intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN - LỚP 7 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì 1 (hết tuần học thứ 8). - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 5 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 4 điểm; Thông hiểu: 1 điểm) + Phần tự luận: 5 điểm (Nhận biết: 0 điểm; Thông hiểu: 2 điểm; Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1 điểm) - Nội dung: + Hoá: Từ bài 1 (Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN) đến bài 4 (Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: tiết 4) + Lí: Từ bài 8 (Tốc độ chuyển động) đến bài 12 (Sóng âm: tiết 2, 3). Tổng số MỨC ĐỘ Điểm số câu Thông Vận dụng Chủ đề Nhận biết Vận dụng hiểu cao Trắc Tự Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm luận nghiệm Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học 7 câu 1,75 điểm tập môn KHTN (6 tiết) Chương I: 1 1 câu 7 câu 3,75 điểm Nguyên (2 đ) tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các
  2. Tổng số MỨC ĐỘ Điểm số câu Thông Vận dụng Chủ đề Nhận biết Vận dụng hiểu cao Trắc Tự Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm luận nghiệm nguyên tố hoá học (12 tiết) Chương III: Tốc 1 1 2 câu 6 câu 3,5 điểm độ (11 tiết (1 đ) (1 đ) ) Chương IV: Âm 1 thanh (3 1 câu 1 điểm (1 đ) tiết) Số câu 1 câu 2 câu 1 câu 4 câu 20 câu Điểm số 4 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm Tổng số 10 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 điểm điểm BẢNG MÔ TẢ KIỂM TRA GIỮA KÌ I-NĂM HỌC 2024-2025 MÔN KHTN 7
  3. Số câu hỏi Số thứ tự câu hỏi Mức độ Nội dung Yêu cầu cần đạt TL T TL TN Mở đầu (6 tiết) Phương pháp và kĩ C1;C2;C3;C4;C5 năng học tập môn Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập Nhận biết KHTN môn Khoa học tự nhiên - Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, C6;C7 liên kết, đo, dự báo. Thông hiểu - Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7). Vận dụng Đọc báo cáo, thuyết trình. Chương I. Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (12 tiết) Nguyên tử - Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr C8;C9 (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử). Nhận biết - Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc C10 tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử). Nguyên tố hóa học Nhận biết - Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu C11 nguyên tố hoá học.
  4. Số câu hỏi Số thứ tự câu hỏi Mức độ Nội dung Yêu cầu cần đạt TL T TL TN 1 C21 - Viết được kí hiệu hoá học và đọc được tên của 20 nguyên Thông hiểu tố đầu tiên. Sơ lược về bảng Nhận biết - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các C12;C13;C14 tuần hoàn các nguyên tố hoá học. nguyên tố hoá học Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. Thông hiểu - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn. Chương III. Tốc độ (11 tiết) Bài 8. Tốc độ Nhận biết - Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ. C15, C16,C17 chuyển động - Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. Thông hiểu - Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó. Vận dụng - Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. Vận dụng cao - Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi 1 C23 được trong khoảng thời gian tương ứng.
  5. Số câu hỏi Số thứ tự câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL T TL TN Bài 9. Đo tốc độ Thông hiểu - Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; C18 thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. Bài 10. Đồ thị Thông hiểu - Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động C19 quãng đường – thẳng. thời gian Vận dụng - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật). Bài 11. Thảo luận Nhận biết - Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu về ảnh hưởng của được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. tốc độ trong an - Thấy được ý nghĩa của tốc độ trong an toàn giao thông. toàn giao thông. - Thấy được để đảm bảo an toàn thì người tham gia giao C20 thông vừa phải có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. Chương IV: Âm thanh (3 tiết) Bài 12. Sóng âm Thông hiểu - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...). - Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí. Vận dụng - Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào C22 thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền 1 được trong chất rắn, lỏng, khí.
  6. KIỂM TRA GIỮA KÌ I PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 LÝ TỰ TRỌNG THỜI GIAN: 90 PHÚT (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 3 trang) A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Kĩ năng nào sau đây liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên? A. Kĩ năng liên kết. B. Kĩ năng quan sát, phân loại. C. Kĩ năng đo. D. Kĩ năng dự báo. Câu 2. Cổng quang điện có vai trò gì? A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số. B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Gửi tín hiệu tới đồng hồ. Câu 3. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng liên kết. B. Kĩ năng quan sát, phân loại. C. Kĩ năng đo. D. Kĩ năng dự báo. Câu 4. “Trên cơ sở các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng”. Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng liên kết. B. Kĩ năng dự báo. C. Kĩ năng đo. D. Kĩ năng quan sát, phân loại. Câu 5. Cho các nội dung sau: (1) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề. (2) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu. (3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán. (4) Thực hiện kế hoạch. (5) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày kết quả.
