Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum
lượt xem 0
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ: SỬ - GDKT&PL Môn: Lịch sử Khối: 12 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề: 332 Ngày kiểm tra: 02/11/2023 Họ và tên: ...................................................... Lớp:....................... SBD:........................ Câu 1: Sự phát triển “Thần kì” của Nhật Bản được biểu hiện rõ nét nhất ở thành tựu A. từ thập niên 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới. B. tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm (từ 1960 đến 1969) là 10,8%. C. từ một nước bại trận, chỉ sau thời gian ngắn, Nhật vươn lên thành một siêu cường kinh tế. D. năm 1968, kinh tế Nhật vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản. Câu 2: Từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80 (thế kỉ XX) quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN là A. quan hệ hợp tác, đối thoại. B. quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế. C. quan hệ song phương. D. quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia. Câu 3: Vì sao học thuyết Tru-man vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản đối của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới? A. Vì bản chất bành trướng của nó. B. Vì bản chất chống chủ nghĩa cộng sản của nó. C. Vì đe dọa đời sống của nhân dân thế giới. D. Vì bản chất phá hoại của nó. Câu 4: Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã A. đánh dấu sự phát triển vượt bật của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử. B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học-kĩ thuật, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. C. chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự so với Mĩ và các nước đồng minh. D. chứng tỏ khoa học- kĩ thuật quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao. Câu 5: Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Anh. B. Mĩ. C. Đức. D. Nhật Bản. Câu 6: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là A. Ban thư kí. B. Hội đồng Bảo an. C. Hội đồng kinh tế-xã hội. D. Đại hội đồng. Câu 7: Sự kiện cuối cùng đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe trên thế giới là A. Đông Đức và Tây Đức tách thành hai nước với hai chế độ chính trị khác nhau. B. sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (4/4/1949). C. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va (14/5/1955). D. sự ra đời của khối NATO và Tổ chức Hiệp ước VAC-SA-VA. Câu 8: Sự kiện nào sau đây ở Việt Nam chịu tác động to lớn từ việc kết thúc Chiến tranh lạnh? A. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977). B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945). C. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mĩ (1995). D. Liên Xô, Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao với nước ta (1950). Trang 1/4 - Mã Đề 332
- Câu 9: Sự kiện đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ là A. tháng 10/2003, Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5” đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ. B. tháng 3/2003, Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 4” đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ. C. từ 11/1999 đến 3/2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu “Thần Châu” bay vào vũ trụ. D. tháng 11/1999, Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 1” bay vào không gian vũ trụ. Câu 10: Việc thực dân Anh thực hiện phương án Mao-bát-tơn đối với Ấn Độ đã đưa đến kết quả A. phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ bùng lên mạnh mẽ. B. đất nước Ấn Độ phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn. C. Ấn Độ bị tách làm hai quốc gia Ấn Độ và Pa-kix-tan. D. Ấn Độ tuyên bố độc lập. Câu 11: Nguyên thủ 3 quốc gia Liên Xô, Mĩ, Anh đến Hội nghị I-an-ta với công việc trọng tâm là A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới. B. bàn biện pháp kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ hai. C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. D. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. Câu 12: Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là A. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch. B. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước. C. Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. D. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật. Câu 13: Trong giai đoạn 1950 – 1973 nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì A. “Thức tỉnh” của các dân tộc thuộc địa. B. “Khủng hoảng” của chủ nghĩa thực dân. C. “Phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới. D. “Thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới. Câu 14: Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho A. sản xuất. B. công nghệ. C. khoa học. D. kĩ thuật. Câu 15: Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook… cho ta thấy biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế. C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Câu 16: Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến nay là do A. Thỏa thuận của Mỹ và Liên Xô. B. Quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945). C. Hai miền Triều Tiên kí hiệp định tại Bàn môn Điếm (1953). D. Tác động của cuộc Chiến tranh lạnh. Câu 17: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là A. bình đẳng trong cạnh tranh. B. cạnh tranh lành mạnh. C. am hiểu luật pháp quốc tế. D. giữ vững độc lập chủ quyền. Trang 2/4 - Mã Đề 332
- Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp giúp Nhật Bản khôi phục đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc. B. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển. C. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. D. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ. Câu 19: Vị trí của Tây Âu từ đầu thập niên 70 (thế kỉ XX) trở đi là A. một trong những trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới. B. trung tâm kinh tế- tài chính duy nhất thế giới. C. trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. D. một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới. Câu 20: Mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản là A. học thuyết Ko-zu-mi (1998). B. học thuyết Phu-cu-đa (1977). C. học thuyết Tan-na-ca (1973). D. học thuyết Kai-pu (1991). Câu 21: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là A. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á. B. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa. C. đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến trên đất Trung Hoa. Câu 22: Mốc đánh dấu bước chuyển từ cộng đồng châu Âu (EC) sang liên minh châu Âu (EU) là A. kết nạp thêm 10 nước Đông Âu. B. đồng tiền EURO được phát hành (1999). C. kí hiệp ước Hen-xin-ki (1975). D. kí hiệp ước Ma-a-xtrích (1991). Câu 23: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước uỷ viên thường trực là A. Liên Xô (Liên bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật. B. Liên Xô (Liên bang Nga), Đức, Mĩ, Anh, Trung Quốc. C. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. D. Liên Xô (Liên bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp. Câu 24: Sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên tình trạng “Chiến tranh lạnh” của Mĩ là A. Mĩ viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì 400 triệu USD. B. Mĩ thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). C. viện trợ kinh tế cho các nước Đồng minh, thông qua kế hoạch Mac-san. D. ngày 12/3/1947, Tổng thống Tru-man gởi bản thông điệp lên Quốc hội Mĩ. Câu 25: Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN? A. Mianma. B. Đông-ti-mo. C. Brunây. D. Campuchia. Câu 26: Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là A. đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu. B. đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học. C. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ. D. khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc. Câu 27: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Bắc Phi. B. Trung Phi. C. Đông Phi. D. Nam Phi. Trang 3/4 - Mã Đề 332
- Câu 28: Ba nước đầu tiên ở châu Á biết tận dụng cơ hội Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để giành chính quyền và tuyên bố độc lập là A. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. C. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. D. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào. Câu 29: Hạn chế cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là A. nguyên nhân của nạn khủng bố, gây nên tình trạng căng thẳng. B. nguy cơ chiến tranh hạt nhân. C. chế tạo vũ khí hiện đại, đẩy nhân loại đến trước nguy cơ chiến tranh mới. D. chế tạo ra vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật. Câu 30: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. áp dụng các thành tựu cách mạng khoa học- kĩ thuật. B. nhờ buôn bán vũ khí trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. nhờ trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao. D. tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào. ---------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã Đề 332
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 204 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 184 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn