intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước

  1. MA TRẬN + BẢN ĐẶC TẢ + ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I KHTN 8 a) Ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (Tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận ) - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 8 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Phần tự luận: 6,0 điểm gồm 6 câu (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). MỨC Tổng số Điểm số ĐỘ Vận Nhận Thông Vận Chủ đề dụng biết hiểu dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN Mở đầu 1 1 0.25 1. Phản ứng hóa 1 1 1 1 2 1.5 học 2. Mol và tỉ khối 1 1 2 0.5 chất khí 3. Dung dịch và nồng độ 1 1 1 2 1 2.25 dung dịch 4. Định 1 1 2 0.5 luật bảo toàn khối lượng và phương
  2. MỨC Tổng số Điểm số ĐỘ Vận Nhận Thông Vận dụng Chủ đề biết hiểu dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN trình hóa học 5. Khối lượng riêng- Thực hành 1 1 1 1 2 1,5 Xác định khối lượng riêng. 6. Áp suất trên 1 1 1 1 2 1,0 một bề mặt 7. Cơ thể 1 2 2 1 2 4 2,5 người Số câu 3 8 1 8 2 1 7 16 23 Số điểm 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 6,0 4,0 10,0 Tổng số 4,0 3,0 2,0 1,0 6,0 10,0 điểm
  3. Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN (Số câu) (câu số) Mở đầu Nhận biết – Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8. – Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu những hoá Mở đầu 1 C1 chất trong môn Khoa học tự nhiên 8). – Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8. Chủ đề 1: Phản ứng hoá học Nhận biết – Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học. – Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm. – Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm. 1 C2 Bài 2: Phản ứng – Nêu được khái niệm về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt. hoá học và năng – Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng tỏa nhiệt lượng của phản (đốt cháy than, xăng, dầu) ứng hóa học Thông hiểu – Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học. Đưa ra ví dụ về sự biến đổi hóa học. – Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy 1 C3 ra. – Đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. Nhận biết – Nêu được khái niệm mol (nguyên tử, phân tử). – Nêu được khái niệm tỉ khối, viết công thức tính tỉ khối của chất Bài 3: Mol và tỉ khí. 1 C4 khối chất khí – Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và
  4. Trường THCS Lê Quý Đôn Họ và tên: KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2024-2025 ……………………… MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP 8 …… Lớp 8/… Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GV I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án ở mỗi câu mà em cho là đúng nhất Câu 1: Dụng cụ nào dùng để đựng, trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao? A. Cốc. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Bát sứ. Câu 2: Điền vào chỗ trống: "... là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước,... nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu." A. Biến đổi vật lí B. Biến đổi hóa học C. Biến đổi về chất D. Biến đổi về lượng Câu 3: Quá trình nào sau đây xảy ra biến đổi hóa học? A. Băng tan. B. Cháy rừng. C. Hòa tan đường vào nước. D. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. Câu 4: Tỉ lệ giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB) được gọi là A. khối lượng mol. B. thể tích mol. C. mol. D. tỉ khối của khí A đối với khí B. Câu 5: Biết 0,02 mol chất X có khối lượng là 0,48 gam. Khối lượng mol phân tử của chất X là A. 56 g/mol. B. 65 g/mol. C. 24 g/mol. D. 64 g/mol. Câu 6: Khối lượng NaOH có trong 300 mL dung dịch nồng độ 0,15M là A. 1,8g. B. 0,045g. C. 4,5g. D. 0,125g. Câu 7: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau? A. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
