intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC: 2024 - 2025 Môn: KHTN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) Phần I. Trắc nghiệm (4,0đ) Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài. Ví dụ: Câu 1 chọn câu trả lời A thì ghi 1-A. Câu 1. Đơn vị của tốc độ là A. m.h. B. km/h. C. m.s. D. s/km. Câu 2. Một vật chuyển động càng nhanh khi A. quãng đường đi được càng lớn. B. thời gian chuyển động càng ngắn. C. tốc độ chuyển động càng lớn. D. quãng đường đi trong 1s càng ngắn. Câu 3. Cấu tạo cổng quang điện gồm mấy bộ phận? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4. “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng.” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 5. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là A. hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học và ứng dụng khoa học trong cuộc sống thông qua sách, báo, internet,.... B. tìm hiểu về thế giới con người, mối quan hệ của con người với môi trường, ứng dụng vào trong cuộc sống. C. cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. D. cách thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, internet,... Câu 6. Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng quan sát. B. Kĩ năng liên kết. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng bơi . Câu 7. Cho các bước sau: (1) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề (2) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu (3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán (4) Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán (5) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là A. (2) - (1) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (5) - (4). C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). Mã đề A/ Trang 01
  2. Câu 8. Theo Democritus: “Nguyên tử là những hạt rất nhỏ bé, không thể ……….. đươc nữa”. Từ còn thiếu trong dấu chấm(….) là A. nhân đôi. B. phân. C. hòa tan. D. tái tạo. Câu 9. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ quá trình A. trao đổi chất và sinh sản. B. chuyển hoá năng lượng. C. trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. D. trao đổi chất và cảm ứng. Câu 10. Lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen gọi là quá trình A. quang hợp. B. hô hấp tế bào. C. trao đổi chất. D. cảm ứng. Câu 11. Sản phẩm của quang hợp là A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. glucose, nước. D. oxygen, glucose. Câu 12. “Nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây khác nhau là khác nhau, người ta phân thành cây ……….. và cây ưa bóng”. Từ còn thiếu trong dấu chấm (…) là A. ưa ẩm. B. ưa sáng. C. chịu hạn. D. chịu rét. Câu 13. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. nước, nồng độ khí carbon dioxide, nồng độ khí oxygen, ánh sáng. B. nước, nồng độ khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. C. nước, nồng độ khí oxygen, ánh sáng, nhiệ độ. D. nước, nồng độ khí carbon dioxide, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ. Câu 14. Nguyên liệu của hô hấp tế bào là A. nước, carbon dioxide, ATP. B. oxygen, glucose. C. glucose, nước. D. carbon dioxide, glucose. Câu 15. “Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ tạo thành nước, khí..........., đồng thời giải phóng ra năng lượng”. Từ còn thiếu trong dấu chấm (…) là A. oxyen. B. hydrogen. C. carbon dioxide. D. nitrogen. Câu 16. “Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi …………… từ dạng này sang dạng khác”. Từ còn thiếu trong dấu chấm (…) là A. quang năng. B. năng lượng. C. hóa năng. D. nhiệt năng. Phần II. Tự Luận (6,0đ) Câu 1. ( 1,0 điểm) Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m trong giờ học thể dục của các em. Câu 2. ( 1,0 điểm) Lúc 6h, một ô tô xuất phát từ Núi Thành đến Tam Kỳ, quãng đường đi được theo thời gian được cho trong bảng sau. Thời gian t(min) 0 15 20 40 Quãng đường s(km) 0 10 10 30 Mã đề A/ Trang 02
  3. a) ( 0,5 điểm) Xác định tốc độ chuyển động của xe trong 15 min đầu. b) ( 0,5 điểm) Vẽ đồ thị quãng đường theo thời gian của chuyển động và cho biết trong giai đoạn nào xe dừng lại nghỉ ngơi. Câu 3. ( 1,0 điểm) Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng. Cột A Cột B a. là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái Đất 1. Nước mưa do hiệu ứng nhà kính. 2. Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố b. ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực là oxygen và hydrogen. Nước có vật. 3. Khí carbon dioxide c. có khi trời mưa. d. vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của 4. Phân bón cây xanh. Câu 4. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Trình bày vai trò của phiến lá và lục lạp trong quang hợp. b. (1,0 điểm) Cho một số loại nông sản sau: rau mồng tơi, hạt ngô, quả cà chua, củ khoai tây, rau cải, hạt đỗ xanh. Hãy lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản và giải thích. Câu 5. (1,0 điểm): Cho một số dụng cụ, mẫu vật, hóa chất sau: - Dụng cụ: 1 đĩa petri, 2 cốc thủy tinh, nhiệt kế, nhãn dán, nước ấm (khoảng 40 0C), 2 chuông thủy tinh, giấy thấm. - Mẫu vật: hạt đậu xanh (hạt chắc, không bị mốc, mối mọt) - Hóa chất: nước vôi trong ( nước vôi trong tác dụng với khí carbon dioxide tạo kết tủa trắng) Từ một số dụng cụ, mẫu vật, hóa chất đã cho, em hãy thiết kế thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt. .......................... Hết .......................... UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: KHTN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) Phần I. Trắc nghiệm (4,0đ) Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài. Ví dụ: Câu 1 chọn câu trả lời A thì ghi 1-A. Câu 1. Đơn vị của tốc độ là Mã đề A/ Trang 03
