Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà
lượt xem 3
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà
- TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2022-2023 TUẦN: 10 MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 12 Ngày kiểm tra: /10/2022 Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh:....................................................Lớp 12 …….. Mã đề : 123 Câu 1: Năm 1957, quốc gia nào sau đây phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất? A. Thụy Điển. B. Liên Xô. C. Hà Lan. D. Thụy Sĩ. Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Việc duy trì sự liên minh Mĩ - Nhật B. Sự phát triển của thương mại quan hệ quốc tế C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU) D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là A. tiểu tư sản. B. nông dân. C. công nhân. D. tư sản dân tộc. Câu 4: Năm 1960, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi" vì: A. Có 17 nước ở Bắc Phi được trao trả độc lập B. Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha C. Có 17 nước Châu Phi giành được độc lập D. Có 27 nước ở Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi được trao trả độc lập Câu 5: Giai cấp nào ở Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp? A. Giai cấp địa chủ. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân. Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là : A. áp dụng các thành tựu cách mạng khoa học- kĩ thuật B. nhờ buôn bán vũ khí trong Chiến tranh thế giới thứ hai C. nhờ trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao. D. tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào. Câu 7: Năm 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vì nguyên nhân nào sau đây? A. Các nước Tây Âu, Nhật Bản đã vượt xa Liên Xô và Mĩ về khoa học- kĩ thuật. B. Nền kinh tế Mĩ và Liên Xô suy giảm, Mĩ bị Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh. C. Trong xu thế toàn cầu hóa, sức mạnh quân sự phải nhường chỗ cho sức mạnh kinh tế. D. Nhân dân trên thế giới phản đối cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên Xô. Câu 8: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc 1978 nhằm mục tiêu biến Trung Quốc trở thành A. quốc gia có thế lực chính trị vững mạnh. B. quốc gia giàu mạnh và có thế lực về quân sự. C. cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới. D. quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Câu 9: Sau CTTG II, biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á là: A. Các nước đều giành được độc lập B. Đều tham gia tổ chức Liên Hiệp Quốc C. Kinh tế đều có bước phát triển vượt bậc D. Đều gia nhập tổ chức ASEAN Câu 10: Điểm tương đồng giữa tổ chức ASEAN và EU là gì? A. Kết nạp rộng rãi thành viên, không phân biệt thể chế chính trị. B. Có quan hệ đa phương với các đối tác trên khắp thế giới. Trang 1/4 - Mã đề thi 123
- C. Đều đa dạng mọi mặt của các nước thành viên. D. Đều là các tổ chức hợp tác liên chính phủ. Câu 11: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải được sự nhất trí của năm nước uỷ viên thường trực là A. Liên Xô (Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. B. Liên Xô (Liên bang Nga), Đức, Mĩ, Anh, Trung Quốc. C. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. D. Liên Xô (Liên bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật. Câu 12: Năm 1950, nhân dân Ấn Độ giành được độc lập từ thực dân nào sau đây? A. Tây Ban Nha. B. Bỉ. C. Anh. D. Bồ Đào Nha. Câu 13: Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến kinh tế Việt Nam là A. tạo nên nền kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc hậu. B. nền kinh tế Việt Nam phát triển tự chủ, độc lập. C. kinh tế được mở rộng và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. D. kinh tế có chuyển biến ít nhiều, song vẫn lệ thuộc Pháp. Câu 14: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là A. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. B. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mở đường cho cách mạng thắng lợi. C. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. D. liên kết chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Câu 15: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai để rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Mua các bằng phát minh , sáng chế từ nước ngoài. B. Con người đầu tư vào việc phát minh, sáng chế. C. Ứng dụng rộng rãi công nghệ phần mềm. D. Tăng cường sản xuất các mặt hàng dân dụng. Câu 16: Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Tây Âu đã A. khôi phục kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. B. sử dụng tốt nguồn viện trợ tài chính của Mĩ. C. rơi vào khủng hoảng kinh tế - chính trị. D. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Câu 17: Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã chấm dứt là A. năm 1952, nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc. B. năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập “năm châu Phi”. C. tháng 3/1990, nước cuối cùng tuyên bố độc lập - Cộng hoà Na-mi-bi-a. D. năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la Câu 18: Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, Hội nghị Ianta đã A. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu. B. phân công Pháp và Anh phản công tiến đánh Nhật Bản. C. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. D. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu Câu 19: Tháng 12-1989 diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ đã cùng tuyên bố vấn đề gì? A. Vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt. B. Vấn đề chấm dứt chiến tranh lạnh. C. Vấn đề gìn giữ hòa bình, an ninh cho nhân loại. D. Vấn đề chấm dứt chạy đua vũ trang. Trang 2/4 - Mã đề thi 123