  5. B. Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. C. Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Câu 8: Phương trình hoá học của phản ứng phosphorus cháy trong không khí (biết sản phẩm tạo thành là P2O5) là A. P + O2 → P2O5. B. 4P + 5O2 → 2P2O5. C. P + 2O2 → P2O5. D. 2P + O2 → P2O5. Câu 9: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng? A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg. C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V. D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng. Câu 10: Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Công thức tính khối lượng riêng của vật đó là A. B. C. D. Câu 11: Đơn vị đo áp suất là A. N/m2 B. N/m3 C. kg/m3 D. N Câu 12: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất C. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất D. để tăng áp suất lên mặt đất Câu 13: Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm: A. Cơ đầu và cơ thân. B. Xương thân và xương chi. C. Bộ xương và hệ cơ. D. Xương thân và hệ cơ. Câu 14: Chức năng của hai đầu xương là: A. Giúp cơ thẻ đúng thẳng. B. Phân tán lực tác động C. Tạo các ô chứa mở vàng. D. Mềm dẻo và rắn chắc. Câu 15: Chức năng của cột sống là: A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng. B. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực. C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động D. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng. Câu 16: Tập thể dục, thể thao có vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng như thế nào? A. Giúp kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương, cơ bắp nở nang và rắn chắc, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
  6. B. Giảm cơ tim và thành mạch khỏe hơn do việc luyện tập giúp tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn khi vận động. C. Tăng cân nặng hợp lí do việc luyện tập giúp giảm phân giải lipid. D. Giúp tăng sức khỏe hệ hô hấp do việc luyện tập giúp giảm thể tích khí O2 khuếch. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Phản ứng thu nhiệt là gì? Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Cho 2 ví dụ về hai loại phản ứng trên. Câu 2: (1,0 điểm) Ở 25°C, hòa tan hết 33 gam NaCl vào 150 gam nước được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó. Câu 3: (1,0 điểm) Từ muối ăn NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và nêu cách pha 100 ml dung dịch NaCl có nồng độ 1M. Câu 4: (0,5 điểm) Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Câu 5: (1,0 điểm) Một bể nước có kích thước bên trong là 80 cm x 20 cm x 25 cm. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/cm 3. Tính khối lượng nước trong bể chứa đầy nước. Câu 6: (0,5 điểm) Đề xuất và thực hiện một số biện pháp phòng chống các bệnh, tật liên quan đến hệ vận động ở lứa tuổi học đường. Câu 7: (1,0 điểm) Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gì? ……………… HẾT………………
  7. Hướng dẫn chấm và biểu điểm đề kiểm tra giữa kỳ I môn Khoa học tự nhiên 8 I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 D A B D C A C B A B A C C B B A II. Tự luận: (6,0 điểm) Biểu Câu Đáp án điểm - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng (dạng 0,25 nhiệt) ra môi trường xung quanh. 1 Ví dụ: Đốt cháy củi, tôi vôi… 0,25 (1,0 điểm) - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng nhận năng lượng (dạng nhiệt) 0,25 trong suốt quá trình phản ứng xảy ra. Ví dụ: Hòa tan C sủi vào nước, nung đá vôi,… 0,25 2 Độ tan của NaCl ở 25oC là (1,0 điểm) 1,0 nNaCl = CM.V = 1.0,1 = 0,1 mol 0,25 ⇒ mNaCl = nNaCl.MNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam 0,25 3 Cách pha: Cân 5,85 gam muối ăn NaCl cho vào cốc 200 ml có (1,0 điểm) chia vạch. Sau đó thêm nước đến vạch 100 ml và khuấy đều 0,5 đến khi muối tan hết ta được 100 ml dung dịch muối ăn NaCl có nồng độ 1M. 4 - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. 0,25 (0,5 điểm) - Công thức tính áp suất: p = F/S 0,25 - Thể tích của bể nước là: V=80×20×25=40000cm3 0,25 5 - Khối lượng nước trong bể là: (1,0 điểm) Từ công thức 0,25 Suy ra m=D×V=1×40000=40000g=40kg. (Sai đơn vị trừ 0,25 điểm) 0,5
  8. Một số biện pháp phòng chống các bệnh, tật liên quan đến hệ vận động ở lứa tuổi học đường: - Ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng. - Sử dụng bàn ghế có kích thước phù hợp. 6 - Hạn chế mang vác vật nặng. 0,5 (0,5 điểm) - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất. - Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp. - Duy trì cân nặng hợp lí. (HS trả lời đúng 5 biện pháp trở lên cho 0,5 điểm) Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý: - Chiều dài nẹp dùng để cố định xương gãy phải đủ dài để bất 0,25 động các khớp trên và dưới ổ gãy. - Lót bông/ gạc y tế hoặc miếng vải sạch phía trong nẹp trước 0,25 7 khi buộc, tránh nẹp tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. (1,0 điểm) - Dây cố định nẹp phải buộc ở vị trí trên và dưới chỗ gãy, khớp 0,25 trên và dưới chỗ gãy. Buộc cố định không quá lỏng cũng không quá chặt. - Với gãy xương hở cần vô trùng và cầm máu đúng cách trước 0,25 khi cố định xương. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Văn Thời Lê Vũ Ý Nhi Dương Thị Mỹ Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2