intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Phong Châu, Đông Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Phong Châu, Đông Hưng” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Phong Châu, Đông Hưng

  1. KHUNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên, lớp 8 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Tuần 9 + Mạch kiến thức hóa học: - Bài mở đầu - Biến đổi vật lý và biến đổi hóa học - Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học - Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học - Mol và tỉ khối của chất khí + Mạch kiến thức vật lí: - Khối lượng riêng - Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó - Áp suất + Mạch kiến thức sinh học: - Khái quát về cơ thể người - Hệ vận động ở người - Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I KHTN 8 Mức độ Điểm số câu hỏi Phân Nội Vận Tổng số Nhận Thông Vận môn dung dụng câu biết hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL HÓA Bài mở HỌC đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết 1 1 0,25 bị thực hành môn KHTN 8 (3 tiết) Bài 1: Biến đổi Vật lý và 1 1 0,25 biến đổi Hóa học (2 tiết) Bài 2: 1 1 1 1 1,25 Phản ứng hóa học và năng lượng
  3. của phản ứng hóa học (3 tiết) Bài 3: Định luật bảo toàn khối 1 1 1 2 1 1,5 lượng. Phương trình hóa học (4 tiết) Bài 4: Mol và tỉ khối của 1 1 1 1 2 1,75 chất khí (3 tiết) VẬT LÍ Bài 14: Khối lượng 1 1 0,25 riêng (2 tiết) Bài 15: 1 1 1 1 2 1,75 Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng
  4. trong nó (2 tiết) Bài 16: Áp suất 2 2 0,5 (3 tiết) Bài 27: Khái quát về 1 1 0,25 cơ thể người (1 tiết) Bài 28: Hệ vận SINH động ở 4 4 1 HỌC người (3 tiết) Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu 1 1 1 1 1,25 hóa ở người (4 tiết) Số câu 12 1 4 1 0 2 0 2 16 6 Số điểm 3,0 1,0 1,0 2,0 0 2,0 0 1,0 4,0 6,0 10 Tổng số 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  5. b) Bản đặc tả Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN Bài mở đầu: Nhận biết - Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa 1 C1 Làm quen với học tự nhiên 8. bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8 Bài 1: Biến Thông hiểu - Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. 1 C2 đổi Vật lý và biến đổi Hóa học Bài 2: Phản Thông hiểu - Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. 1 C3 ứng hóa học - Trình bày được các chất phản ứng, chất sản phầm trong một phản ứng và năng lượng hóa học. của phản ứng hóa học Bài 3: Định Nhận biết - Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng. 1 C4 luật bảo toàn Thông hiểu - Lập được phương trình hóa học 1 C5 khối lượng. Vận dụng - Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá 1 C Phương trình học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ hóa học thể. - Áp dụng ĐLBTKL tính các lượng chất phản ứng và chất sản phẩm trong phản ứng hóa học Bài 4: Mol và Nhận biết - Chuyển đổi được giữa các đại lượng M, n, m và V. 1 C
  6. tỉ khối của Thông hiểu - So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào 1 C6 chất khí công thức tính tỉ khối. Vận dụng cao - Vận dụng kiến thức tỉ khối của chất khí giải thích được các hiện 1 C tượng trong thực tiễn. Bài 14. Khối Nhận biết - Nêu được định nghĩa khối lượng riêng. 1 C7 lượng riêng - Kể tên được một số đơn vị khối lượng riêng của một vật: kg/m 3; g/m3; g/cm3… Bài 15. Tác Nhận biết - Nêu được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật 1 C10 dụng của chất Archimedes (Acsimet), công thức lỏng lên vật Vận dụng Dùng công thức tính được lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật 1 đặt trong nó Vận dụng cao Giải thích được các tình huống thực tiễn dựa vào việc nhúng chìm 1 1 vật trong lòng chất lỏng Tính được khối lượng riêng của vật dựa vào CT m=D.V Bài 16. Áp Nhận biết - Nêu được được khái niệm áp lực và phân biệt được các lực gọi là áp 2 C8 suất lực. C9 - Phát biểu được khái niệm về áp suất. công thức tính áp suất - Kể tên được một số đơn vị đo áp suất: N/m2;Pascal (Pa) Bài 27: Khái Nhận biết Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ 1 C11 quát về cơ thể thể người. người Bài 28: Hệ Nhận biết - Nêu được chức năng của hệ vận động ở người. 4 C12 vận động ở - Trình bày được một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và một số C13 người bệnh về sức khoẻ học đường liên quan hệ vận động (ví dụ: cong vẹo C14 cột sống). C15 - Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ), mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. - Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống các bệnh, tật. - Nêu được tác hại của bệnh loãng xương.
