intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn:Khoa học tự nhiên– Lớp 7 (Đề có02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút(không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Học sinh làm bài mỗi phân môn trên giấy riêng. A.PHÂN MÔN VẬT LÍ(2,5 điểm) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Câu 1.Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào? A. đơn vị độ dài. B. đơn vị thời gian. C. đơn vị khối lượng vật chuyển động. D. đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Câu 2.Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và thước cuộn. Câu 3.Hình bên là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Trong các phát biểu sau đây: 1) Tốc độ của vật là 2 m/s. 2) Sau 2s, vật đi được 4 m. 3) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12m. 4) Thời gian để vật đi được 8m là 4 s. Các phương án đúng nằm trong đáp án nào? A. 2, 3, 4. B. 1, 2,3. C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4. II. PHẦN TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4. (1,25 điểm) Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5m là 0,28 s. a)Hỏi xe ô tô đi với tốc độ bao nhiêu? b) Biết giới hạn tốc độ trên đường quốc lộ đó là 60 km/h. Hỏi xe ô tô nói trên có vượt quá tốc độ cho phép không? Câu 5.(0,5 điểm) Đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài 296 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hoả là 74 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Lào Cai là bao nhiêu? B. PHÂN MÔN HÓA HỌC(2,5 điểm) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Câu 1.Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên. Cột A Cột B 1) Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tố là a) dựa trên nhu cầu của cây trồng theo từng hydrogen và oxygen. Nước có giai đoạn phát triển 2) Nhân của địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ b) đây cũng chính là nguyên nhân mà người ta hợp chất của sắt (iron) và nickel, nên cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất. 3) Lựa chọn phân bón cho cây trồng c) dùng làm nhiên liệu Trang 1/2
  2. 4) Khí methane có nhiều trong mỏ dầu. d) vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp Methane có thể của cây xanh Câu 2. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên dựa trên kỹ năng nào? A. Kỹ năng đo. B. Kỹ năng liên kết. C. Kỹ năng dự báo. D. Kỹ năng quan sát, phân loại. Câu 3. Khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Dự báo là kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B.Dự báo là kỹ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu. C.Dự báo là kỹ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận … của con người về sự vật, hiện tượng. D.Kỹ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. II. PHẦN TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4. (0,75 điểm) Làm thế nào để đo thể tích của 1 giọt nước từ ống nhỏ giọt rơi xuống với 1 bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm3? Câu 5.(1,0 điểm) Việc đo lường thường được thực hiện theo các bước nào? C. PHÂN MÔN SINH HỌC (5,0 điểm) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm) Câu 1.Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật? A. Phân giải protein trong tế bào. B. Bài tiết mồ hôi. C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật. Câu 2.Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là A. rễ cây. B. thân cây. C. lá cây. D. hoa. Câu 3.Nhóm cây nào sau đây là cây ưa sáng? A. Dương xỉ, rêu, vạn tuế. B. Lúa, dương xỉ, cây thông. C. Lúa, ngô, bưởi. D. Ngô, bưởi, lá lốt. Câu 4.Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: A. Oxygen, nước và năng lượng. B. Nước, đường và năng lượng. C. Nước, carbon dioxide và đường. D. Carbon dioxide, nước và năng lượng. Câu 5.Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách: A. thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá. B. tăng nhiệt độ trong bể. C. thắp đèn cả ngày lẫn đêm. D. đổ thêm nước vào bể cá. Câu 6.Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào. B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào. C. tăng cường độ hô hấp tế bào đến mức tối đa. D. giảm cường độ hô hấp tế bào đến mức tối thiểu. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,5 điểm) Câu 7.(2,0điểm) Tại sao nói tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau? Câu 8.(1,5 điểm) Nhà Mai vừa thu hoạch lạc. Mai chọn những củ già, chắc bóc lấy hạt chia thành hai phần bằng nhau. Một phần cất vào túi nylon hút chân không, một phần để trên đĩa và đặt trong phòng. Sau 8 ngày, Mai thấy có nhiều hạt trên đĩa nảy mầm còn trong túi nylon không có hạt nảy mầm. Em hãy giải thích: a)Thí nghiệm bạn Mai làm và hiện tượng quan sát được chứng minh điều gì? b)Hiện tượng hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình sinh lý nào? Trang 2/2
  3. --------- Hết --------- Trang 3/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2