intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

  1. Trường THCS Võ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2022-2023 Thị Sáu MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Họ và tên: Ngày kiểm tra: /11/2022 …………………...... ........... Lớp 9/... Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B,C, D đứng đầu ý trả lời đúng nhất Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân trực tiếp nào đòi hỏi Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế đất nước? A. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh. B. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận. C. Thu được nhiều chiến phí, chiếm được nhiều thuộc địa. D. Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (năm 1949) là gì? A. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. B. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ. C. Tăng cường năng lực quốc phòng. D. Khẳng định vai trò của Liên Xô trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Thành tựu quan trọng về kinh tế Liên Xô đạt được sau từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. Phóng tàu vũ trụ phương Đông bay vòng quanh Trái Đất. D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Câu 4. Một trong những cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là A. cùng chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa tư bản. B. có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới. C. đều nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ và các nước phương Tây. D. cùng chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 5. Hậu quả nghiêm trọng nhất từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là A. hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại trên thế giới. B. chấm dứt sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực I-an-ta. C. Mĩ vươn lên xác lập trật tự thế giới “một cực”. D. gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế cho Liên bang Nga. Câu 6. Bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đầu thập niên 90 của thế kỉ XX? A. Thực hiện đổi mới toàn diện, đồng bộ từ chính trị đến xã hội. B. Tập trung thực hiện cải cách triệt để về kinh tế, chính, trị, văn hóa. C. Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng Cộng sản. D. Thực hiện chính sách đối ngoại để hạn chế tác động của bên ngoài. Câu 7. Ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX là A. xóa bỏ hoàn toàn chế độ A-pác-thai. B. xóa bỏ ách thống trị của thực dân Bồ Đồ Nha. C. Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. D. Làm sụp đổ cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
  2. Câu 8. Bài học về sự thành công của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. lợi dụng sự suy yếu của các nước tư bản phương Tây. B. đề cao ý thức độc lập dân tộc và sự đoàn kết của các lực lượng dân tộc. C. chớp lấy thời cơ khi phe Đồng minh giành thắng lợi trong chiến tranh thế giới thứ hai. D. nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản. Câu 9. Biến chuyển quan trọng nhất về chính trị của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Chính trị không ổn định. B. bị các nước đế quốc tái xâm lược. C. phân hóa về đường lối đối ngoại. D. các nước lần lượt giành được độc lập. Câu 10. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á nổ ra sớm nhất ở A. Tây Á. B. Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Đông Á. Câu 11. Từ thành công của công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Lấy đổi mới văn hóa trọng tâm, tập trung vốn cho ngành dịch vụ và du lịch. B. Thực hiện mở cửa, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. C. Đổi mới chính trị trước, sau đó đổi mới về kinh tế. D. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm. Câu 12. Cuộc cách mạng nào giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới? A. Cách mạng chất xám. B. Cách mạng trắng. C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng nhung. Câu 13. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN? A. Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau. B. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. C. Hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. D. Không can thiệp vào công việc nọi bộ của nhau. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau. Câu 14. Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào? A. Cộng hòa Ai Cập thành lập. B. Cách mạng An-giê-ri thành công. C. 17 nước châu Phi giành được độc lập. D. Anh, Pháp cam kết rút hết quân đội khỏi châu Phi. Câu 15. Kẻ thù chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc của người da đen ở Nam Phi là A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chủ nghĩa A-pác-thai. C. chủ nghĩa thực dân mới. D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới. II. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Các nước Mĩ La-tinh: a) Điểm khác biệt cơ bản về tình hình của các nước Mĩ La-tinh so với các nước Á-Phi là gì? b) Trình bày diễn biến của cách mạng Cu-ba. Câu 2. (3.0 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Việc gia nhập ASEAN Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì? BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
  3. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………........................ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2022-2023 MÔN LỊCH SỬ 9 I. TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: Mỗi câu đúng được 0.33 điểM (3 câu đúng được 1 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B D D A C D B D C B A C C B II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm a) Điểm khác biệt cơ bản tình hình các nước Mĩ La-tinh với các nước Á, 0.75 Phi - Giành độc lập sớm hơn, từ đầu thế kỉ XIX 0.5 - Sau đó rơi vào vòng lệ thuộc, trở thành “sân sau” của Mĩ 0.25 b) Diễn biến cách mạng Cu-ba 1.25 1 - Khởi đầu là cuộc tiến công vũ trang của 135 thanh niên vào pháo đài 0,5 Môn-ca-đa vào 26.7.1953, dưới sự lãnh đạo Phi-đencax-tơ-rô (2,0 đ) - Cuộc đấu tranh kiên cường, gian khổ đã lật đổ dược chế độ Ba-ti-xta 0,5 - Ngày 1/1/1959, cách mạng thắng lợi 0,25 a) Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). 1.0 - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế 0.5 ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. - Ngày 8 8 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự 0.5 tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. b) Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN 2.0 2 (3.0 đ) *Cơ hội - Hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác 0.5 chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý 0.25 mới. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 0.25 *Thách thức - Nếu Việt Nam không bắt kịp được với sự phát triển của các nước 0.5 trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế - Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt nhưng dễ bị hoà tan 0.25 nếu như không giữ được bản sắc dân tộc. - Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực 0.25 ( Lưu ý: Học sinh có thể nêu ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) ----------------------------------HẾT-------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2