intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Trần Cao Vân, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: KHTN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) Phần I. Trắc nghiệm (4,00 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài. Ví dụ: Câu 1 chọn câu trả lời A thì ghi 1-A. Câu 1. Đơn vị đo áp suất là: A. N/m2 B. N/m3 C. kg/m3 D. N Câu 2. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Áp lực là lực ép có phương song song với mặt bị ép. B. Đơn vị của áp suất là N/m2 C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực. Câu 3. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào A. khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 4. Khi một vật được đặt trong chất lỏng, nó sẽ chịu một lực hướng thẳng từ dưới lên. Tên gọi của lực đó là gì? A. Trọng lực. B. Lực ma sát. C. Lực đẩy Archimedes. D. Lực đàn hồi. Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về lực đẩy Archimedes? A. Lực đẩy Archimedes tác dụng theo mọi phương. B. Lực đẩy Archimedes cùng phương và ngược chiều với trọng lực. C. Lực đẩy Archimedes luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. D. Lực đẩy Archimedes có điểm đặt tại bề mặt chất lỏng. Câu 6. Khi kéo khúc gỗ ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi kéo nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì A. khối lượng của khúc gỗ thay đổi. B. khối lượng của nước thay đổi. C. lực đẩy của nước. D. lực đẩy của khúc gỗ. Câu 7. Mômen lực xuất hiện khi nào? A. Khi ta tác động một lực lên vật làm vật biến dạng. B. Khi ta tác động một lực lên vật làm thay đổi tốc độ. C. Khi ta tác động một lực lớn theo phương thẳng đứng lên vật. D. Khi ta tác động một lực làm vật quay tại một điểm cố định. Câu 8. Tác dụng làm quay của lực càng lớn khi A. giá của lực càng xa, moment lực càng lớn. B. giá của lực càng gần, moment lực càng lớn. C. giá của lực càng xa, moment lực càng bé. D. giá của lực càng gần, moment lực càng bé. 1
  2. Câu 9. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng? A. Kẹp gỗ. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt. Câu 10. Cách sử dụng hóa chất nào sau đây là không an toàn? A. Không sử dụng hóa chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ. B. Các hóa chất dùng xong còn thừa, nên đổ trở lại bình chứa. C. Đọc cẩn thận nhãn hóa chất, không dùng tay trực tiếp lấy hóa chất. D. Khi bị hóa chất dính vào người, quần áo hay bị đổ cần báo giáo viên để hướng dẫn xử lí. Câu 11. “Biến đổi vật lí không có sự tạo thành ………..”. Từ còn thiếu trong dấu chấm (…) là A. chất ban đầu. B. chất mới. C. chất phản ứng. D. chất tham gia. Câu 12. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là gì? A. Biến đổi vật lí. B. Phương trình hóa học. C. Phản ứng hóa học. D. Biến đổi hóa học. Câu 13. Các cơ quan của hệ hô hấp là A. tim và mạch máu. B. đường dẫn khí và hai lá phổi. C. ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. D. cơ, xương, khớp. Câu 14. Hệ tuần hoàn có chức năng A. vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,... đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến cơ quan bài tiết. B. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại chất thải ra khỏi cơ thể. C. giúp cơ thể lấy oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể. D. định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển. Câu 15. Để phòng tránh bị gù lưng, cần A. mang vác vật nặng thường xuyên. B. nằm lên bàn để làm việc, học tập cho đỡ mỏi. C. khom lưng, ngồi sai tư thế. D. duy trì tư thế đúng, lao động vừa sức. Câu 16. Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong A. một tháng. B. một tuần. C. một ngày. D. một buổi. Phần II. Tự luận (6,00 điểm) Câu 1: (1,25 điểm) a. (0,25 điểm) Mô tả các bước tiến hành thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một lượng nước. b. (1 điểm) Một khối hình hộp chữ nhật có các kích thước a = 2dm, b = 3dm, c = 4dm và có khối lượng 64,8kg. Tính khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp chữ nhật. Câu 2. (1,75 điểm) a. (0,75 điểm) So sánh momen của lực F1, momen của lực F2 trong hình vẽ sau. Giải thích? 2
  3. b. ( 1 điểm) Mô tả thiết kế của bình xịt nước đơn giản có ứng dụng áp suất khí quyển và giải thích nguyên tắc hoạt động của nó? Câu 3. (1,5 điểm) a. (0,5 điểm) Tính số mol phân tử có trong 48g sulfur dioxide SO2, biết S = 32 amu, O =16 amu. b. (0,5 điểm) Đốt nến (paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó hoá hơi, hơi nến cháy trong không khí sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Hãy cho biết quá trình nào xảy ra biến đổi hoá học? Giải thích. c. (0,5 điểm) Trình bày cách sử dụng các thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế, joulemeter,….) an toàn. Câu 4. (1,5 điểm): a. (0,5 điểm) Trình bày sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng. b. (1,0 điểm) Trình bày nguyên nhân bệnh loãng xương. Đề xuất 3 biện pháp để phòng, chống bệnh tật liên quan đến hệ vận động --------------- Hết --------------- 3
