intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG Môn: LỊCH SỬ - Khối 10 (Đề thi có 03 trang, 30 câu) (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề: 107 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người là gì? A. Từ vượn cổ thành người tối cổ . B. Từ giai đoạn đá cũ sang giai đoạn đá mới. C. Từ vượn thành vượn cổ. D. Từ người tối cổ thành người tinh khôn. Câu 2: Khi sản phẩm xã hội dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó? A. Những người đứng đầu mỗi gia đình. B. Những người có chức phận khác nhau. C. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều D. Tất cả mọi người trong xã hội. nhất. Câu 3: Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là gì? A. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi. B. Con người biết săn bắn, hái lượm, đánh cá. C. Con người đã biết sử dụng kim loại. D. Con người biết sử dụng đá mới làm công cụ. Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với bộ lạc? A. Là tập hợp nhiều thị tộc sống cùng nhau. B. Tập hợp một thị tộc. C. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng gắn với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. D. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau. Câu 5: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào? A. Chủ nô và nô lệ. B. Chủ nô và nông dân công xã. C. Quý tộc và nông dân. D. Địa chủ và nông dân. Câu 6: Vua ở Ai Cập được gọi là gì? A. Thiên tử. B. Thần thánh dưới trần gian. C. En-xi. D. Pha-ra-on. Câu 7: Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C? A. Hi Lạp. B. Ai Cập, Ấn Độ. C. Hi Lạp, Rô-ma. D. Ai Cập. Câu 8: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào? A. Thời nhà Tống. B. Thời nhà Đường. C. Thời nhà Tần. D. Thời nhà Hán. Câu 9: Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là gì? A. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ. B. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ. C. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ. D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ? A. Biết sử dụng công cụ bằng đồng. B. Hầu như đã hoàn toàn đi bằng hai chân. C. Đã biết chế tạo công cụ lao động. D. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi. Câu 11: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào? A. Địa chủ với nông dân tự canh. B. Quý tộc với nô lệ. C. Quý tộc với nông dân công xã. D. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. Câu 12: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì? A. Địa Trung Hải nhiều phụ nữ sống ở thành thị. B. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia. C. Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia. Trang 1/3- Mã Đề 107
  2. D. Địa Trung Hải nhiều quốc gia thành thị. Câu 13: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào? A. Núi. B. Đồng bằng. C. Cao nguyên. D. Núi và cao nguyên. Câu 14: Đứng đầu nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai? A. Vua chuyên chế. B. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng nữ. C. Đông đảo quốc tộc quan lại. D. Quí tộc. Câu 15: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phần nào? A. Bô lão của thị tộc. B. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn. C. Vua chuyên chế. D. Quốc tịch phong kiến. Câu 16: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? A. Buôn bán giữa các vùng. B. Làm đồ gỗ, dệt vải. C. Nông nghiệp lúa nước. D. Chăn nuôi gia súc. Câu 17: Đặc điểm của người tinh khôn là gì? A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người. B. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn. C. Là Người tối cổ tiến bộ. D. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người. Câu 18: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập, quốc gia nào được hình thành sớm nhất? A. Lưỡng Hà. B. Trung Quốc. C. Ân Độ. D. Ai Cập. Câu 19: Cư dân Phương Đông sinh sống chủ yếu bằng nghề gì? A. Thủ công nghiệp. B. Trồng trọt, chăn nuôi. D. Nông nghiệp và các ngành bổ trợ cho nghề C. Thương nghiệp. nông. Câu 20: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông". Đó là định lí của ai? A. Pi-ta-go. B. ác-si-mét. C. Ta-let. D. Ơ-clit. Câu 21: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội? A. Nông dân. B. Chủ nô. C. Quý tộc. D. Nô lệ. Câu 22: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc? A. Những người sống chung trong hang động, mái đá. B. Những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu. C. Những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm. D. Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Câu 23: Lựclượng đông đảo nhất của xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp nào? A. Nông dân công xã. B. Nô lệ. C. Nông dân tự do. D. Nông nô. Câu 24: Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn? A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thuỷ. B. Cư dân ở đây sớm chế tạo ra công cụ bằng kim loại. C. Có khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho gieo trồng. D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất. Câu 25: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông gắn bó ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã? A. Trị thuỷ. B. Chăn nuôi. C. Làm nghề thủ công nghiệp. D. Trồng lúa nước. Câu 26: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt? A. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng. B. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa. Trang 2/3- Mã Đề 107
  3. C. Khai khẩn được đất bỏ hoang. D. Đưa năng suất lao động tăng lên. Câu 27: Ai là người lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Minh? A. Lý Tự Thành. B. Trần Thắng. C. Chu Nguyên Chương. D. Ngô Quảng. Câu 28: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì? A. Tử cấm thành. B. Lũy Trường Dục. C. Ngọ môn. D. Vạn lí trường thành. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Văn hóa cổ đại Hi Lạp – Rôma đã đạt được những thành tựu nổi bật nào? Câu 2 (1,0 điểm): Tại sao thời cổ đại, văn hóa Hi Lạp – Rôma có thể phát triển được như thế? ----------- HẾT ---------- Trang 3/3- Mã Đề 107
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2