intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS TT Cát Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS TT Cát Thành” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS TT Cát Thành

  1. SỞ GDĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TT CÁT THÀNH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Lịch sử – lớp 9 THCS (Thời gian làm bài: 45 phút.) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề khảo sát gồm 04 trang I. Phần trắc nghiệm ( 8 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng Câu 1. Nguyên nhân nào đòi hỏi Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thu được nhiều chiến phí. B. Chiếm được nhiều thuộc địa. C. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh. D. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận. Câu 2 . Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật? A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất. Câu 3. Tổ chức liên kết kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa có tên gọi là gì? A.Kế hoạch Macsan. B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). C. Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va. D. Liên minh Châu Âu. Câu 4. Ba nước tuyên bố độc lập trong năm 1945 ở khu vực Đông Nam Á là: A.In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B.In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Việt Nam. C.In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam D.In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a. Câu 5. Năm 1960 được gọi là “ năm Châu Phi” với A.15 quốc gia ở Châu Phi tuyên bố độc lập. B.17 quốc gia ở Châu Phi tuyên bố độc lập. C.19 quốc gia ở Châu Phi tuyên bố độc lập. D.21 quốc gia ở Châu Phi tuyên bố độc lập. Câu 6. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Châu Á đều chịu sự bóc lột nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân, ngoại trừ A.Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Triều Tiên. Câu 7. Các nước Châu Á được coi là “con rồng” kinh tế- nước công nghiệp mới (NICs) là A. Hàn Quốc, Trung Quốc. B. Đài Loan, Hồng Công. C. Hàn Quốc, Xin-ga-po. D. Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 8. Nước duy nhất ở Châu Á được xếp vào hàng các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới(G7) là: A. Hàn Quốc. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Xin-ga-po. Câu 9. Các nước tham gia sáng lập ASEAN là những nước nào? A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po. C. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an -ma, Xin-ga-po và Phi-lip-pin,
  2. Câu 10. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thành tựu nổi bật của các nước Đông Nam Á là gì? A. Phát triển thành khu vực năng động nhất thế giới. B. Trở thành khu vực có nhiều nước công nghiệp mới. C. Xây dựng thành khu vực hòa bình, hợp tác và hữu nghị. D. Giành được độc lập, bước vào thời kì xây dựng, phát triển. Câu 11. Đối với tổ chức ASEAN, ngày 28/7/1995 diễn ra sự kiện lịch sử nào? A. Lào gia nhập ASEAN. B. Mi-an -ma gia nhập ASEAN. C. Việt Nam gia nhập ASEAN. D. Đông Timo gia nhập ASEAN. Câu 12. Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho In-đô-nê-xi-a, Lào, Việt Nam giành được độc lập năm 1945? A. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. B.Nhân dân các nước đấu tranh vũ trang giành độc lập. C.Thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở In-đô-nê-xi-a. D.Thực dân Pháp bị phát xít Nhật đảo chính, mất quyền thống trị ở Đông Dương Câu 13. Thắng lợi nào dẫn đến sự xóa bỏ chủ nghia phân biệt chủng tộc A pác thai ở châu Phi? A.Nước Cộng hòa Ai Cập ở Bắc Phi ra đời. B. Nen-xơn Man-đê -la lên làm tổng thống Nam Phi. C. Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm -bích và Ăng -gô-la. D. Cuộc đấu tranh dân tộc, dân chủ của nhân dân Nam Phi. Câu 14. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là ai? A. Chủ nghĩa phát xít. B. Chủ nghĩa thực dân cũ. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. C. Chế độ tay sai chủ nghĩa thực dân mới. Câu 15. Nhân tố chủ yến nào giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946-1950? A.Tinh thần tự lực , tự cường. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Những tiến bộ khoa học -kĩ thuật. D. Sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 16. Các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản nào để chống lại Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Bao vây kinh tế. B. Phát động “chiến tranh lạnh”. C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực. D. Lôi kéo đồng minh chống Liên Xô. Câu 17. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ là do nguyên nhân chủ yếu nào? A.Chậm sửa chữa sai lầm. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch. C. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp. D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học- kĩ thuật hiện đại. Câu 18. Sự kiện quan trọng đánh dấu mốc chấm dứt hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc, sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc là A.sự thành lập chính quyền của người da đen ở Rô-đê-di-a năm 1980. B. sự thành lập chính quyền của người da đen ở Tây Nam Phi năm 1990. C. chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi năm 1993. D. sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha. Câu 19. Đặc điểm nôi bật của Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A.phong trào giải phóng dân tộc giành nhiều thắng lợi, nhưng xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ vẫn tiếp diên ở một số nước. B. sau khi giành độc lập, các nước Châu Á phát triển đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. châu Á trở thành khu vực ổn định về chính trị, có nền kinh tế phát triển năng động. D. tình hình Châu Á căng thẳng, đối đầu và chiến tranh luôn tiếp diễn. Câu 20. Sau hơn hai mươi năm cải cách, mở cửa, nền kinh tế TRung Quốc phát triển nhanh chóng, đưng đầu thế giới về A.tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. B. giá trị công nghiệp và dịch vụ. C. tổng giá trị xuất khẩu D. sản lượng nông nghiệp. Câu 21. Lí do chủ yếu dẫn đến việc thành lập hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì? A.Chống lại sự xâm lược của Mĩ. B. Chống lại ảnh hưởng của phương Tây về kinh tế. C. Hình thành liên minh quân sự để bành chướng thế lực ra bên ngoài.
