intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT KONTUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I; NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ; Lớp: 12 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh :................................................. Số báo danh : ...................................... PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn ( 7 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 21. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Sự kiện lịch sử nào sau đây đánh dấu ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 (1967) lên ASEAN 10 (1999)? A. Hiệp ước Ba-li được kí kết. B. Việt Nam gia nhập ASEAN. C. Bản Hiến chương ASEAN được thông qua. D. Cam-pu-chia gia nhập ASEAN. Câu 2: Ý nghĩa của việc giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Khiến kẻ thù phản ứng mạnh, tập trung lực lượng đàn áp. B. Gây khó khăn cho việc giành chính quyền ở các địa phương. C. Có tác động quyết định, tạo điều kiện để các địa phương giành thắng lợi. D. Kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Câu 3: Ngày 30-8-1945, ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn. C. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội. D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Câu 4: Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Lai Châu. B. Hà Tiên. C. Cần Thơ. D. Móng Cái. Câu 5: Hiệp ước Bali (1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được kí kết đã A. đánh dấu bước ngoặt và sự khởi sắc của ASEAN. B. tạo tiền đề trực tiếp cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. C. thông qua quyết định kết nạp Mi-an-ma vào ASEAN. D. đánh dấu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của ASEAN. Câu 6: Tham gia vào Cộng đồng ASEAN sẽ đem lại những cơ hội nào cho Việt Nam để tiến hành xây dựng kinh tế đất nước? A. Nhận được sự đầu tư về vốn, tiếp thu khoa học công nghệ. B. Khắc phục được tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu. C. Có thêm lực lượng đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. D. Nâng cao vị thế quốc tế để gia nhập vào Hội đồng bảo an. Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là nhân tố quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945)? A. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô. B. Nhật đầu hàng quân Đồng minh. C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. D. Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản. Câu 8: Từ sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm vì A. giữa các cường quốc đã chấm dứt việc chạy đua vũ trang. B. kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. C. hòa bình và an ninh thế giới được bảo vệ ở mức cao nhất. D. sức mạnh quốc gia không dựa trên lực lượng quốc phòng. Câu 9: Sự kiện lịch sử nào sau đây chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN? A. Hội nghị cấp cao ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020. B. Các nhà lãnh đạo ASEAN kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ. C. Các nước sáng lập ASEAN thông qua Tuyên bố Băng Cốc. Mã đề 122 - Trang 3/4
  2. D. Các nước ASEAN kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á. Câu 10: Yếu tố quốc tế nào sau đây tác động đến quá trình hình thành của tổ chức ASEAN? A. Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế hợp tác với bên ngoài. B. Quá trình giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. C. Xu thế khu vực hóa trên thế giới. D. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là bối cảnh tình hình thế giới của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. C. Đại hội Tân Trào nhất trí tán thành Tổng khởi nghĩa trong cả nước. D. Ở châu Á, Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8-1945). Câu 12: Trật tự thế giới đa cực được hình thành sau khi A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Chiến tranh lạnh chấm dứt. C. Mỹ phát động chiến tranh lạnh. D. xu thế hòa hoãn Đông-Tây xuất hiện. Câu 13: Một trong những quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN (1967) là A. Việt Nam. B. Bru-nây. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 14: Mục tiêu chung được các cường quốc Liên Xô, Mỹ , Anh thỏa thuận trong hội nghị I-an-ta (2 -1945) là A. tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. B. chấm dứt tình trạng nội chiến ở Trung Quốc, Áo và Phần Lan. C. xây dựng nước Đức trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. D. thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Câu 15: Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay? A. Liên minh Châu Âu (EU). B. Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF). C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Câu 16: Tổ chức ASEAN xác định mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc A. đề cao công tác nghiên cứu Đông Nam Á. B. tôn trọng công lý và luật pháp quốc tế. C. ra sức mở rộng quan hệ với các cường quốc. D. giúp đỡ lẫn nhau về mặt kinh tế, văn hóa. Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. B. Góp phần chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc kỉ nguyên độc lập, tự do. D. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 18: "Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong thời gian nào? A. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5-1945). B. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai. D. Từ khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật. Câu 19: Quyết định nào sau đây không phải của Hội nghị I-an-ta (2-1945)? A. Thành lập tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc. B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ. C. Hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh. D. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. Câu 20: Những tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? A. Hà Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C. Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Tĩnh. D. Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
  3. Câu 21: Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì? A. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra trên toàn quốc. C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. D. Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai (3 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3.Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu 1: “Thắng lợi của lực lượng Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, trực tiếp là quân phiệt Nhật, buộc Chính phủ Nhật phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, tạo thời cơ chín muồi để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền.” Tư liệu 2: “Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc; đập tan ách thống trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, chấm dứt chế độ quân chủ hơn một ngàn năm ở Việt Nam, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.” (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 36) a) Cách mạng tháng Tám đã lật đổ chế độ quân chủ, Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. b) Tư liệu 2 đề cập nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. c) Tư liệu 1 khẳng định điều kiện chủ quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám. d) Trong Cách mạng tháng Tám, Nhân dân Việt Nam góp phần giải trừ chủ nghĩa phát xít. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật.” (Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên để lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401) a) Sự vươn lên của Đức, Nhật và NICs (các nước công nghiệp mới) đã tác động đến xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. b) Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và sự suy yếu của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là do việc chạy đua vũ trang, đối đầu về chính trị – quân sự kéo dài giữa hai cường quốc. c) Sức mạnh tổng hợp quốc gia bao gồm hai nhân tố chính là kinh tế và khoa học – kĩ thuật. d) Hợp tác kinh tế - chính trị là nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế thời Chiến tranh lạnh. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) xây dựng một ASEAN lấy con người làm trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tạo dựng bản sắc chung; xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở, nơi cuộc sống và phúc lợi của người dân được nâng cao. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2024), kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được thông qua, gồm 6 nội dung chính. Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đang được thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực. Về phát triển con người, ASEAN khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời và sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện thúc đẩy nền giáo dục ASEAN. ( Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, tr.26) a) Hợp tác văn hóa - xã hội lấy con người làm trung tâm, một xã hội chia sẻ, đùm bọc. b) Cộng đồng Văn hóa - xã hội là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. c) Mục tiêu của ASCC nhằm phát triển con người, gắn kết xã hội, tạo dựng bản sắc chung. d) Để xây dựng ASCC, các nước ASEAN cần tạo dựng nền văn hóa chung nhất. ----HẾT--- Mã đề 122 - Trang 3/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2