intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN xin giới thiệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng" nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi đề thi một cách thuận lợi. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

  1.              PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2021­2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: LỊCH SỬ – LỚP 8 – MàĐỀ 1 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.  Trắc nghiệm: (5,0 điểm)   Chọn câu trả lời đúng rôi ghi vao giây lam bai. ̀ ̀ ́ ̀ ̀ Câu 1: Nội dung nào không phải là biểu hiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh? A. Nhiều công trường thủ công xuất hiện    B. Có những phát minh mới về kỹ thuật.         C. Trung tâm công nghiệp, thương mại hình thành. D. Công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp. Câu 2: Năm 1784, Giêm Oát đã A. sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.        B. phát minh ra máy hơi nước. C. chế tạo thành công đầu máy xe lửa.      D. xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên. Câu 3: Trước cách mạng, Pháp theo thể chế chính trị: A. Quân chủ lập hiến       B. Quân chủ chuyên chế     C. Cộng hoà    D. Liên bang Câu 4: Khẩu hiệu “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” xuất hiện trong … A. khởi nghĩa Liông (Pháp).                    B. khởi nghĩa Sơlêđin (Đức). C. phong trào Hiến chương (Anh).         D. phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng (Anh). Câu 5: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân  ở  Anh, Pháp, Đức những năm 30 của   thế kỉ XIX thất bại là do A. lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết. B. chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình. C. không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế. D. thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. Câu 6: Cuộc cách mạng 1905­1907 ở Nga không mang ý nghĩa nào sau đây?   A. Giáng đòn chí tử, làm suy yếu chế độ Nga hoàng. B. Là bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười sau này. C. Đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động lên làm chủ trong thời gian ngắn. D. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông đầu thế kỉ XX. Câu 7: Để  xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức,  chính phủ Pháp đã có hành động gì?   A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.      B. Thành lập chính phủ lâm thời. C. Tuyên chiến với Phổ.                                D. Giao chính quyền cho tư sản. Câu 8: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ? A. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái. B. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ. C. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu. D. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. Câu 9: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?   A. Không lật đổ được chế độ phong kiến. B. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc. C. Không tích cực chống phong kiến đến cùng. D. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  2. Câu 10: Nga, Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc?  A. Vùng Đông Bắc.                                       B. Vùng Vân Nam.   C. Vùng châu thổ sông Dương Tử.             D. Tỉnh Sơn Đông.                        II. Tự luận (5 điểm) Bài 1: (2,0 điểm) Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản với cách mạng  vô sản về ( mục đích, nhiệm vụ cách mạng và lãnh đạo)? Nhận xét về các cuộc cách mạng đó? Bài 2: (1,0 điểm) Vì sao nói cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 là một cuộc cách mạng vô sản? Bài 3: (1,0 điểm) Tại sao gọi chủ nghĩa đế  quốc Anh là chủ  nghĩa là chủ  nghĩa đế  quốc thực   dân, chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi? Bài 4: (1,0 điểm) Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ như thế nào?  
  3.             PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2021­2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: LỊCH SỬ – LỚP 8 – MàĐỀ 2 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.  Trắc nghiệm: (5,0 điểm)   Chọn câu trả lời đúng rôi ghi vao giây lam bai. ̀ ̀ ́ ̀ ̀ Câu 1: Biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Anh phát triển A. xuất hiện các trung tâm công nghiệp. B. xuất hiện nhiều công trường thủ công phục vụ cho tiêu dùng trong nước. C. trung tâm tài chính được hình thành trong cả nước, tiêu biểu là Luân Đôn. D. xuất hiện nhiều công trường thủ công, trung tâm về công nghiệp, tài chính và thương mại. Câu 2: Ac­crai­tơ đã phát minh ra A. máy hơi nước.                                  B. máy kéo sợi. C. máy dệt chạy bằng sức nước.               D. máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Câu 3: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào? A. Ruộng đất bị bỏ hoang. B. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.                                  C. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp.           D. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu. Câu 4: Cuộc đấu tranh của công nhân thể hiện rõ tính chất quần chúng, rộng lớn nhất là   cuộc đấu tranh nào? A. Khởi nghĩa của công nhân Pa­ri.         B. “Phong trào Hiến Chương” ở Anh.  C. Khởi nghĩa của công nhân Sơ­lê­din     D. Khởi nghĩa của thợ Li­ông năm 1834.  Câu 5: Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là A. bỏ việc.                                             B. biểu tình, bãi công. C. khởi nghĩa vũ trang.                      D. đập phá máy móc, đốt công xưởng. Câu 6: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng 1905 ­ 1907 ở Nga? A. Sự phát triển của phong trào đấu tranh cuối năm 1904. B. Nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905). C. Vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu” của quân đội và cảnh sát Nga. D. Công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống. Câu 7: Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4/9/1870 có tên gọi là   A. Chính phủ vệ quốc.                                  B. Chính phủ tư sản.                                                       B. Chính phủ lâm thời.                              D. Chính phủ phản quốc. Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân thực dân phương Tây xâm lược Ấn Độ? A. Có truyền thống văn hóa lâu đời.
