intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ A Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lời phê của Giáo viên Điểm Lớp A. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Câu 1.Cuộc khủng hoảng toàn diện của thế giới vào những năm thập niên 70 của thế kỉ XX được mở đầu bằng sự kiện nào? A. Sự khủng hoảng trì trệ của Liên Xô. B. cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới năm 1973. C. Cuộc khủng hoảng thừa trong thế giới tư bản. D. Sự mâu thuẩn trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô. Câu 2. Từ năm 1978 đến năm 2000, Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về A. tổng thu nhập quốc dân. B. thu nhập quốc dân bình quân đầu người. C. tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. sức mạnh quân sự. Câu 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập A. ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc. B. ngày 8/8/1967 tại Gia-các-ta. C. ngày 8/2/1976 tại Gia-các-ta. D. ngày 8/2/1976 tại Ba-li. Câu 4. Nước nào sau đây chưa tham gia vào tổ chức ASEAN? A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Đông Ti Mo. Câu 5. Năm 1960 ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào? A. Cộng hòa Ai Cập được thành lập. B. 17 nước châu Phi giành được độc lập. C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ. D. Nen-xơn Man-đê-la lên làm tổng thống ở Nam Phi. Câu 6. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong hai thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX là A. đứng đầu thế giới. B. đứng thứ hai thế giới. C. đứng thứ ba thế giới. D. đứng thứ thư thế giới. Câu 7. Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu hoàn thành những nhiệm vụ của A. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. B. cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. C. cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật. D. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 8. Công cuộc cải tổ của Gooc-ba-chop không thành công do thiếu sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết và A. thiếu người lãnh đạo tài giỏi. B. thiếu sự ủng hộ của nhân dân. C. thiếu sự viện trợ từ bên ngoài. D. thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn. Câu 9. Nhiều người dự đoán “Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á” vì châu Á A. có số dân đông nhất thế giới. B. có diện tích lớn nhất thế giới. C. có một số nước đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế. D. có vị trí chiến lược quan trọng. Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhất làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là A. mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chứa đựng nhiều thiếu sót, sai lầm. B. chậm đổi mới trước những biến động của tình hình thế giới. C. sự chống phá của Mĩ và các nước phương Tây. D. sai lầm của các nhà lãnh đạo. Câu 11. Kết quả công cuộc cải cách của Liên Xô và Trung Quốc từ những năm 80 là A. Cả hai nước đều thành công. B. Liên Xô thành công, Trung Quốc thất bại. C. Cả hai nước đều thất bại. D. Liên Xô thất bại, Trung Quốc thành công.
  2. Câu 12. Hầu như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi A. diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc. B. diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giữa các nước châu Á. C. sự can thiệp của Liên Xô. D. sự can thiệp của Mĩ. Câu 13. Sự can thiệp của Mĩ vào Đông Nam Á đã làm cho A. các nước Đông Nam Á đoàn kết hơn. B. tình hình Đông Nam Á trở nên ổn định. C. tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng. D. nền kinh tế Đông Nam Á phát triển nhanh. Câu 14. Nhận xét về hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu ở các nước châu Phi là A. đấu tranh chính trị hợp pháp ,thương lượng để được công nhận độc lập . B . đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị . C . tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh , biểu tình . D . tổng khởi nghĩa giành chính quyền . Câu 15. Nét nổi bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 là A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập. B. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. C. phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). B. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. Trình bày tình hình chung của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. (2.0 đ) Câu 2.Tổ chức ASEAN đã đề ra mục tiêu, nguyên tắc hoạt động như thế nào?Theo em,Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì? (3.0 đ) BÀI LÀM
