intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

  1. Sở GD&ĐT Quảng Nam KIỂM TRA GIỮA KÌ I Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 PHÚT (Đề thi có _2__ trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: .............................................................. Số báo danh: ........ Mã đề 601 I.TRẮC NGHIỆM: (7.0đ) (Hs chọn đáp án đúng nhất) Câu 1. Nội dung nào sao đây không được xem là biện pháp để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản văn hóa? A. Làm mới lại các di sản văn hóa đang bị xuống cấp. B. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. C. Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản. D. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Câu 2. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử A. Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tắt cả mọi sự vật, hiện tượng. B. Rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng. C. Chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên. D. Giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại. Câu 3. Lịch sử được con người nhận thức có sự khác nhau là do A. hiện thực lịch sử luôn khách quan. B. nhận thức lịch sử luôn biến đổi. C. lịch sử được con người nhận thức vừa khách quan vừa chủ quan. D. mục đích nghiên cứu. Câu 4. Di sản thiên nhiên bao gồm các loại A. Đền đài, chùa chiền, cung điện. B. Thành quách, lăng tẩm. C. Chầu văn, nhã nhạc cung đình Huế. D. Di sản thiên nhiên, địa chất, địa mạo. Câu 5. Văn hóa là A. quá trình sáng tạo của con người trong thời kỳ sơ khai. B. sự xuất hiện đồng thời của loài người. C. sự tiến bộ về vật chất tinh thần của xã hội loài người. D. tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần của con người sáng tạo nên. Câu 6. Đâu là di sản hỗn hợp được UNESCO công nhận? A. Kinh thành Huế. B. Di sản Tràng An – Ninh Bình. C. Thành nhà Hồ. D. Hoàng thành Thăng Long. Câu 7. Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa vật thể ? A. Hát xướng, hát xoan. B. Nghệ thuật ca trù. C. Đàn ca tài tử. D. Đô thị cổ Hội An. Câu 8. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc A. làm tăng giá trị văn hóa cho di sản. B. duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng. C. làm tăng giá trị kinh tế của các di sản. D. giữ gìn và lưu truyền cho mai sau. Câu 9. Hiện nay, giải pháp cấp bách hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là gì? A. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. B. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản. C. Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản. D. Xử lý nghiêm về vi phạm các giá trị di sản. Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học? A. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người. Mã đề 601 Trang 2/2
  2. B. Quá khứ của toàn thể nhân loại. C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới. D. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ. Câu 11. Toàn bộ những tri thức, hiểu biết, suy nghĩ và hình dung của con người về quá khứ được gọi là A. Sự kiện tương lai. B. Nhận thức lịch sử. C. Hiện thực lịch sử. D. Khoa học lịch sử. Câu 12. Đâu không phải là thành tựu văn hóa Trung Quốc? A. Thuốc súng. B. Chữ Phạn. C. La bàn. D. Nho giáo. Câu 13. Số 0 là phát minh của cư dân A. Trung Quốc. B. A Rập. C. Ai Cập. D. Ấn Độ. Câu 14. Đâu KHÔNG phải là vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa? A. Doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử. B. Làm cho nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm đến việc bảo tồn giá trị si sản. C. Góp phần rất lớn vào trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. D. Góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia. Câu 15. Điểm khác nhau giữa văn minh với văn hóa là A. Văn minh là những thành tựu về vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. B. Văn minh gắn với những giá trị trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. C. Văn minh là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay. D. Văn minh gắn với những giá trị do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển sau của xã hội. Câu 16. Chất liệu dùng để xây dựng di sản văn hóa vật thể là A. nước. B. thạch cao. C. xi măng. D. đất. Câu 17. Đâu là nhận định ĐÚNG về hiện thực lịch sử A. Là toàn bộ quá khứ của loài người.. B. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử. C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ. D. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử loài người. Câu 18. Nội dung nào sau đây là một trong những nhiệm vụ của Sử học? A. Nghiên cứu, học tập và dự báo. B. Giáo dục và nêu gương. C. Nhận thức, khoa học và giáo dục. D. Giáo dục, khoa học và dự báo. Câu 19. Giá trị của di sản thường thể hiện ở khía cạnh nào? A. Giáo dục, kiến trúc, y tế. B. Văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật. C. Giáo dục, y tế, pháp luật. D. Kiến trúc, giáo dục, pháp luật. Câu 20. Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây? A. Hiện thực lịch sử và tái hiện lịch sử. B. Tái hiện lịch sử và học tập lịch sử. C. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. D. Nhận thức lịch sử và hiểu biết lịch sử. Câu 21. Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây của người tìm hiểu Lịch sử? A. Đối tượng tiến hành nghiên cứu. B. Mức độ hiểu biết về lịch sử. C. Nhu cầu và năng lực tìm hiểu. D. Khả năng nhận thức lịch sử. II.TỰ LUẬN (3.0đ) Câu 1.(2.0đ) Hãy phân tích thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại (về chữ viết; tư tưởng,tôn giáo; văn học). Câu 2.(1.0đ) Vận dụng sự hiểu biết của mình kết hợp với nội dung đã học, em nãy phân biệt sự khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức? ------ HẾT ------ Mã đề 601 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2