  3. D. Phát triển kinh tế văn hóa, cùng nỗ lực hợp tác chung giữa các nước. Câu 22. Tháng 9/1954, Mĩ cùng với Anh, Pháp lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm mục đích A.thúc đẩy sự hợp tác giữa Mĩ, Anh, Pháp với các nước Đông Nam Á về lĩnh vực quân sự. B. ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. C. bảo vệ hòa bình cho khu vực Đông Nam Á. D. xây dựng căn cứ quân sự của Mĩ,Anh, Pháp ở khu vực Đông Nam Á. Câu 23. Phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở Châu Phi chịu tác động từ chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 ở Việt Nam? A. Ai Cập B. Ăng gô la C. Tuy ni di D. An giê ri. Câu 24 .Trong thập niên 60-70 của thế kỉ XX, Mĩ Lat tinh được mệnh danh là “ Lục địa bùng cháy” vì lí do chủ yếu nào? A.Cách mạng Cuba thành công. B. Chế độ độc tài Batixta sụp đổ. C. Bùng nổ cao trào đấu tranh mạnh mẽ.D. Giành được độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 25. Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động gì tới quan hệ quốc tế? A .Hình thành trật tự thế giới “ đa cực”. B. Trật tự thế giới “một cực” đang hình thành. C. Phong trào cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng. D. Làm sụp đổ trật tự hai cực I-an -ta. Câu 26. Điểm khác nhau về mục đích xây dựng năng lượng nguyên tử của Liên Xô so với Mĩ là gì? A.Để mở rộng lãnh thổ. B. Để khống chế các nước khác. C. Để duy trì nền hòa bình thế giới. D. Để ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Câu 27. Từ sự sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển kinh tế? A.Cải cách kinh tế toàn diện, triệt để. B. Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. C. Tiến hành cải cách từ trong nông nghiệp. D. Thực hiện chính sách nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế. Câu 28. Hình thức đấu tranh của các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945 là A.kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang giành chính quyền từ tay các thế lực phát xít. B. khởi nghĩa vũ trang đòi lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa phát xít, giành độc lập. C. đấu tranh chính trị, đưa yêu sách buộc các thế lực phát xít phải trao trả độc lập. D. mít tinh, biểu tình đòi các thế lực phát xít phải trao trả độc lập. Câu 29. Thế giới dự đoán “ thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á” vì A.châu Á là nơi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ. B. các nước Châu Á vươn lên trở thành cường quốc về công nghệ phần mêm, công nghệ hạt nhân và vũ trụ. C. từ nhiều thập niên qua, nhiều nước Châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. D. Từ nửa sau thế kỉ XX, tình hình Châu Á ổn định không bị ảnh hưởng cuộc chiến tranh xâm lược. Câu 30 .Nhiệm vụ chung của cách mạng ba nước Đông Dương từ 1954 đến 1975 là gì? A.Chống Khơ me đỏ. B. Kháng chiến chống Mĩ. C. Kháng chiến chống Pháp. D. Xây dựng CNXH. Câu 31. Biểu hiện nào chứng tỏ mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện? A. Tổ chức ASEAN tăng cường số thành viên của mình. B. Việt Nam và Lào được mời tham gia vào hiệp ước Bali (1976). C. Cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng tham gia vào ASEAN. D. Sự thiết lập quan hệ ngoại giao, cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo. Câu 32. “Vì Việt Nam, Cu ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” là câu nói nổi tiếng của ai? A.Hôxêmácti. B. Agienđê C. Chê Ghêvana. D. Phiđen Caxtơ rô. Phần II. Tự luận (2 điểm)
  4. Câu 1 : 1.5đ Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Câu 2 : 0.5đ Việt Nam đã và đang làm gì để hội nhập và phát triển cùng các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung? ----------HẾT---------
  5. III. HƯỚNG DẪN CHẤM SỞ GDĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TT CÁT THÀNH NĂM HỌC 2022 – 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 I .Phần trắc nghiệm (8 điểm) : Mỗi câu đúng cho 0.25 diểm . Sai không cho điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp C D B A B A C C A D C A D C A B án Câu 17 18 19 20 2 22 2 24 25 26 27 28 29 30 31 32 1 3 Đáp C C A A D B D C D C B A C B D D án II. Tự luận (2đ) Câu 1. (1.5đ) Nội dung Điếm Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”là vì -Năm 1992 ( AFTA) khu vực mậu dịch chung của Đông Nam Á ra đời. 0.5 -Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 nước trong và ngoài khu 0.5 vực, tạo nên môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. -Lịch sử Đông Nam Á bước sang một trang mới. 0.5 Câu 2 (0.5đ) (HS nêu được từ 2-3 ý cho điểm tối đa) 0.5điểm (Đây là câu hỏi liên hệ thực tế, tùy từng hiểu biết của học sinh mà GV linh hoạt chấm) HS có thể nêu: - Mở cửa, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. - Tạo điều kiện cho học sinh , sinh viên du học nước ngoài. - Tiếp thu thành quả khoa học- kĩ thuật tiên tiến trên thế giới . - Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tạo việc làm cho nhiều lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1