intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) MÃ ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài Câu 1. Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong công cuộc cải cách của Trung Quốc là A. thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh. B. không còn tình trạng đói nghèo. C. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. D. trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới. Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá. B. Chậm sửa chữa những sai lầm. C. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp. D. Nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. Câu 3. Nội dung nào không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 ở Liên Xô? A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. B. Nhà nước Liên bang Xô viết hầu như bị tê liệt. C. Các nước Cộng hòa đua nhau đòi độc lập, tách khỏi Liên bang Xô viết. D. Liên bang Nga được thành lập. Câu 4. Nét nổi bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX là A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập. B. phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. C. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). Câu 5. Thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”, vì A. các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. B. châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. C. nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 6. Đâu không phải là nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu? A. Ban hành các quyền tự do dân chủ. B. Tiến hành cải cách ruộng đất. C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản. D. Đi xâm lược nhiều thuộc địa. Câu 7. Điểm khác nhau trong công cuộc cải cách của Trung Quốc so với Liên Xô là A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. C. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Câu 8. Từ nửa sau thế kỷ XX tình hình châu Á như thế nào? A. Rất phát triển, được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh". B. Ổn định có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế. C. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”. D. Không ổn định vì những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc hoặc những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới lãnh thổ... Câu 9. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập khối Quân sự Đông Nam Á. B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
  2. C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam- pu-chia. D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự. Câu 10. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào? A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. Câu 11. Thành viên thứ 7 của ASEAN là A. Việt Nam. B. Mi-an-ma. C. Lào. D. Bru-nây. Câu 12. Năm 1960 gọi là “năm châu phi”, vì A. tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập. B. có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. C. chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi. D. hệ thống thuộc địa của để quốc lần lượt tan rã. Câu 13. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Á, châu Phi với Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. hình thức đấu tranh ở châu Á, châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh; Mĩ la-tinh là đấu tranh chính trị. B. châu Á, châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới; Mĩ la-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. châu Á, châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ; Mĩ la-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. D. lãnh đạo cách mạng ở châu Á, châu Phi là giai cấp vô sản; ở Mĩ la-tinh là giai cấp tư sản dân tộc. Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy", vì ở đây A. thường xuyên xảy ra cháy rừng. B. nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ. C. có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bùng nổ.  D. các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ. Câu 15. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ vào thời gian những năm A. 60 của thế kỉ XX. B. 70 của thế kỉ XX. C. 80 của thế kỉ XX. D. 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 2. (3,0 điểm) Nêu mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Khi tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam có những cơ hội nào để phát triển đất nước? ------------ Hết -------------
  3. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA A C D B A D D D C C A B C B D B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (2,0đ) ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX - Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn với các phương hướng 0,5 chính là: phát triển kinh tế với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng. - Kết quả: Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: Sản xuất công 1,0 nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mĩ; là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu "Phương Đông" đưa con người (I. Gagarin) lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. - Về đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu 0,5 nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. 2 * Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN 2,0 (3,0đ) - Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành 1,0 viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc: 1,0 + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. 0,25 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,25 + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0,25 + Hợp tác phát triển có hiệu quả. 0,25 * Cơ hội phát triển đất nước của Việt Nam khi tham gia vào ASEAN 1,0 - Thị trường rộng lớn. - Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ… - Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN. ………….. (Tùy theo câu trả lời của học sinh mà giáo viên ghi điểm hợp lý)
  4. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) MÃ ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị ở Đông Âu bắt đầu từ nước nào? A. Ba Lan. B. Tiệp Khắc. C. Cộng hòa Liên bang Đức. D. Cộng hòa liên bang Nam Tư. Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá. B. Chậm sửa chữa những sai lầm. C. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp. D. Nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. Câu 3. Khi lên cầm quyền, Gooc – ba- chốp đã đề ra đường lối như thế nào để đối phó với cuộc khủng hoảng về kinh tế-xã hội ở Liên Xô? A. Nhờ vào sự giúp đỡ của Mĩ. B. Tiếp tục thực hiện chính sách cũ. C. Vay tiền của các nước phương Tây. D. Tiến hành đường lối cải tổ. Câu 4. Nét nổi bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX là A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập. B. phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. C. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). Câu 5. Thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”, vì A. các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. B. châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. C. nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 6. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào thời gian nào? A. Tháng 8/1949. B. Tháng 10/1949. C. Tháng 7/1949. D. Tháng 9/1949. Câu 7. Điểm khác nhau trong công cuộc cải cách của Trung Quốc so với Liên Xô là A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. C. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Câu 8. Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập vào thời gian nào? A. Cuối những năm 40 của thế kỉ XX. B. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX.. C. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX. D. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 9. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập khối Quân sự Đông Nam Á. B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam- pu-chia.
  5. D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự. Câu 10. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào? A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. Câu 11. Thành viên thứ 7 của ASEAN là A. Việt Nam. B. Mi-an-ma. C. Lào. D. Bru-nây. Câu 12. Năm 1960 gọi là “năm châu phi”, vì A. tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập. B. có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. C. chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi. D. hệ thống thuộc địa của để quốc lần lượt tan rã. Câu 13. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Á, châu Phi với Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. hình thức đấu tranh ở châu Á, châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh; Mĩ la-tinh là đấu tranh chính trị. B. châu Á, châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới; Mĩ la-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. châu Á, châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ; Mĩ la-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. D. lãnh đạo cách mạng ở châu Á, châu Phi là giai cấp vô sản; ở Mĩ la-tinh là giai cấp tư sản dân tộc. Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy", vì ở đây A. thường xuyên xảy ra cháy rừng. B. nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ. C. có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bùng nổ.  D. các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ. Câu 15. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ vào thời gian những năm A. 60 của thế kỉ XX. B. 70 của thế kỉ XX. C. 80 của thế kỉ XX. D. 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 2. (3,0 điểm) Nêu mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Khi tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam có những cơ hội nào để phát triển đất nước? ------------ Hết -------------
  6. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 MÃ ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA A C D B A B D B C C A B C B D B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (2,0đ) ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX - Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn với các phương hướng 0,5 chính là: phát triển kinh tế với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng. - Kết quả: Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: Sản xuất công 1,0 nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mĩ; là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu "Phương Đông" đưa con người (I. Gagarin) lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. - Về đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu 0,5 nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. 2 * Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN 2,0 (3,0đ) - Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành 1,0 viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc: 1,0 + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. 0,25 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,25 + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0,25 + Hợp tác phát triển có hiệu quả. 0,25 * Cơ hội phát triển đất nước của Việt Nam khi tham gia vào ASEAN 1,0 - Thị trường rộng lớn. - Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ… - Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN. ………….. (Tùy theo câu trả lời của học sinh mà giáo viên ghi điểm hợp lý)
  7. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) MÃ ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH KT TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài Câu 1. Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong công cuộc cải cách của Trung Quốc là A. thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh. B. không còn tình trạng đói nghèo. C. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. D. trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới. Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá. B. Chậm sửa chữa những sai lầm. C. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp. D. Nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. Câu 3. Nội dung nào không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 ở Liên Xô? A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. B. Nhà nước Liên bang Xô viết hầu như bị tê liệt. C. Các nước Cộng hòa đua nhau đòi độc lập, tách khỏi Liên bang Xô viết. D. Liên bang Nga được thành lập. Câu 4. Nét nổi bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX là A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập. B. phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. C. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). Câu 5. Thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”, vì A. các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. B. châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. C. nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 6. Đâu không phải là nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu? A. Ban hành các quyền tự do dân chủ. B. Tiến hành cải cách ruộng đất. C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản. D. Đi xâm lược nhiều thuộc địa. Câu 7. Điểm khác nhau trong công cuộc cải cách của Trung Quốc so với Liên Xô là A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. C. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Câu 8. Từ nửa sau thế kỷ XX tình hình châu Á như thế nào? A. Rất phát triển, được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh". B. Ổn định có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế. C. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”. D. Không ổn định vì những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc hoặc những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới lãnh thổ... Câu 9. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập khối Quân sự Đông Nam Á. B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
  8. C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam- pu-chia. D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự. Câu 10. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào? A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. - HẾT-
  9. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ DÀNH CHO HS KT A. TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 1.0 điểm, Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A C D B A D D D C C HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2