  3. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ A - LỚP 9 A. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn ý đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C A D B B B D C A D A C A C B. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Tình hình chung của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. 2.0 - Trước CTTG II : Hầu hết đều là thuộc địa, nửa thuộc địa của ĐQ. -Sau chiến tranh thế giới thứ 2 một cao trào GPDT diễn ra 0.25 -Cuối những năm 50 phần lớn các nước đã giành được độc lập. 0.25 -Từ nửa cuối TK XX tình hình châu Á luôn không ổn định (...) 0.5 - Các nước đều ra sức phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như TQ, HQ, Sin-ga- 0.5 po ,…Ấn Độ … 0.5 2 Tổ chức ASEAN đã đề ra mục tiêu, nguyên tắc hoạt động như thế nào?Theo em,Việt Nam tham 3.0 gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì? a.Tổ chức ASEAN đã đề ra mục tiêu, nguyên tắc hoạt động như thế nào? - Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành 1.0 viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc hoạt động: 1.0 + Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; + Hợp tác phát triển có kết quả. Theo em,Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì? 1.0 - Tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước… - Tranh thủ diễn đàn ASEAN để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh khu vực; nâng cao vị thế của Việt Nam (Tùy theo cách trả lời của HS, GV có cách chấm cho thích hợp)
  4. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-202 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ B Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lời phê của Giáo viên Điểm Lớp A. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Nước nào sau đây chưa tham gia vào tổ chức ASEAN? A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Đông Ti Mo. Câu 2. Từ năm 1978 đến năm 2000, Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về A. tổng thu nhập quốc dân. B. thu nhập quốc dân bình quân đầu người. C. tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. sức mạnh quân sự. Câu 3. Cuộc khủng hoảng toàn diện của thế giới vào những năm thập niên 70 của thế kỉ XX được mở đầu bằng sự kiện nào? A. Sự khủng hoảng trì trệ của Liên Xô. B. cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới năm 1973. C. Cuộc khủng hoảng thừa trong thế giới tư bản. D. Sự mâu thuẩn trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô. Câu 4Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập A. ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc. B. ngày 8/8/1967 tại Gia-các-ta. C. ngày 8/2/1976 tại Gia-các-ta. D. ngày 8/2/1976 tại Ba-li. Câu 5. Nhiều người dự đoán “Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á” vì châu Á A. có số dân đông nhất thế giới. B. có diện tích lớn nhất thế giới. C. có một số nước đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế. D. có vị trí chiến lược quan trọng. Câu 6. Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á A. vẫn là thuộc địa hoặc phụ thuộc của các nước đế quốc. B. đã giành được độc lập. C. vẫn còn nằm dưới chế độ phong kiến. D. trở thành những nước tư bản phát triển. Câu 7. Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu hoàn thành những nhiệm vụ của A. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. B. cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. C. cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật. D. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 8. Năm 1960 ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào? A. Cộng hòa Ai Cập được thành lập. B. 17 nước châu Phi giành được độc lập. C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ. D. Nen-xơn Man-đê-la lên làm tổng thống ở Nam Phi. Câu 9. Hầu như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi A. diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc. B. diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giữa các nước châu Á. C. sự can thiệp của Liên Xô. D. sự can thiệp của Mĩ. Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhất làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là A. mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chứa đựng nhiều thiếu sót, sai lầm. B. chậm đổi mới trước những biến động của tình hình thế giới.
  5. C. sự chống phá của Mĩ và các nước phương Tây. D. sai lầm của các nhà lãnh đạo. Câu 11. Kết quả công cuộc cải cách của Liên Xô và Trung Quốc từ những năm 80 là A. Cả hai nước đều thành công. B. Liên Xô thành công, Trung Quốc thất bại. C. Cả hai nước đều thất bại. D. Liên Xô thất bại, Trung Quốc thành công. Câu 12. Công cuộc cải tổ của Gooc-ba-chop không thành công do thiếu sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết và A. thiếu người lãnh đạo tài giỏi. B. thiếu sự ủng hộ của nhân dân. C. thiếu sự viện trợ từ bên ngoài. D. thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn. Câu 13. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong hai thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX là A. đứng đầu thế giới. B. đứng thứ hai thế giới. C. đứng thứ ba thế giới. D. đứng thứ thư thế giới. Câu 14. Sự can thiệp của Mĩ vào Đông Nam Á đã làm cho A. các nước Đông Nam Á đoàn kết hơn. B. tình hình Đông Nam Á trở nên ổn định. C. tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng. D. nền kinh tế Đông Nam Á phát triển nhanh. Câu 15. Nhận xét về hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu ở các nước châu Phi là A. đấu tranh chính trị hợp pháp ,thương lượng để được công nhận độc lập . B . đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị . C . tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh , biểu tình . D . tổng khởi nghĩa giành chính quyền . B. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. Trình bày tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai. (2.0 đ) Câu 2.Tổ chức ASEAN đã đề ra mục tiêu, nguyên tắc hoạt động như thế nào? Theo em,Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì? (3.0 đ) BÀI LÀM
  6. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ B- LỚP 9 A. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn ý đúng: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C B A C B B B A A D D B C A B. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai 2.0 * Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc châu Phi . - Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai , phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu 0.5 Phi , nhiều nước giành được độc lập : Ai Cập (18-6-1953), An-giê-ri ( 1954-1962). - Năm 1960 có 17 nước châu Phi giành độc lập . *Công cuộc xây dựng đất nước và phát triển KT-XH ở châu Phi 0.25 - Đạt được nhiều thành tựu nhưng châu Phi vẫn nằm trong tình trạng đói ngèo lạc hâu. -Từ cuối những năm 80 của TK XX , tình hình châu Phi khó khăn và không ổn định - Để khắc phục xung đột và đói nghèo , các nước châu Phi đã thành lập các tổ chức liên minh khu vực lớn nhất là tổ 0.25 chức thống nhất châu Phi ,nay gọi là Liên minh châu Phi ( AU ) 0.5 0.5 Tổ chức ASEAN đã đề ra mục tiêu, nguyên tắc hoạt động như thế nào?Theo em,Việt Nam tham 3.0 gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì? a.Tổ chức ASEAN đã đề ra mục tiêu, nguyên tắc hoạt động như thế nào? - Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành 1.0 viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc hoạt động: 1.0 + Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; + Hợp tác phát triển có kết quả. Theo em,Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì? 1.0 - Tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước… - Tranh thủ diễn đàn ASEAN để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh khu vực; nâng cao vị thế của Việt Nam (Tùy theo cách trả lời của HS, GV có cách chấm cho thích hợp) TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ
  7. ( Đã duyệt) Đặng Thị Kim Cúc Ngô Thị Tường Vy BẢNG MÔ TẢ MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung 1. Liên Xô và các nước -Biết được những thành Hiểu được các nước Đông -Xác định được nguyên nhân cơ bản làm sụp đổ Đông Âu từ năm 1945 tựu đạt được của Liên Âu thực hiện nhiệm vụ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đến những năm 90 Xô trong công cuộc xậy xây dựng nhà nước dân dựng đất nước. chủ. Cuộc khủng hoảng kinh tế TG bắt đầu từ k/h dầu mỏ - Giải thích được sự không thành công của công cuộc cải cách Gooc-ba-chop. 2. Các nước châu Á, Biết được nét nổi bật về Giải thích nhận định về - Điểm khác nhau công cuộc cải cách giữa Liên Xô Đông Nam Á tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế và Trung Quốc. kinh tế sau CTTG II châu Á - Phân tích được sự không ổn định của châu Á nửa sau - Biết được thành tựu - Hiểu được mục tiêu, TKXX. nổi bật trong công cuộc nguyên tắc hoạt động - Suy luận sự can thiệp của Mỹ vào khu vực ĐNÁ. cải cách của Trung của ASEAN Đánh giá cơ hội VN tham gia tổ chức ASEAN Quốc -Tình hình chung các - Nêu được sự ra đời và nước Châu Á. phát triển của Asean 3. Các nước châu Phi - Nắm được sự kiện nổi - Hiểu được nguyên bật Châu Phi nhân chủ yếu thực dân phương Tây xâm lược Ấn Độ. - Ý nghĩa của phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu XX. - Hiểu được “vùng đệm” tranh chấp giữa Anh và Pháp. - Tình hình chung các nước châu Phi Số câu 8 4,5 4 0,5 Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học - Năng lực lịch sử: nhận thức và tưu duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kỹ năng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0