- Câu 20: Sau “Chiến tranh lạnh”, dưới tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc A. lấy chính trị làm trọng điểm. B. lấy quân sự làm trọng điểm. C. lấy văn hoá, giáo dục làm trọng điểm. D. lấy kinh tế làm trọng điểm. Câu 21: Sự kiện đặt nền tảng cho quan hệ đối ngoại giữa Mĩ và Nhật Bản là: A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết B. Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đát nước Nhật Bản C. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản D. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản Câu 22: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ nước nào sau đây? A. Anh B. Liên Xô C. Nhật Bản D. Mĩ Câu 23: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là A. am hiểu luật pháp quốc tế. B. giữ vững độc lập chủ quyền. C. cạnh tranh lành mạnh. D. bình đẳng trong cạnh tranh. Câu 24: Một điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là A. chỉ đầu tư vào giao thông vận tải và tài chính, ngân hàng. B. chỉ đầu tư vào đồn điền cao su và khai thác than đá. C. đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế. D. tăng cường vơ vét tài nguyên, khoáng sản của nước ta. Câu 25: Tổ chức liên kết chính trị- kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh vào cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX là A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. B. Liên minh châu Âu. C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. Liên hợp quốc. Câu 26: Kinh tế Nhật Bản đạt bước phát triển “thần kì” trong khoảng thời gian A. từ năm 1950 đến 1973. B. từ năm 1952 đến 1970. C. từ năm 1960 đến 1973 . D. từ năm 1960 đến 2000. Câu 27: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. chỉ giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho các nước xã hội chủ nghĩa. B. chỉ quan hệ với các nước lớn trên thế giới. C. đấu tranh cho hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. D. muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Câu 28: Năm 1995 quốc gia nào ở Đông Nam Á gia nhập ASEAN ? A. Việt Nam. B. Lào. C. Mianma. D. Brunây. Câu 29: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - công nghệ là gì? A. Diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng thấy B. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực C. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Câu 30: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ là: A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới B. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới C. Dung dưỡng Ixraen D. Bắt tay với Trung Quốc Câu 31: Mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp là A. toàn thể nhân dân Việt Nam với đề quốc và tay sai Trang 3/4 - Mã đề thi 123
- B. công nhân Việt Nam với tư sản người Pháp. C. tư sản và vô sản. D. nông dân với địa chủ phong kiến. Câu 32: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là A. hoà nhập nhưng không hoà tan. B. hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. C. cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi. D. hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Câu 33: Tháng 11-1993, lịch sử châu Phi ghi nhận sự kiện quan trọng nào sau đây? A. Libi được trao quyền tự trị. B. Ai Cập được trao quyền tự trị C. Chế độ Apácthai ở Nam Phi bị xóa bỏ D. Angiêri được trao quyền tự Câu 34: Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là A. năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất. C. năm 1972, Liên Xô xây dựng trạm vệ tinh ngoài Trái Đất. D. năm 1949, Liên Xô nghiên cứu và chế tạo thành công động cơ phản lực. Câu 35: Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau Chiên tranh thế giới thứ hai là gì? A. Ít tổn thất do chiến tranh, lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào B. Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài để phát triển. C .Quân sự hóa nền kinh tế, mua bằng phát minh sáng chế từ bên ngoài. D. Tập trung sản xuất cao, có sức cạnh tranh lớn, công ti năng động. Câu 36: Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945? A. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc. B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc. C. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương. D. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. Câu 37: Các nước tham gia sáng lập ASEAN bao gồm: A. Malaixia, Inđônêxia, Lào, Thái Lan và Xingapo B. Malaixia, Philippin, Việt Nam, Thái Lan và Xingapo C. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Brunây D. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Philippin Câu 38: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là A. Campuchia, Malaixia, Brunây B. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào D. Miến Điện, Việt Nam, Philippin Câu 39: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào? A. Giao thông vận tải. B. Nông nghiệp và thương nghiệp. C. Nông nghiệp và khai thác mỏ. D. Công nghiệp chế biến. Câu 40: Để vượt qua được những thách thức do xu thế toàn cầu hóa mang lại, các nước đang phát triển hiện nay cần phải làm gì? A. Chấp nhận thách thức như một thực tế khách quan. B. Phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và có trách nhiệm với tổ quốc. C. Phải giáo dục công dân có trách nhiệm với tổ quốc, đào tạo nhân tài. D. Cần phải đóng cửa để tránh những thách thức của thế giới mang lại. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 123
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 220 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can
3 p | 236 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Việt Yên 1
6 p | 101 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Việt Yên 1
8 p | 48 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn