intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

  1. Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy 1. Hội đồng coi thi: ………………………………. Khảo sát chất lượng giữa học kì I Năm học 2024 – 2025 2. Họ, tên: ………………………………………... (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) 3. SBD: ……………4. Phòng số: ……5. Lớp: ….. Giám thị 1 Giám thị 2 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Môn thi: Khoa học tự nhiên lớp 9. Mã đề: 901 Mã phách: Mã đề Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2 Mã phách 901 Đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Thế năng trọng trường của một vật, phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Khối lượng và tốc độ của vật. B. Chỉ phụ thuộc vào độ cao của vật. C. Khối lượng và độ cao của vật. D. Tốc độ và độ cao của vật. Câu 2. Biểu thức tính động năng của vật là: 1 1 1 1 A. Wđ = m2v. B. Wđ = mv 2 . C. Wđ = mv. D. Wđ = m2v 2 . 2 2 2 2 Câu 3: Cơ năng của vật được xác định bởi biểu thức: A. Wc = Wđ + Wt. B. Wc = Wđ - Wt. C. Wc = Wđ.Wt. D. Wc = Wt - Wđ. Câu 4. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất? A. Oát (W). B. Mã lực (HP) C. BTU D. BTU/h. Câu 5. Một chiếc máy cày có công suất 2000 W, cày xong một thửa ruộng cần thời gian 0,5 h. Vậy công của máy cày đã thực hiện được là: A. 103 J. B. 4.103 J. C. 6.104 J. D. 3,6. 106 J. Câu 6. Một quả dừa có khối lượng 2 kg ở trên cây, ở độ cao 4 m so với mặt đất, rơi tự do từ trên cây xuống. Công của trọng lực tác dụng vào quả dừa khi đó là: A. 8 J. B. 2 J. C. 0,5 J. D. 80 J. Câu 7. Một cần cẩu nâng một vật nặng 0,6 tấn lên cao 6 m trong thời gian 2 min. Công suất của cần cẩu là: A. 300 W. B. 432 W. C. 18 W. D. 72 W. Câu 8. Một quả bóng có khối lượng 0,5 kg lăn trên mặt sàn nằm ngang một quãng đường 2 m. Công của trọng lực tác dụng vào quả bóng khi đó là: A. 1 J. B. 0 J. C. 10 J. D. 4 J. Câu 9. Hầu hết các kim loại phản ứng với khí oxygen tạo thành A. oxide. B. base. C. acid. D. muối. Câu 10. Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất là A. đồng (Cu). B. nhôm (Al). C. bạc (Ag). D. vàng (Au). Câu 11. Dụng cụ nào dưới đây được sử dụng trong các thí nghiệm về điện từ? A. Đèn laser. B. Bản bán trụ và bảng chia độ. C. Cuộn dây dẫn có hai đèn LED. D. Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Trang 1/4
  2. Câu 12. Quan sát hình 1 và cho biết đây là dụng cụ gì? A. Phễu chiết. B. Bình cầu. C. Phễu. D. Bát sứ. Câu 13. Tóm tắt những phát hiện chính và gợi ý cho những nghiên cứu sau này là nội dung của mục nào trong cấu trúc bài báo cáo một vấn đề khoa học? A. Tóm tắt. B. Giới thiệu. C. Kết quả. D. Kết luận Hình 1 Câu 14. Mục đích của mục phương pháp trong bài báo cáo một vấn đề khoa học là A. tổng hợp nội dung chính của báo cáo. B. mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm hoặc thu thập dữ liệu; xử lí số liệu ... C. trình bày dữ liệu một cách rõ ràng, sử dụng biểu đồ, hình ảnh hoặc bảng. D. phân tích và giải thích ý nghĩa của kết quả; so sánh với các nghiên cứu khác. Câu 15. Khi trình bày một báo cáo treo tường về một vấn đề khoa học cần lưu ý A. màu sắc cần rực rỡ, nên có sự tương đồng giữa màu chữ và màu nền. B. chọn định dạng ngang để trình bày được nhiều nội dung. C. font chữ nên cầu kì, kích thước chữ to dễ nhìn. D. dùng ít chữ, tập trung vào việc truyền đạt thông điệp qua hình ảnh và đồ thị. Câu 16. Khi báo cáo kết quả khảo sát thực tế về sự yêu thích môn Khoa học tự nhiên 9 tại trường THCS bằng phần mềm trình chiếu, trang nội dung nào dưới đây học sinh làm không đúng? A. Tiêu đề của bài báo cáo là “Báo cáo kết quả khảo sát thực tế về sự yêu thích môn Khoa học tự nhiên 9 tại trường THCS”. B. Phương pháp của bài báo cáo là điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các bạn học sinh. C. Kết quả của bài báo cáo là trình bày dữ liệu thu thập được thông qua biểu đồ. D. Kết luận của bài báo cáo là phân tích kết quả thu được từ biểu đồ trên. Câu 17: Nucleic acid cấu trúc theo nguyên tắc A. đơn phân. B. đa phân. C. hydrogen. D. cộng hóa trị. Câu 18: Mỗi gene quy định một sản phẩm xác định là phân tử A. DNA hoặc chuỗi polypeptide. B. DNA hoặc chuỗi polynucleotide. C. RNA hoặc chuỗi polypeptide. D. RNA hoặc chuỗi polynucleotide. Câu 19: Đơn phân có ở DNA mà không có ở RNA là A. adenine. B. thymine. C. uracil. D. cytosine. Câu 20: Hình 2 là mô hình cấu trúc một đoạn của phân tử nucleic acid nào sau đây? A. mRNA. B. tRNA. C. RNA. D. DNA. Trang 2/4