  4. A. m.h. B. km.h. C. m/s. D. s/km. Câu 2. Một vật chuyển động càng chậm khi A. quãng đường đi được càng nhỏ. B. thời gian chuyển động càng lớn. C. quãng đường đi trong 1s càng lớn. D. tốc độ chuyển động càng nhỏ. Câu 3. Cổng quang điện có vai trò A. điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số. B. điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. C. điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. D. gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ. Câu 4. Con người có thể sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 5. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu. B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề. C. Lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân. D. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. Câu 6. Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng quan sát. B. Kĩ năng liên kết. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng bơi . Câu 7. Cho các bước sau: (1) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề (2) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu (3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán (4) Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán (5) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (5) - (4). C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (4) - (5). Câu 8. Theo Dalton: “Các đơn vị chất tối thiểu (nguyên tử) ……với nhau vừa đủ theo các lượng xác định trong phản ứng hóa học”. Từ còn thiếu trong dấu chấm(….) là A. nhân đôi. B. kết hợp. C. hòa tan. D. phân hủy. Câu 9. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 10. “Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng ……….”. Từ còn thiếu trong dấu chấm (…) là A. carbon dioxide. B. oxygen. Mã đề A/ Trang 04
  5. C. năng lượng. D. hơi nước. Câu 11. Nguyên liệu của quang hợp là A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước. Câu 12. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng là A. nồng độ khí carbon dioxide. B. ánh sáng. C. nước. D. nhiệt độ. Câu 13. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. nước, nồng độ khí carbon dioxide, nồng độ khí oxygen, ánh sáng. B. nước, nồng độ khí oxygen, ánh sáng, nhiệ độ. C. nước, nồng độ khí carbon dioxide, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, nồng độ khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. Câu 14. Sản phẩm của hô hấp tế bào là A. nước, carbon dioxide, năng lượng. B. oxygen, glucose, nhiệt. C. glucose, nước, năng lượng. D. carbon dioxide, glucose, năng lượng. Câu 15. “Hô hấp tế bào là quá trình ............. chất hữu cơ tạo thành nước, khí carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng”. Từ còn thiếu trong dấu chấm (…) là A. tổng hợp. B. tích lũy. C. phân giải. D. hấp thụ. Câu 16. “Cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải” gọi là quá trình A. chuyển hoá năng lượng. B. trao đổi chất C. sinh trưởng. D. phát triển. Phần II. Tự Luận (6,0đ) Câu 1. ( 1,0 điểm) Nhằm hạn chế tình trạng vượt quá tốc độ gây tai nạn giao thông, chú cảnh sát giao thông đã sử dụng “thiết bị bắn tốc độ” để theo dõi tốc độ của các phương tiện giao thông, làm căn cứ xử phạt, xử lý theo quy định nhằm giáo dục, nhắc nhở, nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Em hãy mô tả nguyên tắc hoạt động của thiết bị bắn tốc độ. Câu 2. ( 1,0 điểm) Lúc 8 h, một xe máy xuất phát từ Quãng Ngãi đến Núi Thành, quãng đường đi được theo thời gian được cho trong bảng sau. Thời gian t (min) 0 20 30 50 Quãng đường s (km) 0 10 10 25 a) ( 0,5 điểm) Xác định tốc độ chuyển động của xe trong 20 min đầu. b) ( 0,5 điểm) Vẽ đồ thị quãng đường theo thời gian của chuyển động và cho biết trong giai đoạn nào xe dừng lại nghỉ ngơi. Câu 3. ( 1,0 điểm) Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng. Mã đề A/ Trang 05
  6. Cột A Cột B a. là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái 1. Trời nắng Đất do hiệu ứng nhà kính. nhà kính. 2. Cháy rừng hay còn gọi lửa rừng là b. khi dòng điện chạy qua. 3. Khí carbon dioxide c. do ánh sáng từ Mặt Trời. d. sự kiện lửa phát sinh trong một khu rừng, tác động 4. Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng hoặc làm tiêu hủy một số hoặc toàn bộ các thành phần lên của khu rừng đó. Câu 4. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Trình bày vai trò của gân lá và khí khổng trong quang hợp. b. (1,0 điểm) Cho một số loại nông sản sau: rau muống, hạt đỗ đen, quả cam, củ hành tây, ngọn bí đỏ, hạt lạc (đậu phộng). Hãy lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản và giải thích. Câu 5. (1,0 điểm): Cho một số dụng cụ, mẫu vật, hóa chất sau: - Dụng cụ: 1 đĩa petri, 2 cốc thủy tinh, nhiệt kế, nhãn dán, nước ấm (khoảng 40 0C), 2 chuông thủy tinh, giấy thấm. - Mẫu vật: hạt đỗ đen (hoặc hạt cải, hạt đỗ xanh,…..) - Hóa chất: nước vôi trong (nước vôi trong tác dụng với khí carbon dioxide tạo kết tủa trắng) Từ một số dụng cụ, mẫu vật, hóa chất đã cho, em hãy thiết kế thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt. .......................... Hết .......................... Mã đề A/ Trang 06
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2