Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
lượt xem 3
download
Cùng tham gia thử sức với “Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học GDCD chương trình lớp 7. Chúc các em vượt qua kì thi giữa kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
- BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN GDCD LỚP 7 NĂM 2021-2022 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Kim Sơn 2. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu 3. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 4. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự 5. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội 6. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Quảng Nam 7. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thanh Am
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BÁN KỲ I HUYỆN KIM SƠN NĂM HỌC 2021- 2022 Môn thi: Giáo dục công dân 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 45 phút (Không kề thời gian phát đề) PHẦN I - Trắc nghiệm : (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nối mỗi ô ở cột trái (hành vi) với một ô ở cột phải (phẩm chất đạo đức) sao cho đúng nhất. Hành vi Phẩm chất đạo đức A. Không xa hoa, lãng phí, phô 1. Tự trọng trương. B. Nhặt được của rơi, đem trả lại 2. Tôn sư trọng đạo người mất. C. Giữ đúng lời mình hứa. 3. Sống giản dị D. Thăm hỏi thầy cô nhân ngày 20-11 4. Trung thực E. Ủng hộ đồng bào lũ lụt. … nối với … ; … nối với … ; … nối với… ; … nối với … Câu 2: (1 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng a) Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. C. Nhận lỗi thay cho bạn. B. Nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. D. Giúp bạn khi làm kiểm tra. b) Hành vi nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. “Góp sức” để làm bài kiểm tra. C. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn. B. Nói xấu bạn mình sau lưng. D. Giúp đỡ bạn học yếu hơn mình. PHẦN II - Tự luận: (8 điểm) Câu 3: (2 điểm) Vì sao con người cần phải có lòng tự trọng ? Câu 4: (2 điểm) Hãy nêu 4 việc làm thể hiện lòng yêu thương con người ? Câu 5: (2 điểm) Là học sinh, em cần thể hiện tôn sư trọng đạo như thế nào cho đúng ?
- Câu 6: (2 điểm) Cho tình huống: Hiền và Quý là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. Hỏi: Em có tán thành việc làm của Hiền và Quý không ? Vì sao ? ------------------------ HẾT ------------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BÁN KỲ I NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: GDCD 7 PHẦN I - Trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) - A nối với 3 (0,25 đ). - B nối với 4 (0,25 đ). - C nối với 1 (0,25 đ). - D nối với 2 (0,25đ) Câu 2: (1 điểm) a) B b) D PHẦN II - Tự luận: (8 điểm) Câu 3: (2 điểm) -Lòng tự trọng giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình. (1 đ) -Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Được mọi người quý trọng. (1 đ) Câu 4: (2 điểm) -Học sinh nêu được 4 việc làm đúng, mỗi việc làm đạt 0,5 đ Ví dụ: -Ủng hộ đồng bào lũ lụt. (0,5 đ) -Giúp đỡ bạn gặp khó khăn. ( 0,5 đ) -Ủng hộ học sinh nghèo ( 0,5 đ) -Giúp đỡ người tàn tật ( 0,5 đ) Câu 5: (2 điểm) -Làm tròn bổn phận của người học sinh: chăm học, chăm làm, lễ độ, vâng lời thầy cô giáo. Thực hiện đúng những lời dạy của thầy cô giáo, làm vui lòng thầy cô. (1 đ) -Thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô: thường xuyên quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. (1 đ) Câu 6: (2 điểm) -Em không tán thành việc làm của Hiền và Quý. (0,5 đ) -Hành vi của Hiền và Quý là không trung thực. (0,75 đ ) -Việc làm của Quý không phải giúp bạn mà là hại bạn. (0,75 đ) ------------------------ HẾT ------------------------
