai trò duy trì thân nhiệt. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 21: (1,0 điểm) Phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp. Câu 22: (1,0 điểm) Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h. Thời gian (h) 1 2 3 4 Quãng đường (km) 60 120 180 240 Vẽ đồ thị biểu diễn quãng đường – thời gian của chuyển động trên? Câu 23: (1,0 điểm) Quan sát hình bên dưới áp dụng mô hình nguyên tử của Bo, em hãy mô tả cấu tạo của nguyên tử hydrogen và nguyên tử carbon? Câu 24: (1,0 điểm) Em hãy giải thích số 120 và số 100 trong hình 11.2 dưới đây. Câu 25: (1,0 điểm) Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 18 min đầu đi được đoạn đường dài 2 km. Đoạn đường còn lại dài 6 km đi với thời gian là 30 min. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là bao biêu?
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHTN 7 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0đ) Mỗi câu đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B B A B C D A C C D B C A D D D A C A B B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0đ) Câu Nội dung Điểm 21 - Khái niệm quang hợp. 0,5đ + Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen. - Phương trình tổng quát. Ánh sáng Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen 0,5đ Diệp lục 22 1đ D. 23 Áp dụng mô hình nguyên tử của Bo - Nguyên tử hydrogen : + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương 0,25 đ + Có 1 electron (mang điện tích âm) nằm ở lớp thứ nhất, quay xung quanh hạt 0,25 đ nhân - Nguyên tử carbon : + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương + Có 2 lớp electron và 6 electron phân bố ở các lớp: lớp thứ nhất có 2 electron, 0,25 đ lớp thứ 2 có 4 electron. Các electron quay xung quanh hạt nhân. 0,25 đ 24 Số 120 nghĩa là tốc độ tối đa trên đường cao tốc khi trời không mưa là 120km/h. 0,5 đ Số 100 nghĩa là tốc độ tối đa trên đường cao tốc khi trời mưa là 100km/h. 0,5 đ 25 12 min = 0,3h; 30 min = 0,5h 0,25 đ - Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là v =s/t 0,25 đ
  5. = (2+6)/(0,3+0,5) = 10 km/h. 0,5 đ ----- Hết ----- NGƯỜI DUYỆT DỀ NGƯỜI RA DỀ Lê Văn Minh Lê Văn Tiên Trương Thị Bích Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2