intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TÂY GIANG NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ- LỚP 12 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề SU124 Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lực chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 21. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ trả lời một phương án. ( 7 điểm) Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Liên Hợp quốc? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. B. Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hoá xã hội. C. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực. D. Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế. Câu 2: Một trong những nội dung chính hoạt động của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN là xây dựng A. cơ sở hạ tầng cho các quốc gia thành viên trong khu vực. B. chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo cho từng quốc gia. C. liên kết về văn hoá và bản sắc giữa khu vực ASEAN với bên ngoài. D. tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN. Câu 3: Nội dung nào sau đây là một trong những triển vọng của Cộng đồng ASEAN? A. Mức độ liên kết ngày càng chặt chẽ và sâu rộng trên cả ba trụ cột. B. Có vai trò định hướng và quyết định tại tất cả các diễn đàn quốc tế. C. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội cao nhất thế giới. D. Có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước châu Á. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là một phần của ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN? A. Hướng tới xây dựng ASEAN thành một liên minh chính trị, quân sự. B. Có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong một bản sắc khu vực. C. Cùng nhau giữ gìn hòa bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển. D. Tăng cường vị thế ASEAN trên trường quốc tế. Câu 5: Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) gồm nguyên thủ của ba quốc gia nào sau đây? A. Mỹ, Liên Xô, Pháp. B. Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc. C. Nga, Mỹ, Trung Quốc. D. Liên Xô, Mỹ, Anh. Câu 6: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của A. cách mạng công nghiệp thế kỷ XVII. B. cuộc khủng hoảng năng lượng (1973). C. cuộc cách mạng khoa học công nghệ. D. chiến tranh lạnh, trật tự hai cực l-an-ta. Câu 7: Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ không do nguyên nhân nào dưới đây? A. Chạy đua vũ trang tốn kém. B. Thắng lợi của phong trào giải phong trào giải phóng dân tộc. C. Xu thế hòa hoãn, toàn cầu hóa. D. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc. Trang 1/4 - Mã đề SU124
  2. Câu 8: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là A. cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi. B. hoà nhập nhưng không hoà tan. C. hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. D. hòa bình, hợp tác và phát triển. Câu 9: “Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm" được xem là nội dung chiến lược chủ yếu của các nước trong thời kỳ A. sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc. B. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới. D. ngay sau khi chiến tranh lạnh bắt đầu. Câu 10: Sự tham gia của Liên Xô trong ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã A. góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc. B. khẳng định vai trò tối cao của chủ nghĩa xã hội trong tổ chức Liên hợp quốc. C. xoa dịu mâu thuẫn giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. D. làm cho xu thế hòa bình trở nên phổ biến sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 11: Sự kiện nào sau đây đã đưa ASEAN từ tổ chức non yếu trở nên hoàn thiện, vị thế được nâng cao trên trường quốc tế? A. Thông qua tuyên bố ASEAN. B. Hiệp ước Ba-li được ký kết. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ. D. Thông cáo Thượng Hải. Câu 12: Đâu là nhận xét đúng về vai trò của tổ chức ASEAN trên trường quốc tế? A. Tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất của châu Á. B. Liên minh hợp tác toàn diện, hiệu quả của khu vực Đông Nam Á. C. Diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương. D. Liên minh chính trị - kinh tế chiến lược của khu vực Đông Nam Á. Câu 13: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I an ta ( 1991) đến các quốc gia trên thế giới? A. Một số cường quốc có vị trí ngày càng cao trong quan hệ quốc tế. B. Các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa xung đột gay gắt. C. Mĩ vươn lên thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ làm bá chủ . D. Các quốc gia chạy đua vũ trang để có vị trí trong trật tự thế giới mới. Câu 14: Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1997) là A. được mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa. B. khai thác vốn đầu tư, khoa học - công nghệ. C. tiếp thu những kinh nghiệm quản lý sản xuất. D. giao lưu, học hỏi về văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 15: Một trong những mục đích thành lập ASEAN là A. thành lập một tổ chức chính trị, quân sự chung trong khu vực Đông Nam Á. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội trong khu vực. C. tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh và hình thành liên minh phòng thủ. D. giải quyết các tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp quân sự hòa bình. Câu 16: Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. B. sử dụng bom nguyên từ để tiêu diệt phát xít Nhật. C. phân chia lực lượng giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương. D. khắc phục hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trang 2/4 - Mã đề SU124
