intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT GIO LINH NĂM HỌC2022 ­ 2023 MÔNLỊCH SỬ ­ KHỐI LỚP 11 (Đề có 3 trang) Thời gian làm bài : 45Phút Họ tên : ............................................................... Số  báo danh : .............. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918) là A. sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu B. sự thù địch giữa Anh và Pháp. C. sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. D. sự hình thành phe liên minh Câu 2. Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh là gi? A. Biến các nước Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ. B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng phát triển kinh tế. C. Tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển. D. Biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ. Câu 3. Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á  trong bối cảnh nào? A. Ấn Độ, Trung Quốc đã cải cách thành công và giữ được độc lập dân tộc. B. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng. C. Các nước châu Âu và Bắc Mĩ bắt đầu tiến hành cách mạng tư sản. D. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang phát triển thịnh đạt. Câu 4. Sự kiện nào là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cao trào dân tộc 1905 – 1908 ở Ấn Độ? A. Chính phủ Anh ban hành đạo luật chia cắt Ben­gan. B. Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) thành lập. C. Cuộc tổng bãi công 6 ngày của hàng vạn công nhân Bom­bay. D. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ. Câu 5. Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc. B. cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến , lập chế độ cộng hòa. C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. Câu 6. Phe Liên Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918) gồm các nước nào ? A. Đức­Nhật­Mĩ B. Đức­Ý­Nhật. C. Đức­Áo Hung. D. Đức­Nhật­Áo. Câu 7. Chính sách ngoại giao của vua Ra­ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây? A. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm. B. Đưa đất nước trở thành một đế quốc tư bản chủ nghĩa hùng mạnh. C. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm. D. Đưa Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập. Câu 8. Chủ nghĩa dân tộc trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn bao hàm nội dung nào? Trang 1/4 ­ Mã đề 001
  2. A. Đánh đổ vương triều Mãn Thanh, giành độc lập cho Trung Quốc. B. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược, xây dựng và phát triển đất nước. C. Đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc. D. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược, khôi phục đất nước Trung Hoa. Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì? A. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản. B. Mâu thuẫn giữa tư sản với giai cấp phong kiến. C. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. D. Thái tử Áo – Hung bị người Xéc­bi ám sát. Câu 10. Trước thái độ thỏa hiệp của triều đình nhà Thanh, nhân dân Trung Quốc đã có hành động gì? A. Thỏa hiệp với thực dân ,phong kiến B. Dựa vào các nước đế quốc khác để chống lại thực dân, phong kiến C. Đầu hàng thực dân, phong kiến D. Liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến Câu 11. Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ đề ra chủ trương đấu tranh bằng phương pháp nào trong 20 năm đầu  (1885 – 1905)? A. Ôn hòa. B. Kết hợp ôn hoà và bạo lực. C. Bạo lực. D. Kết hợp cải cách với bạo lực. Câu 12. Yếu tố nào tác động đến việc Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới  thứ nhất? A. Các nước Đức – Áo – Hung đã suy yếu. B. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao. C. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh. D. Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước. Câu 13. Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân nào? A. Mĩ, Pháp. B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. Anh, Pháp. D. Anh, Đức. Câu 14. Trước khi bị Pháp xâm chiếm, Lào và Cam­pu­chia bị lệ thuộc vào nước nào? A. Miến Điện. B. Mĩ. C. Xiêm. D. Anh Câu 15. Sau khi lên ngôi(tháng 1­1868), thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ  nhằm A. tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển. B. đưa Nhật Bản ngang tầm với Tây Âu. C. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. D. xóa bỏ toàn bộ chế độphong kiến lâu đời ở Nhật Bản. Câu 16. Nhận xét nào không đúng về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam­pu­chia cuối thế  kỉ XIX đầu thế ki XX? A. Vẫn còn mang tính lẻ tẻ, tự phát B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu. C. Thể hiện tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương, D. Đã có một tổ chức thống nhất lãnh đạo. Câu 17. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì? A. Thương mại hàng hoá phát triển B. Sản xuất quy mô lớn C. Nông nghiệp lạc hậu D. Công nghiệp phát triển Câu 18. Nội dung nào không phản ảnh đúng những chính sách cải cách của vua Xiêm Ra­ma V vào cuối  Trang 2/4 ­ Mã đề 001
  3. thế kỉ XIX ­ đầu thế kỉ XX? A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giảm nhẹ thuế ruộng cho nông dân. B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế. C. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp. D. Lập Hội đồng Chính phủ thay thế cho bộ máy hành pháp của triều đình. Câu 19. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào? A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng. B. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương. C. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng. D. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải. Câu 20. Hãy chỉ ra nét khác biệt của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ những năm 1905 ­ 1908 so   với thời gian trước đó. A. Mang đậm ý thức dân tộc. B. Lần đầu tiên giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị. C. Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì kinh tế. D. Mang đậm tính dân chủ. Câu 21. Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ  XIX? A. Ra sức vơ vét, bóc lột tài nguyên. B. Chia rẽ chủng tộc, tôn giáo. C. Xoá bỏ chế độ đẳng cấp. D. Mua chuộc giai cấp phong kiến bản  xứ. Câu 22. Các nước tư bản chủ yếu đua tranh tiến hành xâm lược Ấn Độ là A. Pháp và Mĩ. B. Anh và Pháp. C. Nhật và Nga. D. Anh và Mĩ. Câu 23. Tại sao phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi lại được mở đầu từ khu vực Bắc Phi. A. Chủ nghĩa thực dân ở đây yếu hơn nơi khác. B. Khu vực này bị bóc lột nặng nề hơn nơi khác. C. Do tinh thần yêu nước ở khu vực này cao hơn nơi khác. D. Khu vực này có trình độ phát triển hơn các khu vực khác. Câu 24. Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh chống đế  quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung   Quốc là A. khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc. B. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. C. cách mạng Tân Hợi 1911. D. cuộc Duy Tân Mậu Tuất. Câu 25. Chiến trường chính của chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Châu Âu. B. Châu Âu và châu Á. C. Châu Á – Thái Bình Dương. D. Toàn thế giới. Câu 26. Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh  là A. diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt. B. được sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài. C. diễn ra lẻ tẻ, rời rạc. D. phong trào đấu tranh đều thất bại. Câu 27. Vì sao đế quốc Nhật lại có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt? A. Do tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường  phát triển ở Nhật Bản. Trang 3/4 ­ Mã đề 001
  4. B. Do Nhật Bản không xoá bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất  nước. C. Do Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở  rộng lãnh thổ. D. Do những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng  quân sự. Câu 28. Vì sao các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải  “mở cửa”? A. Vì Mĩ và phương Tây đang cần thị trường ở Nhật Bản. B. Vì chế độ Mạc phủ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. C. Vì số phận của Nhật Bản cũng giống như số phận của các nước châu Á khác. D. Vì Nhật Bản không có điều kiện làm cách mạng tư sản. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Vì sao gọi cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? Câu 2. (1 điểm) Từ những hậu quả nặng nề mà chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) để lại cho nhân loại,  em hãy liên hệ trách nhiệm của HS trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2