  4. B. Kinh tế văn hóa, xã hội Ấn Độ bị suy thoái. C. Đất rộng người đông, tài nguyên phong phú. D. Là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo). Câu 9: Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?  A. Thiết lập nền cộng hòa của giai cấp tư sản. B. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản. C. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của đế quốc. D. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng. Câu 10: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào  Trung Quốc?   A. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông. B. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu. C. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh. D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh. II. Tự luận (5 điểm) Bài 1: (2,0 điểm) Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản với cách mạng  vô sản về lực lượng và xu hướng phát triển?  Nhận xét về các cuộc cách mạng đó?  Bài 2: (1,0 điểm) Vì sao nói cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 là một cuộc cách mạng vô sản? Bài 3: (1,0 điểm)  Tại sao gọi chủ  nghĩa đế  quốc Đức là chủ  nghĩa đế  quốc quân phiệt hiếu   chiến? Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”? Bài 4: (1,0 điểm) Thực dân Anh thống trị Ấn Độ như thế nào và hậu quả của chính sách thống trị  của Anh đối với Ấn Độ.
  5.             ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM  PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021­2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: LỊCH SỬ ­ LỚP 8    – MàĐỀ 1  I.Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)   Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B B A D C C D A A II. Tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm)  *Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cách mạng tư sản với cách mạng vô sản (1 điểm) Khác nhau Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản Mục đích, nhiệm vụ  Lật đổ chế độ phong kiến  Lật đổ chế độ TBCN, xây dựng  cách mạng chuyên chế, mở đường cho  chế độ XHCN, thực hiện mọi  chủ nghĩa tư bản phát  quyền lợi cho nhân dân lao động. triển.  Lãnh đạo Tư sản, quí tộc mới,...đại  Giai cấp vô sản, đứng đầu là Đảng  diện cho phương thức sản  cộng sản. xuất TBCN *Nhận xét: Cách mạng tư sản và cách mạng vô sản cùng giải quyết được nhiệm vụ  dân chủ  là  lật đổ giai cấp thống trị, nên đã thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia, nhất   là giai cấp nông dân(0,5đ) ­ Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản, quí tộc tư sản hóa lãnh đạo, nên sau khi giành chính  quyền, thiết lập nền chuyên chính tư  sản, tiếp tục duy trì chế  độ  bóc lột đối với nhân dân lao   động, đưa đất nước đi theo con đường tư bản. (0,5đ) Câu 2. (1 điểm) Nói cuộc cách mạng ngày 18/3 1871 là một cuộc cách mạng vô sản vì: ­ Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa­ri. ­ Mục đích: Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. Thành lập chinh quy ́ ền của giai cấp vô sản. ­Do giai cấp vô sản lãnh đạo. Câu 3. (1 điểm)   * Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì: ­ Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu  có nằm rải rác khắp các châu lục.   * Chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi" vì: ­ Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao. ­ Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ  phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Câu 4. (1điểm) Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ:   ­ Đến giữa thế  kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị  đối  với Ấn Độ.  ­  Ấn Độ trở  thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều   lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
  6.             ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM  PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021­2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: LỊCH SỬ ­ LỚP 8    – MàĐỀ 2 I.Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)      Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ Câu  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp  D D D B D C A B B C án  II. Tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm)  *Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cách mạng tư sản với cách mạng vô sản (1 điểm) Khác nhau Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản Lực lượng Tư sản, nông dân, thợ thủ  Quần chúng nhân dân nói chung (công  công, nô lệ… nhân, nông dân, binh lính, dân thành  thị, học sinh, sinh viên…) Xu hướng phát  Thiết lập chế độ tư bản  Thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa triển chủ nghĩa *Nhận xét: Cách mạng tư sản và cách mạng vô sản cùng giải quyết được nhiệm vụ  dân chủ  là  lật đổ giai cấp thống trị, nên đã thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia, nhất   là giai cấp nông dân(0,5đ) ­ Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản, quí tộc tư sản hóa lãnh đạo, nên sau khi giành chính  quyền, thiết lập nền chuyên chính tư  sản, tiếp tục duy trì chế  độ  bóc lột đối với nhân dân lao   động, đưa đất nước đi theo con đường tư bản. (0,5đ) Câu 2. (1 điểm) Nói cuộc cách mạng ngày 18/3 1871 là một cuộc cách mạng vô sản vì: ­ Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa­ri. ­ Mục đích: Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. Thành lập chinh quy ́ ền của giai cấp vô sản. ­Do giai cấp vô sản lãnh đạo. Câu 3. (1 điểm)   ­ Đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".  Do kinh tế phát triển mạnh  nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị  trường thế giới. ­ Mĩ là xứ  sở của các “ông vua công nghiệp”: Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh   mẽ, hình thành các tổ  chức độc quyền “tơ­rớt” công nghiệp khổng lồ  (thép, dầu, ô tô...) đứng   đầu các công ti đó là những ông vua như “vua dầu mỏ” Rốc­phe­lơ, “vua thép” Mooc­gan, “vua ô  tô” Pho.... Câu 4. (1điểm)     ­ Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. ­  Tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp… ­  Khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.  ­ Hậu quả: kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân cực khổ, số người chết đói gia tăng, mâu thuẫn  giữa thực dân Anh và nhân dân Ấn Độ sâu sắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2