intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2023 - TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN 2024 Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát (Đề thi có 03 trang) đề Mã đề 503 PHẦN TRẮC NGHIỆM(7điểm) Câu 1. Một trong những thành tựu của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ở Liên Xô (1945 - 1950) ? A. Sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh (năm 1940). B. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1950 đạt mức sản lượng năm 1940. C. Sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đều vượt mức sản lượng năm 1940. D. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng 73%. Câu 2. Một trong những mục tiêu của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. B. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu. C. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác. D. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. Câu 3. Trong thời kì 1952 –1973, kinh tế Nhật Bản phát triển do tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài nào? A. Con người Nhật Bản chăm chỉ và cần cù. B. Nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. C. Bán vũ khí và phương tiện chiến tranh cho phe tham chiến. D. Nguồn viện trợ của Mĩ và Liên Xô. Câu 4. Sự kiện nào dưới đây được xem là “Năm châu Phi”? A. Binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập nổi dậy. B. Hiến pháp Nam Phi ra đời. C. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập năm 1960. D. Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành độc lập. Câu 5. Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế? A. Trung tâm nông nghiệp của thế giới. B. Trung tâm kinh tế của thế giới. C. Trung tâm công nghiệp của thế giới. D. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Câu 6. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các thành viên mỗi năm họp một lần? A. Ban thư kí. B. Đại hội đồng. C. Hội đồng bảo an. D. Hội đồng quản thác. Câu 7. Trong những năm 1973 – 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu là do A. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. B. sự cạnh tranh của Mĩ và các nước Tây Âu. C. sự cạnh tranh của Trung Quốc và Ấn Độ. D. thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp đáng kể. Câu 8. Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là A. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. B. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. C. khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. D. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Trang 3/4 – Mã đề 503
  2. Câu 9. Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh? A. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. B. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ. C. Sự suy giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang. D. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu. Câu 10. Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á ” A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. C. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. D. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Câu 11. Việc thực hiện kế hoạch Mácsan đã tác động như thế nào tới cục diện các nước Đông Âu và Tây Âu? A. Tạo nên cục diện đối lập về chính trị. B. Mở màn cho cục diện Chiến tranh lạnh những năm sau chiến tranh. C. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế. D. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị. Câu 12. Tổ chức liên kết kinh tế– chính trị lớn nhất thế giới hiện nay là A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. D. Liên minh Châu Âu. Câu 13. Cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ A. nước Mĩ. B. nhật Bản C. nước Anh D. Liên Xô Câu 14. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực A. Công nghiệp quốc phòng. B. Công nghiệp năng lượng. C. Công nghiệp dân dụng. D. Công nghiệp vũ trụ. Câu 15. Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề gì? A. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu. B. Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu. C. Vấn đề văn hóa. D. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính. Câu 16. Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là A. chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh. B. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội. C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên. D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 17. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa- chính trị thế giới A. Hàn Quốc trở thành con rồng kinh tế của Châu Á. B. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. C. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. D. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành con rồng kinh tế Châu Á. Câu 18. Theo hiến chương thành lập tổ chức ASEAN thì mục tiêu của tổ chức này là A. Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự ảnh hưởng giữa các nước thành viên. B. Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên. C. Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự đóng góp giữa các nước thành viên. D. Phát triển kinh tế và văn hoá dựa vào sức mạnh quân sự giữa các nước thành viên. Câu 19. Đặc điểm của đường lối đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc? A. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm. D. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm. Câu 20. Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Không bắt kịp bước phát triển của Khoa học – kĩ thuật tiên tiến. B. Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm về nhiều mặt, làm cho khủng hoảng trầm trọng. Trang 3/4 – Mã đề 503
  3. C. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. D. Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý trí, cùng với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp. Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng A. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu. B. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á – Thái Bình Dương. C. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu. D. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ. Câu 22. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước. B. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành đấu tranh đòi độc lập. C. Hình thành nhiều tổ chức hợp tác trong khu vực. D. Mĩ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh Việt Nam. Câu 23. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai A. bùng nổ và ngày càng lan rộng. B. bước vào giai đoạn kết thúc. C. đang diễn ra vô cùng ác liệt. D. đã hoàn toàn kết thúc. Câu 24. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là: A. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. B. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. C. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu. Câu 25. Thế nào là cuộc "Chiến tranh lạnh" theo phương thức đầy đủ nhất? A. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "Luôn luôn trong tình trạng chiến tranh", thực hiện "Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh". B. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới. C. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương. D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước. Câu 26. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc: A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc. B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc. C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên xã hội chủ nghĩa. D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc. Câu 27. Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ. B. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha. C. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha. D. chống lại chế độ độc tài Batixta. Câu 28. Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới. B. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn. C. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế. D. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô. PHẦN TỰ LUẬN(3điểm) Câu 1( 2điểm)Vì sao nói “Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển”? Câu 2(1 điểm) Qua bài học và sách, báo, hãy nêu những thành tựu khoa học- công nghệ tiêu biểu của nước Mĩ mà em biết. Trang 3/4 – Mã đề 503
  4. ------ HẾT ------ Trang 3/4 – Mã đề 503
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2