  3. Câu 17: Hoạt động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN có tác động nào đến thị trường các nước? A. Vấn đề sở hữu trí tuệ không được đảm bảo. B. Thúc đẩy sự độc quyền về hàng hoá các nước. C. Thúc đẩy chính sách cạnh tranh về kinh tế. D. Hạn chế sự phát triển về thương mại điện tử. Câu 18: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương năm 1945? A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. B. Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các thành viên. C. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. D. Nguyên tắc nhất trí giữa năm quốc gia sáng lập. Câu 19: Năm 2015, Cộng đồng ASEAN đạt được thành quả cơ bản nào sau đây? A. Hoàn thành về cơ bản việc triển khai các kế hoạch xây dựng cộng đồng. B. Cộng đồng ASEAN có nhiều hoạt động để kết nối hai lục địa Á-Âu. C. Ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN được các thành viên thông qua. D. Các kế hoạch xây dựng cộng đồng bắt đầu được triển khai ở Ma-lai-xi-a. Câu 20: Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN (1997) được thể hiện qua văn kiện nào sau đây? A. Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025. B. Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập (1971). C. Tuyên bố Ba-li năm 1976. D. Tầm nhìn ASEAN năm 2020. Câu 21: Sự kiện nào đánh dấu chính thức chấm dứt sự tồn tại của trật tự hai cực I-an-ta? A. Sự kiện chấm dứt chiến tranh lạnh (1989). B. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây (những năm 70) C. Sự kiện bức tường Béc-lin bị phá bỏ (1989) D. Sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. ( 3 điểm) Câu 1.Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ 1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; 2. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hoà bình thế giới; 3. Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ; 4. Liên hợp quốc đóng vai trò là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên.”(Theo Điều 1- Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945) A.Liên hợp quốc giải quyết thành công tất cả các tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia. B. Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. C. Mục đích chính của Liên hợp quốc là giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế. D. Liên hợp quốc góp phần thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Paris (1973) về Việt Nam. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau “Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp…; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới.” (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, Tr. 424) (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều - Tr 15) Trang 3/4 - Mã đề SU124
  4. A. Trật tự thế giới mới phụ thuộc hoàn toàn vào các cường quốc Mỹ, Nga, Trung, Ấn. B. Cách mạng khoa học – kỹ thuật tạo ra “đột phá” và chuyển biến trên cục diện thế giới. C. Trong trật tự mới, các cường quốc tập trung xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục góp phần quan trọng trong trật tự thế giới mới. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chúng tôi quyết tâm củng cố vững mạnh Cộng đồng của chúng ta, phát huy những kết quả đạt được và làm sâu sắc tiến trình liên kết để thực hiện hóa một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm, nơi người dân của chúng ta được hưởng các quyền con người và quyền tự do cơ bản, với chất lượng cuộc sống cao hơn cùng các lợi ích mà tiến trình xây dựng Cộng đồng mang lại, tăng cường sự gắn kết và bản sắc chung, trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN”. (Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua năm 2015) A. Cộng đồng ASEAN hoạt động dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN. B. Cộng đồng ASEAN hướng tới xây dựng các quốc gia trong khu vực có một bản sắc văn hóa. C. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hướng tới lấy người dân trong khu vực làm trung tâm. D. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hướng đến tăng cường sự đoàn kết gắn bó trong khu vực. ---------------------------------Hết------------------------------- Trang 4/4 - Mã đề SU124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2