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I -NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 7 Thời gian: 45 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao B1: Sống -Nhận biết một số -Nêu những giản dị. câu tục ngữ , biểu hiện của danh ngôn nói về sống giản dị. sống giản dị. Số câu Số câu : 1 câu TN Số câu : 1 câu TN Số câu: 2 TN Số điểm Số điểm: 0.5 Số điểm: 0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ :10% B2: Trung -TN: Nêu khái -TN: Hiểu, phân thực. niệm của trung biệt được hành vi thực. trung thực, không trung thực. Số câu Số câu : 1 câu TN Số câu : 1 câu TN Số câu: 2 TN Số điểm Số điểm: 0,5 Số điểm:0,5 Số điểm:1 Tỉ lệ % Tỉ lệ :5% Tỉ lệ :5% Tỉ lệ: 10% B3: Tự -Nêu được một số -Vận dụng được - Liên hệ bản - TL: Nêu được trọng câu ca dao, tục kiến thức của tự thân xử lý tình một số biểu hiện ngữ , danh ngôn trọng để giải huống. của tự trọng. về tự trọng. quyết được một số vấn đề. Số câu Số câu : 2 câu Số câu : 1 câu Số câu: 1 câu TL Số câu: 1 câu Số câu: Số điểm TN TN ( ý a) TL ( ý b) 3 TN, 1 TL Tỉ lệ % Số điểm: 1 Số điểm: 0,5 Số điểm: 1 điểm Số điểm : 1 Số điểm:3,5 Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 5% Ti lệ 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ:35% B4:Đạo - Nêu được khái đức – Kỉ niệm của đạo đức -Nêu được một số luật và kỉ luật, mối biểu hiện của đạo quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. đức và kỉ luật
- Số câu Số câu : 4 Số câu : 2 câu TN Số câu : 2 câu TN Số điểm câu TN Số điểm : 1 Số điểm: 1đ Tỉ lệ % Số điểm: 2đ Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 20% 4- Chủ đề: - Nêu được khái -TN: Hiểu được Yêu niệm đoàn kết , khái niệm đoàn thương tương trợ. kết, tương trợ. con người; -TN: HS nhận Nêu được một số Đoàn kết biết câu thành biểu hiện của sự tương trợ. ngữ, tục ngữ thể đoàn kết, tương Nêu được một số hiện đoàn kết. trợ. ví dụ thể hiện -TN: HS nhận yêu thương con biết những hành người. vi thể hiện tình yêu thương hoặc tinh thần đoàn kết. Số câu Số câu: 4 Số câu : 1 câu TL Số điểm Số câu: 2 câu TN Số câu: 1 câu TN (3TN, Số điểm 1 Tỉ lệ % Số điểm: 1 Số điểm: 0,5 1 TL) Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ :10% Tỉ lệ :5% Số điểm:2,5 Tỉ lệ: 25% Tổng số câu 6 câu TN Câu 1 Tl (ý a) Câu 1 TL (ý b) 8 câu TN Tổng điểm 3đ Câu 2 TL 1đ 10 đ 4đ 2đ
- PHÒNG GDĐT HỘI AN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU Năm học: 2021-2022 MÔN: GDCD 7- Thời gian: 45 phút Họ và tên:…………………………….. Điểm: Lớp : 7/…. A/ TRẮC NGHIỆM : (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) * Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoăc mệnh đề đúng: Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sống giản dị? A. Diễn đạt dài dòng. B.Tổ chức sinh nhật linh đình. C. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt. D.Nói năng cộc lốc. Câu 2: Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”. Trong dấu “…” đó là? A. thật thà và khiêm tốn. B. khiêm tốn và giản dị. C. cần cù và siêng năng. D. chăm chỉ và tiết kiệm. Câu 3: Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là? A. tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức. B. có ý thức và trách nhiệm. C. có văn hóa và trách nhiệm. D. tự giác tuân thủ nội quy và quy chế. Câu 4: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào? A. Đức tính thật thà. B. Đức tính khiêm tốn. C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính trung thực. Câu 5: Biểu hiện của không trung thực là: A. nhặt được của rơi trả người đánh mất. B. không coi cóp trong giờ kiểm tra. C. không nói dối. D. tung tin bịa đặt nói xấu bạn bè trên mạng xã hội. Câu 6: Tục ngữ: “ Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến đức tính gì? A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Tự trọng. D. Khiêm tốn. Câu 7: Nhận biết hành vi thiếu tự trọng là: A. biết cư xử đúng mực. B. lời nói văn hóa. C. gọn gàng sạch sẽ. D. quay cóp trong giờ kiểm tra. Câu 8: Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là? A. tự lập và tự trọng. B. khiêm tốn và thật thà. C. cần cù và tiết kiệm. D. trung thực và thẳng thắn.
