intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An

  1. KHUNG MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, LỚP 7 NĂM HỌC 2023 – 2024 BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (KHTN 7)
  2. Số câu Câu hỏi hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số (Số (Số (Số câu) ý) câu) ý) 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết) Nhận biết Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn 4 C5, 6, Khoa học tự nhiên 7, 8 Thông hiểu - Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo. - Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7). Vận dụng bậc - Làm được báo cáo, thuyết trình. thấp - Sử được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự 1/2 C18b báo vào thực tế. 2. Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (6 tiết) Nhận biết - Nhận định được quan niệm ban đầu về nguyên tử của Đê-mô-crit (Democritus) và Đan-tơn (J. Dalton) - Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. Thông hiểu - Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô 1/2 C18a hình sắp xếp electron trong các lớp electron ở vỏ nguyên tử). - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn. Vận dụng - Dựa vào mô hình nguyên tử của Bo (Bohr) để mô tả cấu tạo của thấp các nguyên tử khác. Bài 8. Tốc độ chuyển động (2 tiết) Nhận biết - Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ. 2 C1,C2 - Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. 2 C3,C4 Thông hiểu Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó. Vận dụng Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. Vận dụng cao Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
  3. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 (hết tuần học thứ 8). - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi ở mức độ nhận biết - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự 4 1/2 1/2 4 1,5 nhiên 2. Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên 1/2 1/2 1 tố hóa học 3. Tốc độ chuyển động 4 4 1,0 4. Đo tốc độ 1/2 1/2 1 Đồ thị quãng đường – thời 1/2 1/2 0,5 gian 5. Khái quát về trao đổi chất 2 2 0,5 và chuyển hoá năng lượng 2 2 0,5 6. Quang hợp ở thực vật 1 1 1 7. Một số yếu tố ảnh hưởng 1 1/2 1/2 1 1,25 đến quang hợp
  4. Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 8. Thực hành: Chứng minh 1/2 1/2 1 quang hợp ở cây xanh 9. Hô hấp tế bào 3 3 0,75 Số câu 0 16 2 0 1,5 0 1/2 0 4 16 20 Điểm số 0 4,0 3,0 0 2,0 0 1,0 0 6,0 4,0 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 10 điểm 10 điểm
  5. PHÒNG GDĐT HỘI AN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU Năm học: 2023 - 2024 MÔN : KHTN 7 Thời gian: 60 phút(không kể thời gian giao đề) ĐIỂM : Họ và tên :............................... Lớp : 7 /…. HÓA: LÝ: SINH: A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) * Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1: Đơn vị đo tốc độ hợp pháp của nước ta: A. m/s; km/h. B. m/min; km/h. C. m/h; m/s. D. km/s; m/s. Câu 2: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo tốc độ chuyển động của các phương tiện giao thông (xe máy, ôtô….)? A. Thước. B. Tốc kế. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ. Câu 3: Bộ phận chính của thiết bị bắn tốc độ là A. pin. B. camera. C. tốc kế. D. màn hình. Câu 4: Công thức tính tốc độ A. v = s/t B. v = t/s C. s= t.v D. t = s.v Câu 5: “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 6: Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 7: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 8: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
  6. A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt. B. Kĩ năng quan sát C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo đạc. Câu 9: Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng A. từ dạng này sang dạng khác. B. ánh sáng thành năng lượng hóa học. C. hóa học thành nhiệt năng. D. để hoạt động hàng ngày. Câu 10: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hóa của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 11: Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao thì cây sẽ như thế nào? A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp. B. Cây sẽ chết vì ngộ độc. C. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp. D. Cây quang hợp bình thường. Câu 12: Sản phẩm chính của quá trình quang hợp là gì? A. Nước, khí carbon dioxide. B. Glucose, khí carbon dioxide. C. Khí oxygen, glucose. D. Glucose, nước. Câu 13: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. Câu 14: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: A. oxygen, nước và năng lượng. B. nước, đường và năng lượng. C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng. D. nước, khí carbon dioxide và đường. Câu 15: Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào? A. Không bào. B. Lục lạp C. Ti thể. D. Nhân tế bào. Câu 16: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp? A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau. C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau. B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17 (1,5 điểm) a. Theo em, để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào và dùng những dụng cụ nào để đo? Tại sao? (1,0 điểm) b. Dựa vào bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian dưới đây em hãy vẽ đồ thị biểu diễn quãng đường - thời gian: (0,5 điểm) Thời gian (min) 0 15 20 30 Quãng đường đi được (m) 0 1 000 1 000 2 000 Câu 18 (1,5 điểm) a. Trình bày mô hình nguyên tử theo Rơ-dơ-pho (E. Rutherford) và Bo (N. Bohr) (1 điểm)
  7. b. Sử dụng kĩ năng đo, em hãy nêu các bước để thực hiện việc đo độ dày của cuốn sách “Khoa học tự nhiên 7”? (0,5 điểm) Câu 19 (1,0 điểm) Lá cây có vai trò như thế nào với chức năng quang hợp? Câu 20: (2,0 điểm) a. Em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp (1,0 điểm) b. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó. (1,0 điểm) ----------HẾT----------
  8. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời A B B A C B D A A D B C B C C D B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17: (1,5 điểm) a. Để xác định tốc độ chuyển động, người ta phải đo quãng đường và thời gian chuyển động của vật. (0,5 điểm) Dụng cụ: (0,5 điểm) + Quãng đường: thước đo độ dài. (0,25 điểm) + Thời gian: sử dụng đồng hồ bấm giây. (0,25 điểm) b. Đồ thị biểu diễn quãng đường - thời gian: (0,5 điểm). Câu 18 (1,5 điểm): a. (1 điểm) mỗi ý 0,25 điểm * Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Nguyên tử có cấu tạo rỗng. (0,25) - Cấu tạo nguyên tử: (0,25) + Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương; + Electron ở lớp vỏ mang điện tích âm, electron chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay quanh Mặt Trời. * Mô hình nguyên tử của Bo: Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau: (0,25) (0,25) b. (0,5 điểm) mỗi ý 0,125 điểm Các bước để thực hiện việc đo độ dày của cuốn sách “Khoa học tự nhiện 7”:
  9. - Ứớc lượng đồ dày cuốn sách “Khoa học tự nhiện 7” để chọn dụng cụ đo thích hợp. - Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử li số liệu đo. - Nhận xét độ chính xác của kết quả đo, căn cứ vào dụng cụ đo và cách đo. - Phân tích kết quả, kết luận kết quả. Câu 19 (1,0 điểm): - Lá cây là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp.(0,5đ) - Bên trong lá có nhiều lục lạp chứa diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. (0,5đ) Câu 20 (2,0 điểm): a. (1,0 điểm) - Bước 1: Lấy một chậu khoai lang để trong tối 2 ngày - Bước 2: Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt của 1 chiếc lá, đem chậu cây đó ra chỗ nắng gắt trong 4-6 giờ - Bước 3: Ngắt chiếc lá đó, tháo băng giấy đen ra - Bước 4: Đun lá trong cồn 90° đến khi sôi - Bước 5: Rửa sạch lá trong cốc nước ấm - Bước 6: Nhúng chiếc lá đó trong dung dịch iodine đựng trong đĩa Petri và quan sát sự thay đổi màu sắc trên lá b. (1,0 điểm) Khí ôxi trong nước ở bể cá rất ít, thả thêm rong vào bể để rong quang hợp tạo ra nhiều khí ôxi, cung cấp ôxi trong nước cho cá cảnh hô hấp tốt hơn. * HSKTVĐ: Đánh giá theo thang điểm như trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2