intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ÂU CƠ Môn: LỊCH SỬ – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 4 trang) MÃ ĐỀ 002 Câu 1: Một trong những chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 là A. ngã về phương Tây . B. liên minh chặt chẽ với Mĩ. C. hòa bình, trung lập. D. bảo vệ hòa bình thế giới. Câu 2: Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là: A. Việt Nam, Inđônêxia, Mianma. B. Thái Lan. Việt Nam, Lào. C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Việt Nam, Inđônêxia, Lào. Câu 3: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành A. siêu cường tài chính số một thế giới. B. trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. C. cường quốc công nghệ phần mềm thế D. quốc gia có nền kinh tế cao nhất thế giới. giới. Câu 4: Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á? A. Tạo điều kiện cho sự ra đời, và phát triển mạnh mẽ của tổ chức ASEAN. B. Quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu. C. Các nước trong ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại. D. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Câu 5: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á( trừ Nhật Bản) đều bị A. Mĩ, Anh xâm lược. B. chủ nghĩa thực dân nô dịch. C. Mĩ xâm lược. D. phương Tây nô dịch. Câu 6: Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh ? A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ. B. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Mác San. C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman. D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven. Câu 7: Đâu không phải là nội dung của chiến lược toàn cầu? A. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. B. Khống chế, chi phối các nước Đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân thế giới. D. Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Câu 8: Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là A. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. tính tự lực tự cường của con người là nhân tố quyết định. C. nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động. D. hợp tác hiệu quả trong các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Trang 1/4 - Mã đề thi 002
  2. Câu 9: Nhân tố chủ yếu chi phối các mối quan hệ quốc tế trong hơn 40 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là A. chiến lược toàn cầu của Mĩ B. chiến tranh thế giới thứ hai. C. chiến tranh lạnh. D. các cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ. Câu 10: Đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu thế giới trong các ngành công nghiệp A. Cơ khí và gang thép. B. Vũ trụ và điện nguyên tử. C. Luyện kim và cơ khí. D. Hoá chất và dầu mỏ. Câu 11: Việt Nam gia nhập ASEAN được xem là biểu hiện nào của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX? A. Xu thế chiến lược phát triển kinh tế của các nước sau chiến tranh lạnh. B. Xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên thế giới. C. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. D. Xu thế của trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh. Câu 12: Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa gì? A. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả. B. Chứng tỏ sự đối đầu về chính trị - quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á đã hòa giải. C. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á. D. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị. Câu 13: Từ năm 1991-2000, Nhật Bản mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á thông qua A. học thuyết Phucưđa và hoc thuyết kaiphu. B. kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixco. C. học thuyết Hasimôtô và học thuyết Miyadaoa. D. kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật. Câu 14: Mục tiêu công cuộc cải cách ở Trung Quốc là biến Trung Quốc thành A. quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. B. cường quốc kinh tế thế giới. C. cường quốc công nghiệp thế giới. D. cường quốc về chính trị, quân sự. Câu 15: Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời đánh dấu Trung Quốc A. hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Câu 16: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung trong quan hệ quốc tế là A. hòa bình, hợp tác và phát triển. B. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại. C. tăng cường tiềm lực kinh tế và quân sự. D. cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi. Câu 17: Từ thập niên 60 của thế kỉ XX trở đi, ở Châu Á xuất hiện bốn “con rồng” kinh tế là: A. Hàn Quốc, Triều Tiên, Xingapo, Malaixia Trang 2/4 - Mã đề thi 002
  3. B. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Hồng Kông C. Trung Quốc, Đài Loan, Xingapo, Malaixia D. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Malaixia Câu 18: Nguyên tắt hoạt động nào dưới đây của tổ chức Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? A. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. D. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau. Câu 19: Điểm tương đồng trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô (từ 1985) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986) là đều A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. B. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng. C. nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. D. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế. Câu 20: Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào khác với các nước? A. Đưa các nhà khoa học sang nước ngoài nghiên cứu. B. Đầu tư phát triển giáo dục trong nước. C. Lập các viện nghiên cứu khoa học trong nước. D. Mua các phát minh sáng chế nước ngoài. Câu 21: Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học - kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực A. sản xuất ứng dụng dân dụng. B. công nghiệp quốc phòng. C. khoa học cơ bản. D. chinh phục vũ trụ.----------------------------------------------- Câu 22: Thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất về kinh tế của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là ? A. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất. D. chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 23: Từ những năm 60- 70, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào ? A. Hiện đại hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. B. Công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo. C. Tập trung phát triển công nghiệp nhẹ . D. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu . Câu 24: Phương án Maobattơn” mà thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ có nội dung như cơ bản là: A. chia Ấn Độ thành ba quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo. B. chia Ấn Độ thành hai quốc gia độc lập trên cơ sở tôn giáo. C. chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo. D. chia Ấn Độ thành ba quốc gia độc lập. Trang 3/4 - Mã đề thi 002
  4. Câu 25: Dựa vào cơ sở nào để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. phong trào cách mạng thế giới suy yếu. B. sự suy yếu của Liên Xô và các nước tư bản châu Âu. C. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ. D. sự ủng hộ của các nước đồng minh của Mĩ. Câu 26: Nước đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng là A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ. Câu 27: Mục tiêu chủ yếu Tổ chức Hiệp ước Vácsava khi thành lập là A. liên minh chính trị - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu. B. ủng hộ Liên Xô chống lại sự bành trướng của Mĩ. C. chống lại tham vọng muốn thiết lập trật tự “đơn cực” của Mĩ. D. nhằm hợp tác kinh tế, văn hóa, KH - KT giữa Liên Xô và các nước. Câu 28: Nguyên nhân quan trọng nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển là A. trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao. B. tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật. D. các biện pháp điều tiết của Nhà nước. Câu 29: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì? A. Nước đầu tiên của phe xã hội chủ nghĩa có bom nguyên tử. B. Phá thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ. C. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân. D. Khẳng định sức mạnh quân sự của Liên Xô. Câu 30: Mục đích của kế hoạch Mác San là A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. chi phối các nước tư bản đồng minh của Mĩ. C. ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiểu diệt chủ nghĩa cộng sản. D. tăng cường quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản. ----------------------------------------------- ------------- HẾT ------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh :................................................................SBD:......................... Trang 4/4 - Mã đề thi 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2