- Câu 9: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là? A. việc làm. B. nguyên tắc chung. C. hành vi. D. quy định chung. Câu 10: Đoàn kết, tương trợ là: A. yêu thương những người xung quanh. B. ỷ lại trong công việc. C. có việc làm cụ thể cho người khác. D. sự thông cảm, chia sẻ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Câu 11: Tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói về: A. sống giản dị. B. yêu thương con người. C. tự trọng. D. trung thực. Câu 12: Biểu hiện nào thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. An luôn giúp đỡ các bạn học lực yếu hơn mình. B. An chỉ chơi với các bạn học sinh giỏi. C. Là hàng xóm nhiều năm nhưng bà Năm không bao giờ giúp đỡ hàng xóm của mình lúc khó khăn. D. Lan gặp bạn bị té nhưng bỏ đi luôn. Câu 13: Biểu hiện đúng của kỉ luật là? A. Luôn làm sai. B. Đi học đúng giờ. C. Phạm luật giao thông. D. Vượt đèn đỏ. Câu 14: Hành động nào làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức của học sinh? A. Ủng hộ người nghèo. B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp. C. Tuyên truyền về an toàn giao thông. D. Nói tục , chửi thề. B. TỰ LUẬN: ( 3 điểm) Câu 15: Tuấn và Nam là đôi học cùng lớp. Tuấn học giỏi Môn Tiếng Anh, còn Nam là học sinh trung bình . Vì mục đích đạt được điểm cao trong kì thi cuối học kì I nên Nam đã quay cóp, chép bài của Tuấn để bài kiểm tra của mình được 9 điểm. a) Em hãy nhận xét về hành vi của Nam? (1đ) b) Nếu em là Tuấn trong trường hợp này em sẽ làm gì ?(1đ) Câu 16: Em hãy nêu ví dụ về những việc làm thể hiện lòng yêu thương giúp đỡ cha mẹ? (1đ)
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: GDCD 7 – NĂM HỌC: 2021 – 2022. I/ TRẮC NGHIỆM (7đ) * Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoăc mệnh đề đúng (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C B A D D C D A D D B A B D II. TỰ LUẬN (3điểm) Câu 15. (2đ) a) Nam là một người thiếu tự trọng. Vì để đạt điểm cao trong lớp nên Nam đã quay cóp , chép bài , không biết coi trọng danh dự của bản thân mình. b) Nếu là Tuấn em sẽ khuyên Nam phải nghiêm túc, không được chép bài người khác trong giờ thi. Nhằm tạo ra sự công bằng trong thi cử. Không được chủ quan, lơ là trong việc học tập của mình. Nếu như bị phát hiện thì sẽ bị thầy cô xử phạt nghiêm khắc. Câu 16. (1đ) Ví dụ: phụ giúp công việc nhà cho bố mẹ: nấu cơm, quét nhà, quan tâm, chăm sóc khi bố mẹ bị ốm, đau, cố gắng nỗ lực học tập thật tốt….
- BẢNG MÔ TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GDCD 7 – NĂM HỌC: 2021 – 2022. I. TRẮC NGHIỆM(7điểm) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng: 0,5đ x 14 = 7đ. Câu 1. Biểu hiện của sống giản dị Câu 2. Nhận biết được câu danh ngôn nói về sống giản dị Câu 3. Nhận biết thế nào là người có đạo đức, người chấp hành tốt kỉ luật. Câu 4. Nhận biết được thế nào là trung thực. Câu 5. Hiểu, phân biệt được hành vi trung thực, không trung thực. Câu 6. Nhận biết câu tục ngữ nói về tính tự trọng. Câu 7. Nhận biết hành vi thiếu tự trọng Câu 8. Hiểu được việc làm, câu tục ngữ danh ngôn thể hiện tính tự trọng. Câu 9. HS nhận biết được thế nào là kỉ luật. Câu 10. Nêu những hành vi qua đó HS nhận biết tình yêu thương hoặc tinh thần đoàn kết Câu 11. Nhận biết được câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người Câu 12. Nhận biết biểu hiện của đoàn kết, tương trợ Câu 13. Nêu được biểu hiện của tính kỉ luật đối với học sinh . Câu 14. Hiểu được những hành vi vô đạo đức của học sinh trong nhà trường II. TỰ LUẬN(3điểm) Câu 15: a) Vận dụng lý thuyết về tự trọng để giải thích vấn đề .(1đ) b) Liên hệ với bản thân để xử lý được tình huống.(1đ) Câu 16 : Nêu được ví dụ về những việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình.(1đ)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 1 -Nhận biết được thế nào là giản Nhận xét, đánh giá Sống giản dị dị; biểu hiện của sống giản dị. những việc làm của người khác về lối sống. Số câu 2 1 1 2 3 Số điểm 1 2 2 1 3 Tỉ lệ 10% 20% 20% 10% 30% Bài 2 -Nhận biết được Thế nào là Phân biệt các hành vi Trung thực trung thực thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hằng ngày. Số câu 1 1 2 2 Số điểm 0,5 0,5 1 1 Tỉ lệ 5% 5% 10% 10% Bài 3 Nhận biết được biểu hiện của tự - Hiểu được ý nghĩa Tự trọng trọng phẩm chất tự trọng. . Số câu 1 1 2 2 Số điểm 0,5 0,5 1 1 Tỉ lệ 5% 5% 10% 10% Bài 4 -Nhận biết được khái niệm đạo Phân biệt các hành vi Đạo đức và đức/ kỉ luật có đạo đức, kỉ luật/ trái kỉ luật đạo đức, vô kỉ luật trong cuộc sống hằng ngày. -Hiểu được mối quan
- hệ giữa đạo đức và kỉ luật Số câu 1 1 1 2 1 3 Số điểm 0,5 0,5 1 1 1 2 Tỉ lệ 5% 5% 10% 10% 10% 20% Bài 5 -Nhận biết được hành vi thể Vận dụng kiến thức đã Yêu thương hiện lòng yêu thương con học để xử lý tình con người người/ trái với yêu thương con huống có liên quan người đến lòng yêu thương con người Số câu 1 1 1 1 2 Số điểm 0,5 1 0,5 1 1,5 Tỉ lệ 5% 10% 5% 10% 15% Bài 7 Kể được một vài câu ca dao/ tục Hiểu được ý nghĩa của Đoàn kết, ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói đoàn kết, tương trợ. tương trợ về đoàn kết, tương trọ Số câu 1 1 1 1 2 Số điểm 1 0,5 0,5 1 1,5 Tỉ lệ 10% 5% 5% 10%% 15% TS câu 6 1 4 1 1 1 10 4 14 TS điểm 3 1 2 1 2 1 5 5 10 Tỉ lệ 30% 10% 20% 10% 20% 10% 50% 50% 100%
- PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - ĐỀ 1 Thời gian : 45 phút PHẦN I-Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội được gọi là gì? A. Trung thực C. Tự trọng B. Giản dị. D. Tôn trọng lẽ phải Câu 2: Trung thực là luôn …. sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. A. tôn trọng C. quan tâm B. thực hiện D. kêu gọi Câu 3: Những quy định, chuẩn mực ứng xử giữa con người với con người, với công việc , với tự nhiên và môi trường sống được mọi người ủng hộ vfa tự giác thực hiện được gọi là A. Trung thực C. Đạo đức B. Giản dị. D. Kỉ luật. Câu 4: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện sự tự trọng? C. Nhận lỗi nhưng không sửa lỗi. C. Thích khoe thành tích của mình với người khác. A. Lúc nào cũng cho mình là đúng. D. Chủ động, thành khẩn nhận lỗi khi mắc lỗi.. Câu 5: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của lối sống giản dị ? A. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. C. Lời nói cầu kì, bóng bẩy. B. Nói năng cộc lốc, không thưa gửi. D. Nói năng xốc nổi, không suy nghĩ. Câu 6: Việc làm nào dưới đây trái với yêu thương con người? A. Nói lời cay nghiệt, cười đùa trên nỗi đau của người khác. B. An ủi, chia sẻ nỗi bất hạnh của người khác. C. Đối xử ân ần, nhẹ nhàng với người dưới. D. Sẵn lòng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. Câu 7: Sống đoàn kết, tương trợ sẽ được mọi người A. kính nể. C. quý mến. B. ngưỡng mộ. D. xót thương. Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện đức tính trung thực? A. Quay cóp trong giờ kiểm tra. C. Bao che khuyết điểm của bạn. B. Bịa lý do để được nghỉ học. D. Đầu giờ, xin lỗi cô giáo vì mình lỡ quên sọan bài. Câu 9: Tự trọng giúp con người điều gì dưới đây? A. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. C. Luôn thành công trong cuộc sống. B. Được mọi người nể sợ. D. Nâng cao thành tích học tập. Câu 10: Hành vi nào dưới đây là hành vi vừa có đạo đức vừa có kỉ luật? A. Ăn quà vặt, nói leo trong giờ học. C. Không xếp hàng khi đi khám chữa bệnh.
- B. Bắt nạt, ức hiếp bạn bè. D. Không hút thuốc lá, không uống rượu bia. PHẦN II- Tự luận (5 điểm) Câu 1(1đ): Tìm một vài câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ. Câu 2(1đ): Theo em, giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Câu 3(2đ): Hôm sinh nhật H, M mặc quần tây và áo sơ mi đi dự tiệc. Một số bạn chê M là quê mùa, không biết cách ăn mặc theo mốt. Em có đồng ý với việc làm của các bạn đó không ? Vì sao ? Câu 4(1đ): Trên đường đi học, nếu thấy một bạn khác bị hỏng xe ở dọc đường, em sẽ làm gì ? - HẾT-
- PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - ĐỀ 2 Thời gian : 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Em hiểu thế nào là trung thực? A. Không xa hoa, lãng phí. C. Tôn trọng chân lí, lẽ phải. B. Làm những điều tốt đẹp cho người khác. D. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Câu 2: Thế nào là sống giản dị ? A. Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. C. Sống xa hoa, cầu kì. B. Sống ngay thẳng, thật thà. D. Sống chan hòa với mọi người. Câu 3: Hành vi nào sau đây không hiện lòng yêu thương con người? A.Giúp cụ già qua đường. C.Giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. B. Chăm sóc bố mẹ khi đau ốm. D. Xa lánh người tàn tật. Câu 4: Trong các biểu hiện sau đây, biểu hiện nào thể hiện phẩm chất tự trọng ? A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. C. Không cầu kì, kiểu cách. B. Quan tâm giúp đỡ người khác . D. Cư xử đàng hoàng, đúng mực. Câu 5: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào thể hiện lối sống giản dị? A. Thái độ khách sáo, kiểu cách. C. Nói năng cộc lốc, trống không. B. Chan hòa, gần gũi với mọi người. D. Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa. Câu 6: Sống tự trọng có ý nghĩa như thế nào? A. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. C. Giúp ta có nhiều bạn. B. Sẽ không được mọi người quý trọng. D. Giúp ta lạc quan trong cuộc sống. Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? A. Không nói chuyện riêng trong giờ học. C. Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. B. Biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. D. Đối xử với mọi người luôn chân thành. Câu 8: Đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào? A. Được mọi người tin tưởng. C. Tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn. B. Không bị mọi người nhắc nhở. D. Giúp nâng cao phẩm giá, uy tín của bản thân. Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất trung thực? A. Bao che thiếu sót cho người đã giúp đỡ mình. B. Biết là không thể giúp đỡ được bạn nhưng vẫn hứa là sẽ giúp đỡ để bạn yên lòng.
- C. Dũng cảm nhận lỗi của mình. D. Nhận lỗi thay cho bạn. Câu 10: Người có đạo đức là người như thế nào? A. Làm việc siêng năng. B. Ứng xử đúng chuẩn mực xã hội, tự giác tuân thủ kỉ luật. C. Sống hòa đồng. D. Biết giữ lời hứa. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Em hãy kể một vài câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ. Câu 2: (1 điểm) Em hãy cho biết giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Câu 3: (2) điểm) Gia đình An có mức sống bình thường nhưng An ăn mặc rất diện, còn học tập thì lười biếng. Còn gia đình Nam có cuộc sống sung túc nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm. Em có nhận xét gì về lối sống của bạn An và bạn Nam? Câu 4: (1) điểm) Nam bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội 8A cử Bình chép và giảng bài cho Nam sau mỗi buổi học. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì? -HẾT- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1: PHẦN I- Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A C D A A C D A D PHẦN II- Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) HS tìm được ít nhất 2 câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ. Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm. VD: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Chung tay góp sức, kề vai sát cánh. - Đồng cam cộng khổ. - Góp gió thành bão. -Chết cả đống, còn hơn sống một người. - Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức -Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
- - Đông tay thì vỗ nên kêu - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. … Câu 2: (1 điểm) Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Đạo đức tạo ra động cơ bên trong, điều chỉnh nhận thức và hành vi kỉ luật, và ngược lại hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể,pháp luật của Nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức. Câu 3: (2 điểm)Việc làm của các bạn là không đúng, em không đồng ý. Vì không ai bắt buộc dự tiệc thì phải ăn mặc cầu kì, diêm dúa. Bạn M mặc quần tây , áo sơ mi cũng đủ lịch sự, thể hiện sự tôn trọng với chủ nhân bữa tiệc là bạn H. Câu 4: (1 điểm)Trên đường đi học, nếu thấy một bạn khác bị hỏng xe ở dọc đường, em sẽ dừng lại hỏi xem bạn gặp khó khăn gì. Nếu em có thể, em sẽ giúp bạn sửa xe rồi cùng đi học. Nếu em không giúp bạn sửa xe được thì em giúp bạn gửi xe rồi cho bạn đi nhờ đến trường để cả hai đứa không bị muộn giờ học.
