Đề thì giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Sơn Đà
lượt xem 2
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thì giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Sơn Đà” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thì giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Sơn Đà
- UBND HUYỆN BA VÌ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS SƠN ĐÀ MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 Năm học: 2023 – 2024 Thời gian: 60 phút Điểm Họ và tên:………………………………………………….. Lớp:…… I. Trắc nghiệm ( 5,0 điểm): Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường : A. Đường thẳng. B. Đường cong. C. Đường tròn. D. Đường gấp khúc. Câu 2: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giây kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu m? A. 25m B. 50m C. 75m D. 100m Câu 3: Âm thanh không thể truyền trong A. Chất lỏng. B. Chất rắn. C. Chất khí. D. Chân không. Câu 4: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là: A. 19,44m/s B. 15m/s C. 1,5m/s D. 2/3m/s Câu 5: Thiết bị bắn tốc độ sử dụng trong giao thông gồm A. Camera và máy tính. B. Thước và máy tính. C. Đồng hồ và máy tính. D. Camera và đồng hồ. Câu 6: Tại sao khi xe đang chạy, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước của mình? A. Để đảm bảo tầm nhìn với xe phía trước. B. Để tránh va chạm khi xe phía trước đột ngột dừng lại. C. Để tránh khói bụi của xe phía trước. D. Để giảm thiểu tắc đường. Câu 7: Sóng âm dội lại khi gặp vật cản là A. Âm phản xạ. B. Âm tới. C. Siêu âm. D. Hạ âm. Câu 8: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật? A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang. C. Cân. D. Lực kế.
- Câu 9: Tốc độ của một vật cho biết A. Chuyển động là nhanh dần hay chậm dần. B. Quãng đường vật chuyển động lớn hay nhỏ. C.Thời gian vật chuyển động ngắn hay dài. D.Vật chuyển động nhanh hay chậm. Câu 10 : Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của A. Thành ống sáo. B. Các ngón tay của người thổi sáo. C. Đôi môi của người thổi sáo. D. Cột không khí trong ống sáo. Câu 11: Nguồn âm là A. Các vật dao động phát ra âm. B. Các vật chuyển động phát ra âm. C. Vật có dòng điện chạy qua. D. Vật phát ra năng lượng nhiệt. Câu 12 : Một ca nô đi xuôi dòng nước từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu ca nô đi ngược dòng nước từ B về A hết 45 phút. Nếu ca nô tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là: A. 1,5 h B. 2,5 h C. 2 h D. 3h Câu 13 : Khi gõ vào chuông tai ta nghe thấy tiếng chuông. Vật nào là nguồn âm? A. Tây ta gõ chuông B. Dùi gõ C. Mặt chuông D. Không khí xung quanh chuông Câu 14 : Vật nào dưới đây phản xạ âm kém nhất: A. Miếng xốp B. Tấm gỗ C. Mặt gương D. Bức tường phẳng Câu 15 : Một vật phát ra âm khi: A. Nén vật B. Vật dao động C. Kéo căng vật D. Uốn cong vật Câu 16 : Tần số dao động quyết định tính chất: A. Âm nghe to hay nhỏ. B. Âm nghe trầm hay bổng. C. Âm nghe dở hay hay. D. Âm nghe mạnh hay yếu. Câu 17 : Có 4 dây đàn đánh 4 nốt nhạc, tiếng của dây đàn nào phát ra nghe thanh nhất ( cao nhất)? A . Dao động 19800 lần trong một phút. B. Dao động 1230 lần trong ba giây. C. Dao động 1100 lần trong hai giây. D. Dao động 400 lần trong một giây. Câu 18 : Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Khi xây một phòng học để tránh được hiện tượng có tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước các cạnh là: A. Nhỏ hơn 12m B. Lớn hơn 12m C. Nhỏ hơn 11,35 m D. Lớn hơn 11,5m Câu 19 : năng lượng ánh sáng thường không biến đổi trực tiếp thành :
- A.Điện năng B. Cơ năng C. Nhiệt năng D. Hoá năng Câu 20: Vùng tối là: A. Vùng không có nguồn sáng. B. Vùng phía sau vật cản sáng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. C.Vùng phía sau một vật cản sáng. D.Vùng có màu xám trên màn chắn. II. Tự luận (5đ) Câu 1 (2đ): a. Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? b. Cho một tia sáng SI chiếu tới gương phẳng nằm ngang với góc tới là 450. - Vẽ hình biểu diễn tia sáng SI chiếu tới gương phẳng và tia phản xạ IR tương ứng. - Tính góc phản xạ Câu 2 (2đ): Bạn P là một học sinh nam thuộc khối lớp 9 của trường THCS Đ, nhờ được gia đình chăm sóc kĩ lưỡng, cho bạn bổ sung Calcium đầy đủ mà chiều cao của bạn đã đạt 1,6m. Năm lớp 8 bạn P sử dụng xe đạp điện để đi học, nhưng sau nhiều lần trục trặc do hết điện khiến bố của P bực tức vì phải đi đón rồi sửa xe thường xuyên, nên gia đình giao luôn xe gắn máy để bạn P đến trường cho thuận tiện. Kể từ đó, bạn P đã được sử dụng xe máy để đi học. P luôn thấy rằng nhà cách trường có 5km nếu đi xe máy mà vẫn phải đi học từ sớm thì thật vất vả, vì vậy khi chỉ còn 5 phút trước truy bài thì bạn mới đội chiếc mũ lưỡi trai (mũ le bằng vải) yêu quý và lên xe máy đi học. Hôm nào cũng vậy, P luôn tự hào mình đi học đúng giờ vì xe máy vừa tới chỗ gửi ngay cạnh cổng trường là lúc bạn nghe thấy tiếng trống vào lớp. a. Theo em, bạn P đã chấp hành tốt luật giao thông đường bộ chưa? Nếu chưa em hãy nêu những lỗi bạn P đã vi phạm? b. Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải làm gì? Câu 3 (0.5đ): Hai anh em Quân và Lan cùng đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường. Lan đi trước với tốc độ 12 km/h. Quân xuất phát sau Lan 10 phút với tốc độ 18 km/h và tới trường cùng lúc với Lan. Tính quãng đường từ nhà đến trường? Câu 4 (0.5đ): Cho bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian của bạn X như sau: Thời gian (h) 0 1 2 3 4 5 6 Quãng đường (km) 0 30 50 80 85 85 125 Hãy dựa vào bảng số liệu để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian trong suốt hành trình di chuyển của bạn X. Bài làm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
- ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B D C A B A B D D A D C A B B C C B B II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm a. Nội dung định luật phản xạ ánh sáng: -Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới 0,5đ - Góc phản xạ bằng góc tới. 0,5đ b. * Cách vẽ: - Vẽ mặt gương G. Trên G lấy điểm I. 1 - Dựng pháp tuyến IN vuông góc với mặt gương tại I. (2điểm) - Vẽ tia tới SI sao cho góc tới SIN= 450 0,5đ - Vẽ ta phản xạ IR sao cho góc RIN = góc SIN *Tính góc phản xạ NIR. Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc RIN = SIN ( i’ = i ) Góc RIN = i’ = 450 0,5đ Vậy góc phản xạ RIN = i’ = 450 a. Bạn P chưa chấp hành tốt luật giao thông đường bộ Những lỗi bạn P đã vi phạm: - Điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi. - Điều khiển xe gắn máy khi chưa có bằng lái xe. 1,0đ 2 - Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy. (2 điểm) - Vượt quá tốc độ cho phép trên đường đông dân cư. b. Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải: - Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông 1,0đ - Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông - Gọi t(h) là thời gian Lan đến trường 3 - Thời gian của Quân là: t-1/6 (h) 0.5đ (0.5điểm) - Quãng đường từ nhà đến trường là: 12t = 18 ( t – 1/6) - Giải ra ta được: t = 0,5 h . Vậy S = 12.0.5 = 6km. 4 Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian 0.5đ
- (0.5điểm)
- KHUNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 1 khi kết thúc nội dung: Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 30% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 6 câu, vận dụng cao: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 0 điểm; Thông hiểu: 2,5 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 0,5 điểm). Số câu hỏi cho từng mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Phần/Chương/Chủ TT đề/Bài TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tốc độ 5 1 2 1 2 Âm thanh 4 4 1 3 Ánh sáng 3 1 1 1 Tổng số câu 12 6 2 1 Tổng số điểm 3.0 0 1.5 2.5 0 2.0 0.5 0.5 Tỉ lệ % 30 40 20 10 b) Bản đặc tả
- Số câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN - Tốc độ - Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ. 1 chuyển động Nhận biết - Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường - Đo tốc độ dùng. 2 - Đồ thị Thông - Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng quãng đường hiểu đường đó. 1 – thời gian - Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ 1 thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. Tốc độ - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay 1 thời gian chuyển động của vật). - Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng 1 đường đó. - Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi Vận dụng được trong khoảng thời gian tương ứng. Vận dụng - Xác định được thời gian tương ứng vật đi được 1 cao quãng đường - Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là 1 Hz). - Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên Nhận biết 2 độ âm. - Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản 1 xạ âm kém. - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) Thông - Giải thích được sự truyền sóng âm trong không hiểu khí. 2 - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản - Mô tả sóng thường gặp trong thực tế về sóng âm. 2 âm. - Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, Âm - Độ to và độ gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng thanh cao của âm. âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí. - Phản xạ âm - Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm. Vận dụng - Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm. - Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế 1 tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Thiết kế được một nhạc cụ bằng các vật liệu phù hợp sao cho có đầy đủ các nốt trong một quãng Vận dụng tám (ứng với các nốt: đồ, rê, mi, pha, son, la, si, cao đố) và sử dụng nhạc cụ này để biểu diễn một bài nhạc đơn giản.
- - Sự truyền - Nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng. ánh sáng - Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng - Sự phản xạ phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt 1 ánh sáng phẳng tới, ảnh. Nhận biết - Phát biểu được nội dung định luật phản xạ ánh 1 sáng. - Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương 1 phẳng. - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo ra Thông được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp 1 hiểu song song. Vẽ hình biểu diễn tia sáng SI chiếu tới gương phẳng và tia phản xạ IR tương ứng Ánh - Thực hiện được thí nghiệm thu được năng lượng sáng ánh sáng. - Thực hiện được thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song. - Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp. - Vẽ được hình biểu diễn định luật phản xạ ánh Vận dụng 1 sáng. - Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng. - Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản - Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh của một hình bất kỳ tạo bởi 1 gương phẳng. Vận dụng - Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản cao ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng và tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (như kính tiềm vọng, kính vạn hoa,…)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
32 p | 25 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn