intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ TỔ SỬ- GDCD KIỂM TRA (Đề gồm có 03 trang) GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 Môn: Lịch sử - Lớp 10 Ngày kiểm tra: …./11/2023 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:.....................................................Lớp: ...........Số báo danh: ................... Mã đề 101 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm): Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử A. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên, B. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng. C. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại. D. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng. Câu 2. Học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến cơ hội nào cho con người? A. Cơ hội về tương lai mới. B. Trở thành nhà nghiên cứu. C. Cơ hội về nghề nghiệp mới. D. Điều chỉnh được nghề nghiệp. Câu 3. Nền văn minh nào dưới đây ra đời sớm nhất trên thế giới? A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. Ấn Độ. D. Hy Lạp. Câu 4. Văn hóa và văn minh đều là những giá trị A. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. B. giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện đến nay. C. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra kể từ khi có chữ viết và nhà nước. D. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển thấp của xã hội. Câu 5. Việc bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể A. rút ra bài học kinh nghiệm để phục vụ cuộc sống. B. miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác. C. dự đoán chính xác những thời cơ trong tương lai. D. phát hiện chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại. Câu 6. Văn hóa là gì? A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. B. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. C. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người. D. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Câu 7. Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì? Mã đề 101 Trang 1/4
  2. A. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên. B. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp. C. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản. D. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sàn. Câu 8. Sự phát triển của ngành du lịch có vai trò như thế nào đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa? A. Hình thành ý tưởng và cảm hứng sáng tạo trong công tác bảo tồn di sản. B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa. C. Cung cấp bài học kinh nghiệm để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển. D. Đưa ra những dự báo chính xác về thời cơ, thách thức trong tương lai. Câu 9. Chữ viết Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu A. đo đạc, phân chia ruộng đất. B. ghi chép và lưu trữ tri thức. C. quản lí hành chính. D. trao đổi buôn bán. Câu 10. Khái niệm Lịch sử không bao hàm nội dung nào dưới đây? A. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. B. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra. D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Câu 11. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại? A. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon. B. Thành thị cổ Ha-rap-pa. C. Kim tự tháp Kê-ốp. D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Câu 12. Nhận thức lịch sử là A. những mô tả của con người về quá khứ đã qua. B. những tri thức, hiểu biết, hình dung của con người về quá khứ. C. Những lễ hội lịch sử văn hóa được phục dựng. D. những công trình nghiên cứu lịch sử. Câu 13. Điểm chung của văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ là gì? A. Chỉ phát triển ở thời kì trung đại. B. Đều chịu ảnh hưởng của văn minh A-Rập. C. Chỉ phát triển ở thời kì cổ đại. D. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Câu 14. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là A. tái tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm. B. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan. C. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng. D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Câu 15. Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch? A. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá. B. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững. C. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tổn các di tích lịch sử, văn hoá. D. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển. Câu 16. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp lịch sử ở đâu? A. Khắp mọi nơi. B. Phim ảnh. C. Trường học D. Đường phố. Câu 17. Đối với nghiên cứu lịch sử, các loại hình di sản văn hóa có vai trò là A. nguồn tri thức nền tảng. B. nguồn sử liệu quan trọng. C. đề tài của sự sáng tạo. D. phương pháp nghiên cứu. Câu 18. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động Mã đề 101 Trang 1/4
  3. A. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội. B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. C. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau. D. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích. Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử? A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng. B. Dự báo chính xác về thời cơ, nguy cơ trong tương lai. C. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội. D. Giúp con người thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại. Câu 20. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là A. các khu phố cổ. B. kim tự tháp. C. tượng Nhân sư. D. đền thờ các vị vua. Câu 21. Nội dung nào sau đây là lịch sử được con người nhận thức? A. Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa. B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. C. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam. D. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Câu 22. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc A. trùng tu, làm mới. B. xây dựng, khai thác. C. bảo tồn. D. kiểm kê định kì. Câu 23. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là A. sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai. B. sử dụng tri thức lịch sử để giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống. C. áp dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống. D. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua triển lãm, bảo tàng. Câu 24. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học? A. Toàn bộ hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến cận đại. B. Toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực. C. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay. D. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Câu 25. Chữ viết ngày nay của Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ viết nào? A. Hin-đi (Hindi). B. Pa-li (Pali). C. Bra-mi (Brami). D. Xan-xcrit (Sanskrit). Câu 26. Văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá, ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào? A. Đông Bắc Á. B. Tây Á. C. Đông Nam Á. D. Trung Đông. Câu 27. Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có A. công cụ đồng thau. B. chữ viết. C. tiếng nói. D. công cụ đá. Câu 28. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng? A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch. B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống. D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản. II. TỰ LUẬN Câu 1 (2 điểm). Nêu và phân tích mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển của du lịch. Kể tên một số di tich lịch sử, di tích cách mạng ở địa phương em. Em và các bạn sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những di tích đó? Câu 2 (1 điểm). Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn học một công Mã đề 101 Trang 1/4
  4. trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập cổ đại hoặc văn minh Ấn Độ cổ - trung đại (tên công trình, tên quốc gia, miêu tả được những đặc trưng cơ bản, liên hệ thực tiễn). ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 1/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1