- ĐỀ 2: PHẦN I- Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D D B A A C C B PHẦN II- Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) HS tìm được ít nhất 2 câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ. Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm. VD: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Chung tay góp sức, kề vai sát cánh. - Đồng cam cộng khổ. - Góp gió thành bão. -Chết cả đống, còn hơn sống một người. - Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức -Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng. - Đông tay thì vỗ nên kêu - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. … Câu 2: (1 điểm) Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Đạo đức tạo ra động cơ bên trong, điều chỉnh nhận thức và hành vi kỉ luật, và ngược lại hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể,pháp luật của Nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức. Câu 3: Em nghĩ rằng: - Bạn An chưa có lối sống giản dị. (0,5) - Gia đình bạn thu nhập bình thường trong khi đó bạn còn là một học sinh nhưng bạn ăn mặc rất diện là chưa phù hợp với qui định của trường học, của một học sinh, chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. (0,5) - Bạn Nam là người sống giản dị. (0,5) - Mặc dù gia đình bạn Nam rất sung túc nhưng bạn ăn mặc giản dị, phù hợp với nội quy của trường học, của một học sinh.(0,5) Câu 4: (1 điểm) Nếu em là Bình, em sẽ nhận lời giúp đỡ bạn Nam, động viên, thăm hỏi bạn để bạn sớm khỏi bệnh. Chép và giảng bài cho bạn sau mỗi buổi học. *Lưu ý: Các câu hỏi 2 và 3 phần tự luận, học sinh có thể có cách giải thích, diễn đạt khác, miễn là hợp lý.
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN GDCD TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Lớp 7 - Năm học: 2021 – 2022 ĐỀ 01 Tiết theo PPCT: Tiết 9 - Thời gian làm bài: 45’ (Đề thi gồm 04 trang) Ngày kiểm tra: tuần 10 Trắc nghiệm : Chọn đáp án đúng nhất (mỗi đáp án đúng 0,25 điểm). Câu 1. Hành động nào vừa KHÔNG thể hiện tính đạo đức vừa KHÔNG thể hiện tính kỷ luật? A. Không nói leo trong giờ học B. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học C. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp D. Xả rác trong lớp học Câu 2. Trên đường đi học về em nhặt được một chiếc ví trong đó có 4 triệu và giấy tờ tuỳ thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác B. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu C. Mang đến đồn công an nhờ các chú tìm người để trả lại D. Mang tiền về cho bố mẹ Câu 3. Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại iphone mới thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B? A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí B. Bạn B là người vô tâm C. Bạn B là người tiết kiệm D. Bạn B là người vô ý thức Câu 4. Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của sống giản dị? A. Chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm người nhất định B. Đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo C. Là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt đối xử trong xã hội D. Góp phần làm cho xã hội dân chủ, văn minh Câu 5. Đối lập với giản dị là gì? A. Xa hoa, lãng phí B. Tiết kiệm C. Thẳng thắn D. Cần cù, siêng năng Câu 6. Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Được mọi người giúp đỡ B. Được mọi người yêu mến C. Được mọi người chia sẻ khó khăn D. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ Câu 7. Hành vi nào sau đây KHÔNG thể hiện tính tự trọng? A. Không làm được bài, nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn. B. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp C. Dù khó khăn đến mấy cũng thực hiện cho bằng được lời hứa D. Chỉ khi có bài kiểm tra điểm tốt thì K mới khoe với cha mẹ, điểm kém thì K giấu đi Câu 8. Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Coi như không biết B. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật C. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật D. Bắt chước bạn để đạt điểm cao Câu 9. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào nói về đức tính giản dị? A. Đối xử chân thành, cởi mở B. Tổ chức sinh nhật linh đình C. Khách sáo, kiểu cách D. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả Câu 10. Điền vào dấu “…” để hoàn thành câu sau: “Kỷ luật là những … của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.” A. quy luật chung B. quy định chung C. quy chế chung D. nội quy chung Câu 11. Điền vào dấu “…” để hoàn thành câu sau: “Đạo đức là những …, những… của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.” 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
31 p | 35 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
36 p | 58 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
20 p | 62 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
28 p | 50 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
51 p | 44 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 38 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
45 p | 26 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
63 p | 15 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
64 p | 25 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 (Có đáp án)
43 p | 19 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 30 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
28 p | 47 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
27 p | 71 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
30 p | 55 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 39 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn