intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ” được TaiLieu.VN sưu tầm và chọn lọc nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 luyện tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi giữa kì hiệu quả. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và biên soạn đề thi. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 21 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 101 (Đề có 3 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 7,0 ĐIỂM ) Câu 1: Tháng 11 - 1918, nước nào sau đây phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)? A. Mĩ. B. Đức. C. Nhật Bản. D. Anh. Câu 2: Trong thế kỉ XVI-XVII, đa số các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của những nước thực dân nào sau đây? A. Mĩ, Nhật. B. Nhật, Đức. C. Anh, Pháp. D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Câu 3: Nội dung nào sau đây là tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á vào giữa thế kỉ XIX? A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng toàn diện. B. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh. C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ D. Nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu lâm vào khủng hoảng. Câu 4: Sau khi hoàn thành xâm lược vào giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã thực hiện chính sách bóc lột nào sau đây về kinh tế ở Ấn Độ? A. Vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu. B. Chỉ ra sức vơ vét lương thực. C. Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc. D. Chỉ bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. Câu 5: Cải cách của Ra-ma V (năm 1868) đưa nước Xiêm phát triển theo thể chế chính trị nào sau đây? A. Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến. C. Tư bản chủ nghĩa. D. Xã hội chủ nghĩa. Câu 6: Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo phong trào đấu tranh nào sau đây? A. Cách mạng Tân Hợi năm (1911). B. Cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898). C. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (1851) D. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Câu 7: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a vào cuối thế kỉ XIX đạt được kết quả nào sau đây? A. Không bị tổn thất về người. B. Nhanh chóng bị thất bại. C. Không thu hút được nhân dân tham gia. Trang 1/3 - Mã đề 101
  2. D. Giành được thắng lợi. Câu 8: Đầu thế kỉ XX, nhân dân các nước Mĩ Latinh vẫn phải tiếp tục đấu tranh giành và bảo vệ độc lập vì lý do nào sau đây? A. Mĩ khống chế và biến khu vực này thành “sân sau”. B. Tất cả các nước vẫn bị Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thống trị. C. Mĩ và Pháp chưa thỏa thuận về sự phân chia khu vực này. D. Mĩ và một số nước Châu Âu áp đặt chế độ cai trị hà khắc. Câu 9: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? A. Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc -bi ám sát. B. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc với Liên Xô. C. Do Anh và Pháp có rất ít hệ thống thuộc địa. D. Do sự bùng nổ của cuộc cách mạng vô sản ở Đức. Câu 10: Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân Anh khi thực hiện chính sách “chia để trị” ở Ấn Độ trong nửa sau thế kỉ XIX? A. Duy trì nền thống trị lâu dài ở Ấn Độ. B. Phát triển văn hóa địa phương ở Ấn Độ. C. Duy trì nền thống trị gián tiếp ở Ấn Độ. D. Xóa bỏ sự cách biệt về chủng tộc ở Ấn Độ. Câu 11: Nội dung nào sau đây là hạn chế về chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc Đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905)? A. Chỉ yêu cầu thực dân Anh giúp tư sản Ấn Độ phát triển kĩ nghệ. B. Chỉ yêu cầu thực dân Anh cải cách về giáo dục, xã hội. C. Chỉ yêu cầu để tư sản Ấn Độ được tham gia hội đồng tự trị. D. Không đưa ra mục tiêu đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ. Câu 12: Một trong những nội dung cải cách về kinh tế trong Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) là gì? A. Quân đội huấn luyện và tổ chức theo kiểu phương Tây. B. Thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất. C. Chính phủ cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây. D. Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ. Câu 13: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề nào sau đây? A. Thể chế chính trị. B. Thuộc địa. C. Văn hóa D. Người nhập cư. Câu 14: Biểu hiện nào sau đây cho thấy cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Không lật đổ được triều đại phong kiến Mãn Thanh. B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Không mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Trang 2/3 - Mã đề 101
  3. D. Đã lật đổ được hoàn toàn ách thống trị của các nước đế quốc. Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình Nhật Bản trong 30 năm cuối thế kỉ XIX? A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng. B. Chế độ quân chủ chuyên chế ra đời. C. Chủ nghĩa xã hội phát triển nhanh chóng. D. Phương thức sản xuất phong kiến xuất hiện. Câu 16: Vào đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây? A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Lào. D. Cam-pu-chia. Câu 17: Nội dung nào sau đây là một trong những mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội (1905)? A. Khôi phục chế độ phong kiến. B. Chỉ chủ trương khôi phục Trung Hoa. C. Chỉ chủ trương thành lập Dân quốc. D. Đánh đổ Mãn Thanh. Câu 18: Chủ nghĩa đế quốc Nhật (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có đặc điểm nào sau đây? A. Đế quốc quân chủ chuyên chế B. Đế quốc cho vay nặng lãi C. Đế quốc phong kiến quân phiệt D. Đế quốc thực dân Câu 19: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) kết thúc với sự thất bại thuộc về lực lượng đế quốc nào sau đây? A. Đồng minh. B. Hiệp ước. C. Phát xít. D. Liên minh. Câu 20: Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (từ năm 1868)? A. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Thiết lập thể chế chính trị dân chủ cộng hòa. D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến. Câu 21: Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ đề ra chủ trương đấu tranh bằng phương pháp nào trong 20 năm đầu (1885 – 1905)? A. Ôn hòa. B. Bạo lực. C. Kết hợp ôn hòa và bạo lực. D. Kết hợp cải cách với bạo lực II. TỰ LUẬN: ( 3 ĐIỂM ) Câu 1: Hãy làm rõ sự đoàn kết chiến đấu của quân dân ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( cuối TK XIX – đầu TK XX ) ( 2 điểm ) Câu 2: Từ những kiến thức đã học về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918), hãy nêu ý kiến của em về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại. Từ đó liên hệ vai trò của bản thân trong việc góp phần bảo vệ hòa bình thế giới?( 1 điểm ) ...................................HẾT................................. Trang 3/3 - Mã đề 101
  4. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút I.Phần đáp án câu trắc nghiệm: 101 102 103 104 1 B D B D 2 D A C A 3 A D A D 4 A D A A 5 C D B B 6 B C D D 7 D B A B 8 A A A D 9 A A D B 10 A C A D 11 D C A D 12 B C A C 13 B A B C 14 B C D B 15 A A D C 16 B A B B 17 D C C A 18 C B B A 19 D B D B 20 B D A B 21 A C D D 1
  5. PHẦN ĐÁP ÁN TỰ LUẬN: CÂU1 ĐÁP ÁN ĐIỂM Nêu được những sự kiện chứng tỏ tinh thần đoàn kết chiến đấu của Lào, Cam-pu-chia với Việt Nam trong cuộc kháng (1 chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX đầu TK XX điểm) - Khởi nghĩa A- cha -xoa: 0,3 đ + Biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia trở thành vùng căn cứ cho khởi nghĩa. + Khi bị thực dân Pháp đàn áp, nhiều nghĩa quân lánh nạn sang vùng Châu Đốc, Hà Tiên và được nhân dân Việt Nam giúp đỡ - Khởi nghĩa nhà sư Pu – côm -bô: 0,3 đ + Lập căn cứ ở Tây Ninh + Nhiều người Việt đã tham gia nghĩa quân; Có sự liên kết với cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền. - Khởi nghĩa Pha – ca- đuốc: 0,3 đ Mở rộng sang cả biên giới Việt – Lào Câu 2 a, Phát biểu suy nghĩ của bản thân về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại. 1,0đ b, Liên hệ với bản thân để xác định được thái độ đúng đắn trong việc xây dựng môi trường hòa bình trong trường học (2 và với những người xung quanh. 1,0đ điểm) Hướng dẫn chấm: - Học sinh tự do nêu lên quan điểm của cá nhân. Tuy nhiên phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: + Tính đúng đắn trong quan điểm, chuẩn mực về đạo đức; + Trình bày logic và khoa học. - Tùy nội dung trình bày và tùy vào việc đáp ứng các nguyên tắc trên, GV có thể đánh giá điểm dựa trên tổng điểm đã quy định của câu này. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2