intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; ( không kể thời gian giao đề) (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 603 I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm nhờ nhân tố khách quan nào sau đây? A. Đường lối cải cách, mở cửa đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. B. Nguồn nhân lực dồi dào, lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. C. Tận dụng cơ hội từ xu thế toàn cầu hóa kinh tế mang lại. D. Quyết tâm cải cách thể chế kinh tế của Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc. Câu 2: Cho đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc chủ nghĩa đã thiết lập hệ thống thuộc địa rộng khắp ở A. châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh. B. châu Mỹ, Tây Âu và khu vực Đông Âu. C. châu Âu, châu Mỹ và khu vực Tây Âu. D. châu Âu, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ. Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã A. lan rộng sang các nước ở Tây Âu. B. trở thành siêu cường số một thế giới. C. bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới. D. trở thành một hệ thống trên thế giới. Câu 4: Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. B. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. C. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. D. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. Câu 5: Lĩnh vực nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Chính trị, ngoại giao. B. Văn hóa – giáo dục. C. Quân sự, văn hóa. D. Khoa học – công nghệ. Câu 6: Ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang ở Nga đã thông qua văn kiện nào sau đây? A. Hiến pháp đầu tiến của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. B. Báo cáo chính trị và báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản. C. Tuyên ngôn thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 7: Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. B. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. C. Những rào cản của chế độ phong kiến kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. Câu 8: Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây? A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La-tinh. B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. C. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. D. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. Câu 9: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân ở A. Bắc Âu. B. Tây Âu. C. Nam Âu. D. Hung-ga-ri Câu 10: Động lực của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại gồm các giai cấp, tầng lớp nào? A. Lãnh chúa, nông dân, nô lệ. B. Vua, nông dân, thợ thủ công. C. Quan lại, nô lệ, thợ thủ công. D. Nông dân, thợ thủ công, nô lệ. Câu 11: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu? A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. Trang 1/2 - Mã đề 603
  2. B. Tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ. C. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước. D. Không tiến hành cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. Câu 12: Hình thức tiêu biểu của tổ chức độc quyền ở Đức là A. các-ten. B. tờ-rớt. C. dai-bát-xư. D. xanh-đi-ca. Câu 13: Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây? A. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. C. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. D. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. Câu 14: Một trong những kết quả của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là A. giải quyết mọi quyền lợi cho nông dân. B. đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. C. xóa bỏ mọi tàn tích chế độ phong kiến. D. mở đường cho việc xâm lược thuộc địa. Câu 15: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu gì đối với các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết? A. Yêu cầu liên kết với các nước bên ngoài để nhận giúp đỡ. B. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc. C. Một, hai dân tộc lớn liên minh với nhau giành quyền lực. D. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh. Câu 16: Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). C. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. D. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. Câu 17: Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. B. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. C. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. D. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. Câu 18: Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội. B. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân. C. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1. (2 điểm) Hãy kể tên một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trong lịch sử nhân loại mà em đã được học. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có những điểm gì chung nổi bật? (2 điểm) Câu 2. (2 điểm) Đọc các tư liệu sau và trả lời câu hỏi: Tư liệu 1. “Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội được mở rộng ở Đông Âu, một số nước châu Á và khu vực Mĩ La-tinh, trở thành một hệ thống thế giới.” Tư liệu 2. “Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa chiếm khoảng ¼ diện tích, 35% dân số và 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.” (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 22 - 24) a. Tư liệu 1 đề cập đến “một số nước châu Á và khu vực Mĩ La-tinh” nào? b. Khai thác các tư liệu 1, 2 và dựa vào kiến thức đã học, em hãy rút ra ý nghĩa của sự hình thành và mở rộng hệ thống xã hội chủ nghĩa đối với lịch sử thế giới. ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 603
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2