intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng” bao gồm dạng bài trắc nghiệm và tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ MINH HỌA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 phút. (Đề thi có 04 trang) (không tính thời gian phát đề) I. Trắc nghiệm Câu 1. Đế quốc đầu tiên buộc Chính phủ Nhật Bản kí Hiệp ước bất bình đẳng là A. đế quốc Pháp. B. đế quốc Anh. C. đế quốc Mĩ. D. đế quốc Đức. Câu 2. Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách gì để ép Nhật Bản phải mở cửa? A. Áp lực quân sự B. Phá họai kinh tế C. Tấn công xâm lược D. Đàm phán, ngoại giao Câu 3. Trước đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào? A. Kìm hãm bằng mọi cách. B. Đồng ý nhưng có điều kiện. C. Đồng ý những đòi hỏi. D. Thẳng tay đàn áp. Câu 4. Đến giữa TK XIX, Ấn Độ là thuộc địa của Đế quốc nào? A. Nga. B. Anh. C. Nhật. D. Mĩ. Câu 5. Ấn Độ trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây vì A. có vị trí chiến lược quan trọng. B. còn trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị. C. có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Á. D. có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào. Câu 6. Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc A. cuộc cách mạng Tân Hợi B. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất C. cuộc khởi nghĩa, Nghĩa Hòa đoàn. D. cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc. Câu 7. Nghĩa quân Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc đã xây dựng chính quyền ở A. Nam Kinh B. Bắc Kinh. C. Kim Điền D. Quảng Đông. Câu 8. Người lãnh đạo cuộc Thái bình thiên quốc là A. Trần Thắng B. Ngô Quảng C. Hồng Tú Toàn D. Chu Nguyên Chương Câu 9. Tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) là nơi diễn ra A. phong trào Duy Tân B. Việc kí điều ước Tân Sửu C. cuộc khởi nghĩa Hoà đoàn C. cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc Câu 10. Từ nửa sau thế kỉ XIX quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được độc lập, không bị chủ nghĩa thực dân thống trị? A. Brunây B. Phi-lip-pin C. Ma-lai-xi-a D. Xiêm (Thái Lan)
  2. Câu 11. Từ nửa sau thế kỉ XIX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã bị thực dân Pháp xâm chiếm A. Phi-líp-pin, Brunây, Xin-ga-po B. Việt Nam, Lào, Campuchia C. Xiêm, In-đô-nê-xi-a D. Ma-lai-xi-a, Mianma Câu 12. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của A. thực dân Anh B. thực dân Pháp C. thực dân Hà Lan D. thực dân Tây Ba Nha Câu 13. Từ nửa sau thế kỉ XIX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã bị thực dân Anh xâm chiếm? A. Phi-lip-pin, bru-nây, Xin-ga-po B. Việt Nam, Lào, Cam pu chia C. Xiêm (Thái Lan), In-đô-nê-xi-a D. Ma-lai-xi-a, Miến Điện (Mi-an-ma) Câu 14. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày 2/4/1917 diễn ra sự kiện A. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh. B. Anh-Pháp tấn công Áo-Hung. C. Mĩ tuyên chiến với Đức. D. Italia đầu hàng phe Hiệp ước Câu 15. Ngày 11/11/1918, diễn ra sự kiện nào sau đây A. cách mạng Đức bùng nổ. B. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh. C. Áo-Hung đầu hàng. D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Câu 16. Liên minh tay ba là Liên minh giữa các nước nào? A. Anh, Pháp, Nga B. Anh, Đức, I-ta-li-a C. Đức, Áo, Hung, I-ta-li-a D. Đức, Pháp, Nga Câu 17. Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ? A. Các nước phương tây dùng Quân sự đánh bại Nhật Bản. B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh. C. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX. D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ. Câu 18. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách nghiêm trọng là: A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối. B. Nhà Thanh - Trung Quốc chuẩn bị xâm lược. C.Trong lòng xã hội phong kiến chứa đựng nhiều mâu thuẫn. D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật phải mở cửa. Câu 19. Nội dung nào Không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị? A. Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. B. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. C. Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á. D. Dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản. Câu 20. Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì
  3. A. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn. B. Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt. C. Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá. D. Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Câu 21. Biện pháp đúng và mới để giải quyết khủng hoảng ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì? A. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ để bị các nước phương Tây sâu xé. B. Thay đổi nhân sự trong chính quyền phong kiến Nhật Bản, đưa những người có tư tưởng tiến bộ lên nắm chính quyền. C. Tiến hành Duy tân đất nước, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN. D.Tăng cường quan hệ, hợp tác với các nước TBCN phương Tây. Câu 22. Vai trò của Ấn Độ khi thực dân Anh biến Ấn Độ trở thành thuộc địa? A. Trở thành nơi giao lưu, buôn bán lớn nhất. B. Trở thành thuộc địa quan trọng nhất. C. Trở thành căn cứ quân sự quan trọng nhất. D. Trở thành trung tâm kinh tế của Nam Á. Câu 23. Mục đích của việc thực hiện chính sách nhượng bộ các tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ Ấn Độ của Anh là A. xoa dịu phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của các thế lực bản xứ. B. hợp pháp hóa chế độ đẳng cấp, biến quý tộc phong kiến thành tay sai. C. lợi dụng các thế lực phong kiến Ấn Độ chống lại những hoạt động của tư sản Ấn Độ. D. duy trì chế độ phong kiến Ấn Độ, lợi dụng việc tranh giành quyền lực giữa các thế lực để dễ cai trị. Câu 24. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào Nghĩa Hoà đoàn thất bại A. bị liên quân 8 nước đế quốc đàn áp B. không nhận được sự ủng hộ của nhân dân C. thiếu sự lãnh đạo thống nhất D. thiếu vũ khí Câu 25. Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Trung Quốc tháng 8 năm 1898? A. Trung Quốc đồng minh hội thành lập B. Trung Quốc Quang phục hội C. Trung Quốc nghĩa đoàn hội ra đời D. Trung Quốc liên minh giải thể Câu 26. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội? A. Đánh đổ Mãn Thanh B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc
  4. D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày Câu 27. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô ở Campuchia được xem là A. cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất ở Campuchia B. cuộc khởi nghĩa có qui mô rộng lớn nhất ở Campuchia C. biểu tượng về tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Campuchia D. biểu tượng liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam và Campuchia Câu 28 Để giữ gìn chủ quyền, chính sách ngoại giao lợi dụng Anh, Pháp của Xiêm được thực hiện ở việc làm như thế nào? A. Tiến hành cải cách, cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc B. Lợi dụng vị trí nước "đệm", cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc C. Lợi dụng vị trí nước "đệm", chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình đẳng D. Lợi dụng vị trí nước "đệm", phát huy nguồn lực đất nước để phát triển II. Tự luận (3 điểm) Câu 1(2.0đ): Phân tích vì sao Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước phương Tây và trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á. Câu 2(1,0đ): Rút ra kinh nghiệm từ chính sách đối ngoại của Xiêm đối với việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam? Đáp án: I. Trắc nghiệm: 1-C 2-A 3-A 4-B 5-D 6-D 7-A 8-C 9-C 10-D 11-B 12-B 13-D 14-C 15-D 16-D 17-C 18-C 19-D 20-D 21-C 22-B 23-B 24-C 25-A 26-B 27-D 28-B II. Tự luận: Câu Nội dung Điểm Phân tích vì sao Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước phương Tây và trở thành một nước đế quốc duy Câu 1: nhất ở châu Á (2,0đ) -Tháng 1-1868, Thiên Hoàng sau khi lên ngôi đã thực hiện 0,25 một loạt cải cách tiến bộ. -Nội dung cải cách +Chính trị: xác lập quyền thống trị của QT, TS; ban hành 0,25 Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. +Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế 0,25 TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sử hạ tầng, đường xá, cầu cống… +Quân sự: Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú 0,25 trọng đóng tàu chiến, sx vũ khí đạn dược.
  5. +Giáo dục: Thi hành c/s giáo dục bắt buộc, chú trọng nội 0,5 dung KH-KT, cử h/s giỏi đi du học phương Tây. -Ý nghĩa, tác dụng: + Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh 0,25 vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng TS. + Tạo điều kiện cho sự phát triển CNTB, đưa Nhật Bản trở 0,25 thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á. Rút ra kinh nghiệm từ chính sách đối ngoại của Xiêm đối Câu 2: với việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam? - Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V trên tất cả các ( 1,0 đ) 0,25 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,… + Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát 0,25 triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới. - Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo“; Chủ động "mở cửa", 0,25 quan hệ với tất cả các nước.Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp, Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn 0,25 chủ quyền của đất nước - Bài học kinh nghiệm bảo vệ chủ quyền của VN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2