  3. Câu 21: Trong cấu trúc của phân tử ở hình 2, giữa hai mạch đơn, các nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, thể hiện: A. A liên kết với U, G liên kết với C. B. A liên kết với C, G liên kết với T. C. A liên kết với T, G liên kết với C. D. A liên kết với U, G liên kết với T. Câu 22: Chức năng nào sau đây là của phân tử tRNA? A. Truyền đạt thông tin di truyền. B. Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome. C. vận chuyển amino acid đến nơi tổng hợp RNA. D. vận chuyển amino acid đến nơi tổng hợp protein. Câu 23: Sau khi tìm hiểu về phân tử DNA, hai bạn học sinh làm thí nghiệm phân tích DNA của hai loài cây khác nhau. Sau khi phân tích, nhận thấy rằng DNA của chúng được cấu tạo nên từ rất nhiều nucleotide, nhưng đều thuộc bốn loại: A, T, G, C. Một mạch ngắn DNA của hai loài cây như sau: Cây 1: - ATCGTACGT-; Cây 2: - TAGCTACGT-. Em hãy giải thích vì sao DNA của hai loài cây có sự khác biệt như trên? A. Số lượng nucleotide khác nhau. B. Các loại nucleotide khác nhau. C. Trình tự sắp xếp các nucleotide khác nhau. D. Hình dạng các nucleotide khác nhau. Câu 24: Phương pháp phân tích DNA được ứng dụng trong việc xác định quan hệ huyết thống, dự đoán nguy cơ mắc các bệnh di truyền, … Những ứng dụng đó có cơ sở là do DNA A. đặc trưng cho nhiều cá thể. B. đặc trưng cho từng cá thể. C. giống nhau ở các cá thể cùng loài. D. giống nhau ở các cá thể cùng giới tính. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 25 đến câu 26. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng (Đ) hoặc sai (S). Câu 25. Một quả bóng cao su có khối lượng 0,5 kg, được thả rơi tự do (không có lực cản tác dụng lên quả bóng) từ độ cao 5 m xuống mặt đất rồi nảy lên. a) Khi quả bóng nảy lên đã có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng. b) Khi quả bóng đang rơi, thế năng của quả bóng chuyển hóa hoàn toàn thành động năng. c) Động năng của quả bóng tại vị trí tiếp đất lần đầu tiên được chuyển hóa hoàn toàn từ thế năng ban đầu. d) Cơ năng của quả bóng trong suốt quá trình rơi luôn không đổi. Câu 26. a) Vàng được sử dụng làm đồ trang sức do đẹp và bền trong không khí. b) Khi để lâu trong không khí, thép (thành phần chính là sắt) bị han gỉ trong khi vàng vẫn sáng bóng. c) Nhôm, sắt, vàng đều bị hòa tan trong dung dịch HCl. d) Kim loại Fe tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 đều thu được muối iron (II) chloride. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời câu 27 đến câu 28 cho mỗi ý a), b), c), d). Câu 27. a) Đồng được dùng làm lõi dây điện, ứng dụng này dựa trên tính chất vật lí nào của kim loại? b) Zinc tác dụng với dung dịch hydrochloric acid tạo thành muối zinc chloride và giải phóng khí có tên gọi là gì? c) Khi đốt cháy dây sắt trong bình chứa khí chlorine tạo thành muối có màu nâu đỏ. Hãy Trang 3/4
  4. cho biết công thức hóa học của muối trên? d) Cho các kim loại sau: Na, Cu, Ca, Ag. Có bao nhiêu kim loại trong số các kim loại trên tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? Câu 28. Quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi sau: a) Hình vẽ mô tả quá trình nào? b) Quá trình này dựa trên mấy mạch khuôn của phân tử ban đầu? c) Ở giai đoạn 2, các nucleotide tự do kết hợp với các nucleotide trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc nào? d) Nhận xét các phân tử tạo ra so với phân tử ban đầu khi kết thúc quá trình. Hình 3 Bài làm Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 25 a b c d Đáp án Câu 26 a b c d Đáp án Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Lệnh Câu Trả lời hỏi a b 27 c d a b 28 c d Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2