  7. Thông hiểu - Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp (tự đề xuất được một chế độ luyện tập cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và thể hình). - Thực hành: Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương; tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư. Vận dụng - Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động. Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động - Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản thân và tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác. Vận dụng cao - Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hoá học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương. Bài 29: Dinh Nhận biết - Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng. Nêu được mối 1 C16 dưỡng và tiêu quan hệ giữa tiêu hoá và dinh dưỡng hóa ở người - Trình bày được chức năng của hệ tiêu hoá. - Quan sát hình vẽ (hoặc mô hình, sơ đồ khái quát) hệ tiêu hoá ở người, kể tên được các cơ quan của hệ tiêu hoá. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hoá. - Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi. - Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và cách phòng và chống (bệnh răng, miệng; bệnh dạ dày; bệnh đường ruột, ...). - Trình bày được một số vấn đề về an toàn thực phẩm Thông hiểu - Nêu được nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn cho con người. Thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình. Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hoá để phòng và 1 chống các bệnh về tiêu hoá cho bản thân và gia đình. - Vận dụng được hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho
  8. bản thân và gia đình; đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp. - Thực hiện được dự án điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; dự án điều tra một số bệnh đường tiêu hoá trong trường học hoặc tại địa phương (bệnh sâu răng, bệnh dạ dày,...).
  9. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH&THCS PHONG CHÂU NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: KHTN 8 Họ và tên: ………………………………………………………………………… Lớp: …….. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Trong môn Khoa học tự nhiên 8, thiết bị điện dùng trong học tập là gì? A. nồi cơm điện. B. đèn ống. C. đèn LED. D. xe đạp điện. Câu 2: Quá trình nào sau đây xảy ra sự biến đổi vật lí? A. Đun nóng đường, đường bị nóng chảy. B. Cho đường vào nước thấy đường tan hết. C. Đốt nến thấy nến phát sáng và tỏa nhiệt. D. Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu. Câu 3: Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt cháy gas toả nhiều nhiệt, phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ có sự rò rỉ gas? A. Phát sáng. B. Toả nhiệt. C. Mùi. D. Ngọn lửa. Câu 4: Trong định luật bảo toàn khối lượng, tổng khối lượng của các chất phản ứng so với các chất sản phẩm như thế nào? A. bằng nhau. B. lớn hơn. C. nhỏ hơn. D. không so sánh được. Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây là sai? A. 2H2 + O2 —> 2H2O B. 4Al + 3O2 —> Al2O3 C. Mg + 2HCl —> MgCl2 + H2 D. BaCl2 + Na2SO4 —> 2NaCl + BaSO4 Câu 6: Trong các khí sau, khí nào nhẹ hơn không khí? A. SO2 B. N2 C. CO2 D. SO3 Câu 7: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng? A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg. C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V. D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng. Câu 8: Áp lực là A. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì. B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép. Câu 9: Đơn vị đo áp suất là gì? A. N B. N/m3 C. kg/m3 D. N/m2 Câu 10: Trong công thức lực đẩy Archimeses FA = d.V. Các đại lượng d, V là gì? Hãy chọn câu đúng? A. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật. B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật. C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  10. D. d là khối lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật Câu 11: Vai trò lưu trữ, xử lí thông tin và dẫn truyền xung thần kinh là của hệ cơ quan nào? A. Hệ vận động B. Hệ tuần hoàn C. Hệ bài tiết D. Hệ thần kinh Câu 12: Bệnh nào sau đây không liên quan đến hệ vận động? A. Bệnh còi xương. C. Bệnh thấp khớp. B. Bệnh loãng xương. D. Bệnh viêm phổi. Câu 13: Phương pháp luyện tập thể thao nào sau đây phù hợp với lứa tuổi học sinh? A. Bơi. B. Đánh gôn. C. Cử tạ. D. Chèo thuyền. Câu 14: Chức năng của hai đầu xương là gì? A. Giảm ma sát trong khớp xương B. Phân tán lực tác động C. Tạo các ô chứa tủy đỏ D. Tất cả các đáp án trên Câu 15: Xương có chứa nước và 2 thành phần hóa học là A. Chất hữu cơ và vitamin B. Chất vô cơ và muối khoáng C. Chất hữu cơ và chất vô cơ D. Chất cốt giao và chất hữu cơ Câu 16: Ngộ độc thực phẩm được hiểu đó là một tình trạng bệnh lý xảy ra do đâu? A. Ăn phải các thức ăn có quá nhiều chất dinh dưỡng. B. Ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc các chất độc hại đối với sức khoẻ con người. C. Ăn phải các thức ăn có chứa vi khuẩn. D. Ăn phải các thức ăn đã bị biến chất ôi thiu. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17: (1 điểm) Thực hiện các yêu cầu tính toán sau: a) Khối lượng của 2 mol Al(OH)3 là bao nhiêu? b) Số mol của 60 g CaCO3 là bao nhiêu? c) Thể tích của 0,2 mol khí H2 ở (đkc) là bao nhiêu? d) Số nguyên tử Cu có trong 0,5 mol Cu là bao nhiêu? Câu 18: (1 điểm) Khi đốt than tổ ong, carbon tác dụng với oxygen và tạo thành khí carbon dioxide. Tuy nhiên, trong điều kiện khí oxygen không đủ, phản ứng cũng sinh ra một lượng nhỏ khí độc carbon monoxide. Xác định các chất phản ứng và sản phẩm trong quá trình cháy của than tổ ong. Câu 19: (1 điểm) Tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Cân cốc đựng dung dịch hydrochloric acid, thu được khối lượng là 160,00 gam. Bước 2: Cho 4,00 gam calcium carbonate vào cốc. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ phản ứng sau: CaCO3 + HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O a) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên. b) Sau bước 2, khi calcium carbonate tan hết trong dung dịch hydrochloric acid, khối lượng của cốc hiển thị trên cân là 162,24 gam. Tính khối lượng của khí carbon dioxide thoát ra ngoài. Câu 20: (0,5 điểm) Vì sao trong các rạp chiếu phim, nhà hát, người ta thường thiết kế cửa sổ ở phía dưới, gần với sàn nhà? Câu 21: (1,5 điểm) Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130cm3 dâng lên đến 175cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4,2N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m 3 a) Tính lực đẩy Ar tác dụng lên vật.
  11. b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật. Câu 22: (1 điểm). Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa? ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: KHTN 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 u
  12. ĐA C B C A B B A C D B D D A B C B II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 17 Thực hiện các yêu cầu tính toán sau a) Khối lượng của 2 mol Al(OH)3 là 2.(27+17.3) = 102g 0,25 đ b) Số mol của 60 g CaCO3 là 60 :(40+12+16.3) = 0,6 mol 0,25 đ c) Thể tích của 0,2 mol khí H2 ở (đkc) là 0,2.24,79 = 4,958 L 0,25đ d) Số nguyên tử Cu có trong 0,5 mol Cu là 0,25 đ 0,5.6,022.1023 = 3,011.1023 nguyên tử Cu Câu 18 Chất phản ứng: Carbon, Oxygen Chất sản phẩm: Carbon dioxide, carbon monoxide Câu 19 Theo ĐLBTKL: mCaCO3 + mHCl → mCaCl2 + mCO2 + mH2O 160 + 4 = mCO2 + 162,24 mCO2 = 1,76 g Câu 20 Ở những nơi như rạp chiếu phim, rạp hát, … khi có đông người thì 0,25 đ nồng độ khí CO2 lớn hơn bình thường. Vì vậy, các cửa sổ thường được thiết kế ở phía dưới gần sàn nhà để 0,25 đ khí CO2 (nặng hơn không khí, nằm nhiều ở sát mặt đất) thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Câu 21 a) Ta có: d nước = 10 000 N/m3 = 0,01 N/cm3 Độ tăng thể tích của nước bằng thể tích vật: 0.5 đ V = V2-V1= 175-130=45 cm3 = 45.10−6 m3 Lực đẩy Archimedes là: FA = dnước. V = 10 000. 45. 10−6 = 0,45 (N) b) Theo bài ra treo vật vào lực kế khi vật nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ 4,2 N ta có F= 4,2 N 0.5 đ F = P - FA ⇒ P= F + FA 0,25 đ ⇒ P= 4,2+0,45=4,65 (N) mà P=m.10=D.V.10 ⇒ D=P/(V.10)=4,65/(45.10−6.10)=10 333,3 kg/m3 Khối lượng riêng của vật là 10 333,3 kg/m3 0.25 đ Câu 22 Những biện pháp mà em và người thân trong gia đình thường thực 1đ hiện để bảo vệ đường tiêu hóa là: (mỗi ý - Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh, uống nhiều nước, bổ sung đúng 0,2 nhiều chất xơ. đ) - Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ngọt, đồ uống có ga. - Tập trung khi ăn, ăn chậm, nhai kĩ; tạo không khí thoải mái khi ăn. - Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua,… - Luyện tập thể dục, thể thao hợp lí, vừa sức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2