intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Tản Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Tản Hồng” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Tản Hồng

  1. Phòng GD – ĐT Ba Vì Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Tản Hồng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 Tiết theo KHDH: Tiết 9 Ngày dự kiến kiểm tra: 3/11/2022 Người ra đề: Lê Thị Phương 1. Thiết lập ma trận Mức độ cần đánh giá Nội dung Nhận Thông Vận Tổng số biết hiểu dụng TN TL TN TL TN TL Bàì 4. Các nước 0,75 đ Câu1 Câu 1 3,25 đ Châu Á 1,5đ 1đ Bài 5. Các nước 0,75 đ Câu 2 Câu 2 3,25đ Đông Nam Á 1,5đ 1đ Bài 6. Các nước 1,25 đ 1,25 đ Châu Phi Bài 7. Các nước 1,25 đ Câu 3 2,25đ Mĩ La- Tinh 1đ Tổng điểm 4đ 3đ 3đ 10đ Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% 2. Đề bài. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm ) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực A. Bắc Phi. B. Nam Phi C. Trung Phi. D. Tây Phi. Câu 2. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại ở Cộng hòa Nam Phi dưới hình thức A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chế độ thực dân. C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 3. Nen -xơn -man- đê- la là tổng thống da đen đầu tiên của
  2. A. Đức. B.Chi-lê. C. Nam Phi . D. Cu-ba. Câu 4. Trong lịch sử thế giới thế kỉ XX, năm 1960 được gọi là A. năm châu Mĩ. B. năm châu Phi. C. năm lục địa bùng cháy. D. năm lục địa mới trỗi dậy. Câu 5. Chế độ A pac thai đã bị đánh đổ ở Nam Phi năm A. 1993 B. 1994 C. 2000 D. 2010 Câu 6. Ngọn cờ đi tiên phong hàng đầu trong cuộc đấu tranh củng cố độc lập chủ quyền, thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế đế quốc Mĩ ở khu vực Mĩ La-tinh là A. Bra-xin B. Cu-ba C. ác-hen-ti-na D. Pê-ru Câu 7.Nội dung nào không phải là những thành tựu quan trọng của các nước Mĩ La-tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? A. Củng cố độc lập chủ quyền B. Dân chủ hoá sinh hoạt chính trị C. Tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế D. Thành lập khối quân sự để chống Mĩ Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu Cu-ba chính thức bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ (1 -1 -1959) B. Chính phủ Phi-đen Ca-xtơ-rô tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để C. Sau chiến thắng Hi-rôn (4 -1961) D. Phi đen Ca-xtơ-rô lên nắm chính quyền Câu 9. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha các những nước Mĩ la tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc đế quốc nào? A. Đế quốc Anh B. Đế quốc Mĩ C. Đế quốc Pháp D. Đế quốc Bồ Đào Nha Câu 10. Châu lục đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II là : A. Châu Á B. Châu Âu C. Châu Phi D.Châu Mĩ La Tinh Câu 11. “Lục địa bùng cháy” diễn ra ở Mĩ la tinh bắt đầu vào thời gian nào ? A. Cuối những năm 50 của thế kỷ XX B. Đầu những năm 60 của thế thế kỷ XX C. Cuối những năm 60 của thế thế kỷ XX D. Đầu những năm 70 của thế thế kỷ XX Câu 12. Các nước tham gia thành lập hiệp hội các nước ĐNA gồm: A. Malaixia, Philippin,Mianma, Thái lan, Lào B. InĐônêxia, Thái Lan, Singarpo, Brunây C. InĐônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái lan
  3. D. Philippin, Thái lan, Việt Nam, Campuchia, Singarpo Câu 13. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng, các nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập trong tháng 8/1945? A.Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a. C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a B. Lào, In-đô-nê-xi-a D. In-đô-nê-xi-a Câu 14. Sau chiến tranh thế giới thứ hai thành tựu nổi bật nhất các nước Đông Nam Á đạt được lài gì? A. Phát triển thành khu vực năng động nhất thế giới. B. Trở thành khu vực có nhiểu nước công nghiệp mới. C. Xây dựng thành khu vực hoà bình hợp tác và hữu nghị. D. Giành được độc lập, bước vào thời kì xây dựng và phát triển. Câu 15. Từ năm 1946- 1949 Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa các thế lực nào? A. Liên Xô và Mĩ. B. Liên Xô và các thế lực thân Mĩ. C. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản D. Quốc dân Đảng và thế lực thân Mĩ. Câu 16. Đường lối đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì? A. Lấy cải tổ chính trị làm trung tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm C. Lấy phát triển kinh tế,văn hoá làm trung tâm D. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Câu 1(2,5đ): Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay? Ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI? Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày hoàn cảnh, sự ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ? Khi ra nhập ASEAN Việt Nam gặp phải thời cơ và thách thức gì ? Câu 2 (1 điểm). Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. 3. Đáp án- thang điểm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA A A C B A B D C B A B D C D C B
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Câu 1(2,5đ) Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, Đường lối mới chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh văn minh. (0,25đ) -Thành tựu + Tổng sản phẩn trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6 % , đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới. (0,25đ) + Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 tăng gấp hơn 15 lần so với năm 1978. (0,25đ) + Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. (0,25đ) - Trên lĩnh vực đối ngoại: (0,5đ) + Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, TQ đã lần lượt bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. + TQ đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7/1997), và Ma Cao (12/1999). - Ý nghĩa: (1đ) Khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Trung Quốc, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội TQ. Củng cố sức mạnh và địa vị của trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngược lại thế giới có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc. Câu 2: Trình bày hoàn cảnh, sự ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN - Hoàn cảnh: (0,5đ) + Sau khi giành độc lập, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. + 8/8/1967 hiệp hội các nước ĐNA thành lập tại Băng kôc (Thái lan) gồm 5 nước: Indonexia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái lan. - Mục tiêu: (0,5đ) phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc (0,5đ): tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả. * Thời cơ và thách thức khi Việt nam gia nhập ASEAN ( 1 đ)
  5. + Thời cơ: tạo cơ hội cho Việt nam giao lưu, trao đổi với các nước trong khu vực + Thách thức: nếu không nắm bắt thời cơ chuyển giao công nghệ -> tụt hậu xa hơn; hoà tan mất bản sắc dân tộc Câu 3. (1đ) Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện: - Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ. - Việt Nam và Cu Ba đã có nhiều sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung, Phi-đen từng nói: "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình". - Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau giữa hai nước (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp. Kí duyệt của nhóm trưởng. Người ra đề. Lê Thị Phương Xác nhận của tổ trưởng. Xác nhận của BGH Nguyễn Thị Xuân Bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0