  4. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) Phần I. Trắc nghiệm (4,00 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài. Ví dụ: Câu 1 chọn câu trả lời A thì ghi 1-A. Câu 1: Đơn vị nào không phải đơn vị đo áp suất? A. N/m2 B. N/m3 C. Pa D. atm Câu 2. Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau: A. Áp lực là lực ép có phương song song với mặt bị ép. B. Đơn vị của áp suất là N/m3 C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của áp suất. Câu 3. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng ? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của chất lỏng. Câu 4. Một vật ở trong nước sẽ chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Archimedes. B. Lực đẩy Archimedes và trọng lực. C. Trọng lực. D. Không chịu tác dụng của bất cứ lực nào. Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes? A. Hướng thẳng đứng lên trên. B. Hướng thẳng đứng xuống dưới. C. Theo mọi hướng. D. Một hướng khác. Câu 6. Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố: A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 7. Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục? A. Lực có giá không song song và cắt trục quay. B. Lực có giá song song với trục quay. C. Lực có giá không cắt trục quay. D. Lực có giá không song song và không cắt trục quay. Câu 8. Moment của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng A. kéo của lực. B. làm quay của lực. C. uốn của lực. D. nén của lực. Câu 9. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để tiến hành thí nghiệm với lượng hóa chất nhỏ? A. Cốc thủy tinh. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt. 4
  5. Câu 10. Cách sử dụng hóa chất nào sau đây là không an toàn? A. Sử dụng hóa chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ. B. Các hóa chất dùng xong còn thừa, không nên đổ trở lại bình chứa. C. Đọc cẩn thận nhãn hóa chất, không dùng tay trực tiếp lấy hóa chất. D. Khi bị hóa chất dính vào người, quần áo hay bị đổ cần báo giáo viên để hướng dẫn xử lí. Câu 11. Chất mới sinh ra được gọi là A. chất phản ứng. B. chất tham gia. C. chất ban đầu. D. sản phẩm. Câu 12. “Phản ứng ………. nhận năng lượng (dạng nhiệt) từ môi trường trong suốt quá trình phản ứng”. Từ cần điền vào chỗ chấm (………..) là A. tỏa nhiệt. B. thu nhiệt. C. hóa học. D. đốt cháy nhiên liệu. Câu 13. Các cơ quan của hệ bài tiết là A. tim, mạch máu, phổi. B. thận, bàng quang, phổi. C. phổi, thận da. D. cơ, xương, khớp. Câu 14. “Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan, giúp cơ thể thích nghi với môi trường” là chức năng của hệ cơ quan nào? A. Thần kinh. B. Vận động. C. Nội tiết. D. Tuần hoàn. Câu 15. Tập thể dục, thể thao có vai trò tích cực gì đến sự phát triển của xương? A. Xương phát triển chiều dài. B. Xương to ra về bề ngang. C. Trọng lượng xương tăng. D. Phát triển chiều dài, chu vi xương. Câu 16. “Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể” là khái niệm A. chất dinh dưỡng. B. khẩu phần. C. nguyên tắc lập khẩu phần. D. chế độ dinh dưỡng. Phần II. Tự luận (6,00 điểm) Câu 1: (1,25 điểm) a. (0,25 điểm) Mô tả các bước tiến hành thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một lượng dầu ăn. b. (1 điểm) Một khối hình hộp chữ nhật có các kích thước a= 1dm, b= 3dm, c= 4dm và có khối lượng 9,6kg. Tính khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp chữ nhật. Câu 2. (1,75 điểm) a. (0,75 điểm) So sánh momen của lực F1, momen của lực F2 trong hình vẽ sau. Giải thích? b. ( 1 điểm) Mô tả thiết kế của bình xịt nước đơn giản có ứng dụng áp suất khí quyển và giải thích nguyên tắc hoạt động của nó? 5
  6. Câu 3. (1,5 điểm) a. (0,5 điểm) Tính số mol phân tử có trong 69g khí nitrogen dioxide NO 2, biết N = 14 amu, O =16 amu. b. (0,5 điểm) Cho đường vào cốc nước và khuấy đều, ta được dung dịch nước đường. Nhưng khi đun nóng đường một thời gian ta thấy tạo thành chất rắn màu đen (than) và nước. Hãy cho biết quá trình nào xảy ra biến đổi hoá học? Giải thích. c. (0,5 điểm) Trình bày cách sử dụng nguồn điện là biến áp nguồn cần lưu ý điều gì? Câu 4. (1,5 điểm): a. (0,5 điểm) Trình bày sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày. b. (1,0 điểm) Ở tuổi học đường, vì sao ngồi học không đúng tư thế dễ bị cong vẹo cột sống? Đề xuất 3 biện pháp để phòng, chống bệnh tật liên quan đến hệ vận động. --------------- Hết --------------- 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2