  7. Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5). C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4). Câu 6. Nhóm học sinh cùng tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau: - Rót cùng một lượng nước vào 2 chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 2 giờ đồng hồ quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc. - Kết quả thu được cũng đã khẳng định sự bay hơi nước chịu tác động bởi nhiệt độ. Ở nơi có nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn. Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề. B. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu. C. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán. D. Thực hiện kế hoạch. Câu 7. Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng. Cột A Cột B 1. Một số loài thực vật a. do ánh sáng từ Mặt Trời. 2. Trời nắng b. ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật. 3. Phân bón c. rụng lá vào mùa đông. A. 1 – c; 2 – b; 3 – a. B. 1 – a; 2 – b; 3 – c. C. 1 – b; 2 – a; 3 – c. D. 1 – c; 2 – a; 3 – b. Câu 8. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo? A. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử. C. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. D. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành lớp electron. Câu 9. Theo mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo, các electron chuyển động xung quanh hoạt nhân theo từng lớp khác nhau. Lớp electron trong cùng chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 10. Khối lượng của nguyên tử Oxygen là A. 12 amu. B. 16 amu. C. 24 amu. D. 32 amu. Câu 11. Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
  8. A. Proton. B. Neutron. C. Neutron và electron. D. Proton và electron. Câu 12. Ngày nay, bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều A. giảm dần của điện tích hạt nhân. B. tăng dần của điện tích hạt nhân. C. giảm dần của khối lượng nguyên tử. D. tăng dần của khối lượng nguyên tử. Câu 13. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số A. electron. B. electron lớp ngoài cùng. C. lớp electron. D. điện tích hạt nhân. Câu 14. Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số A. electron. B. điện tích hạt nhân. C. lớp electron. D. electron lớp ngoài cùng. Câu 15. Trong Hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là A. m/phút và m/s. B. m/h và km/h. C. m/s và km/h. D. m/phút và dm/h. Câu 16. Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó. B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi. C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường. D. quãng đường và hướng chuyển động của vật. Câu 17. Gọi s là quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó, v là tốc độ chuyển động. Công thức nào sau đây dùng để tính tốc độ chuyển động? A. v = s.t. B. v = s/t. C. s = v/t. D. t = v/s. Câu 18. Thiết bị bắn tốc độ của cảnh sát giao thông dùng để A. đo tốc độ các phương tiện giao thông từ xa. B. đo quãng đường chuyển động của các phương tiện giao thông từ xa. C. đo thời gian chuyển động của các phương tiện giao thông từ xa. D. theo dõi các tài xế lái xe khi tham gia giao thông đường bộ.
  9. Câu 19. Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ theo thời gian như hình vẽ sau: Dựa vào đồ thị hãy cho biết vật chuyển động với tốc độ là bao nhiêu? A. 75m/s. B. 50m/s. C. 25m/s. D. 150m/s. Câu 20. Tại sao khi xe đang chạy, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước của mình? A. Để đảm bảo tầm nhìn với xe phía trước. B. Để tránh va chạm khi xe phía trước đột ngột dừng lại. C. Để tránh khói bụi của xe phía trước. D. Để giảm thiểu tắc đường. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 21. (2 điểm) a. Hãy đọc tên các nguyên tố (theo IUPAC) có kí hiệu hoá học sau: He, Cl, Mg, Al. (1 điểm) b. Quan sát hình sau và viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố được nêu trong hình. (1 điểm) Câu 22. (1 điểm)
  10. Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không? Tại sao? Câu 23. (1 điểm) Một người đi xe máy từ nhà đến trường với tốc độ không đổi là 16m/s. Hỏi người đó mất bao nhiêu phút để đi từ nhà đến trường? Biết khoảng cách từ nhà đến trường là 12km. Câu 24. (1 điểm) Một người đi xe đạp trên quãng đường đầu dài 8 km với tốc độ 12km/h. Sau đó đi tiếp 12km hết thời gian 80 phút. Xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường? --- HẾT--- PHÒNG GD VÀ ĐT BẮC TRÀ MY ĐÁP ÁN TRƯỜNG PTDTBT THCS A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) KIỂM TRA GIỮA KÌ I Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C C B B D D A A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B C D C A B A C B B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm 21 a. (2 điểm) He: Helium 0,25 điểm Cl: Chlorine 0,25 điểm Mg: Magnesium 0,25 điểm Al: aluminium 0,25 điểm b. Nitrogen: N 0,25 điểm Oxygen: O 0,25 điểm Carbon: C 0,25 điểm Hydrogen: H 0,25 điểm
  11. 22 - Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một 0,5 điểm (1 điểm) cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được. - - Vì âm không truyền được trong chân không và giữa họ bị 0,5 điểm ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. 23 v = 16m/s (1 điểm) s = 12km = 12000m 0,25 điểm t = s/v = 12000/16 = 750 (s) 0,5 điểm = 12,5 (ph) 0,25 điểm 24 Thời gian đi quãng đường đầu là: (1 điểm) Từ công thức: 0,25 điểm Đổi 80 ph= Tốc độ của người đó trên cả quãng đường là: 0,25 điểm ==10(km/h) 0,5 điểm GV RA ĐỀ GV DUYỆT ĐỀ Dương Thị Hạnh Nguyễn Hoàng Vũ Trần Thị Kim Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2