Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành
lượt xem 1
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành
- MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Liên Xô và các Biết được tình hình Liên Hiểu được nước Đông Âu Xô và kết quả công cuộc nguyên nhân tan sau chiến tranhkhôi phục kinh tế sau rã của chế độ xã thế giới thứ hai chiến tranh, sự hình hội chủ nghĩa ở thành hệ thống xã hội Liên Xô và các chủ nghĩa nước Đông Âu Số câu 3 1 Số điểm 1.5 0.5 Tỉ lệ 15% 5% Các nước Á, Biết được một số nét Hiểu được tình Phân tích được Ý nghĩa việc Phi, Mĩ la tinh chính về quá trình giành hình chung ở quá trình phát thành lập tổ từ 1945 đến độc lập ở các nước Á, châu Phi sau triển của phong chức Asean nay Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế trào giải phóng đối với khu Chiến tranh thế giới thứ giới thứ hai dân tộc và sự vực Đông hai đến những năm 60 và Hiểu được tan rã hệ thống Nam Á? năm 70 đến giữa những đường lối nội thuộc địa ở các Rút ra bài học năm 90 của thế kỉ XX dung cuộc cải nước Á, Phi, kinh nghiệm Biết được tình hình chung cách mở cửa ở Mĩ Latinh. từ sự thành của các nước châu Á sau Trung Quốc từ công trong Chiến tranh thế giới thứ 1978-nay. cuộc cải cách hai Hiểu được mục mở cưa của Trình bày được được tiêu, nguyên tắc Trung Quốc những nét nổi bật của của Hiệp hội các tình hình Trung Quốc từ nước Đông Nam 1978-nay Á (Asean). Trình bày được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động, sự phát triển của tổ chức này. Số câu 5 1 1 1 1 Số điểm 2.5 0.5 2 2 1 Tỉ lệ 25% 5% 20% 20% 10% Tổng số câu 8 3 1 1 Tổng số điểm 4 3 2 1 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10%
- PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN 2023 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: A (Đề có 2 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Chọn một ý đúng trong các câu sau và ghi chữ cái ở đầu câu vào giấy làm bài. Câu 1: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa là A. phá thế độc quyền của Mĩ về vũ khí nguyên tử. B. trở thành cường quốc quân sự duy nhất trên thế giới. C. trở thành nước duy nhất trên thế giới có vũ khí nguyên tử. D. sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn trên toàn thế giới. Câu 2: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. chế độ phân biệt chủng tộc. D. chế độ thực dân đế quốc. Câu 3: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô là A. sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa. B. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm. C. sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội. D. sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học. Câu 4: Bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là “Châu Á thức tỉnh” vì A. tất cả các nước châu Á giành được độc lập. B. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. C. nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến. D. có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Câu 5: Nội dung của công cuộc cải tổ ở Liên Xô là A. Cải tổ kinh tế, chính trị và xã hội. B. Cải tổ về kinh tế, xã hội, giáo dục. C. Cải tổ hệ thống chính trị, xã hội. D. Cải tổ xã hội, chính trị, quân sự. Câu 6: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực A. Nam Phi B. Bắc Phi C. Trung Phi D. Đông Phi Câu 7: Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là A. khối SEV được thành lập. B. các nước dân chủ Đông Âu được thành lập. C. tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập. D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Câu 8: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
- D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. Câu 9: Nét nổi bật về kinh tế của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. nợ nước ngoài ngày càng tăng. B. nhiều nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo. C. nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. D. nhiều nước thành lập nhiều tổ chức hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế. Câu 10: Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi? A. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ. B. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do. C. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống. D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 11: (3.0 điểm) Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á? Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập có ý nghĩa như thế nào đối với khu vực Đông Nam Á? Câu 12: (2.0 điểm) Phân tích nét nổi bật của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh từ những năm70 đến những năm 90 của thế kỉ XX? ----------------------------------- HẾT ----------------------------------- ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
- PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN 2023 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: B (Đề có 2 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Chọn một ý đúng trong các câu sau và ghi chữ cái ở đầu câu vào giấy làm bài. Câu 1: Năm 1949, ở Liên Xô đã diễn ra một sự kiện quan trọng đó là A. chế tạo thành công bom nguyên tử. B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế được hoàn thành. D. phóng thành công con tàu “Phương Đông” có người lái vào vũ trụ. Câu 2: Ý nào không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX? A. Ảnh hưởng của thời kì chiến tranh lạnh. B. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước. C. Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc. D. Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo. Câu 3: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến đầu những năm 70 thế kỉ XX là A. muốn làm bạn với tất cả các nước. B. chỉ quan hệ với các nước lớn. C. hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. D. chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 4: Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là A. Củng cố quốc phòng an ninh. B. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật chủ nghĩa xã hội. D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Câu 5: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành A. một khu vực phồn thịnh. B. một khu vực hòa bình. C. một khu vực mậu dịch tự do. D. một khu vực ổn định và phát triển. Câu 6: Năm 1960 gọi là “Năm châu Phi”, vì A. tất cả các nước châu Phi giành được độc lập. B. có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. C. chủ nghĩa thực dân dần bị sụp đổ ở châu Phi. D. hệ thống thuộc địa của để quốc lần lượt tan rã. Câu 7: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là A. sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa. B. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm. C. sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.
- D. sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học. Câu 8: Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. phần lớn các dân tộc đều giành độc lập. B. tình hình chính trị không ổn định. C. diễn ra những cuộc xung đột, li khai. D. tăng trường kinh tế nhanh chóng. Câu 9: Quốc gia trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức ASEAN là A. Bru-nây. B. Việt Nam. C. Lào. D. Cam-pu-chia. Câu 10: Sau khi giành được độc lập các nước châu Phi đã A. xung đột, chiến tranh liên miên. B. tiếp tục đấu tranh chống đế quốc thực dân. C. ký các hiệp định hợp tác nhưng phụ thuộc vào Mỹ. D. bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 11: (3.0 điểm) Trình bày đường lối và thành tựu về kinh tế của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978-nay? Qua đó cho biết Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm nào từ sự thành công của Trung Quốc? Câu 12: (2.0 điểm) Phân tích nét nổi bật của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX? ----------------------------------- HẾT ----------------------------------- ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2022-2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ A I. Trắc nghiệm: (5đ) HS làm đúng mỗi câu đạt 0,5 đ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời A C D B A B A C C D II. Tự luận: (5đ) Nội dung Điể m
- Câu 11: (3 điểm) Trình bày mục tiêu , nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á? Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập có ý nghĩa như thế nào đối với khu vực Đông Nam Á? Mục tiêu 0.25 + Phát triển kinh tế và văn hóa 0.25 + thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, 0.25 + trên tinh thần duy trì hòa bình 0.25 + ổn định khu vực. Nguyên tắc hoạt động 0.25 + Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 0.25 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0.25 + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0.25 + Hợp tác, phát triển có hiệu quả. Ý nghĩa: 0.25 - Tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á duy trì được nền hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. 0.25 - Giúp cộng đồng Đông Nam Á cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới. 0.5 - Tạo điều kiện đưa nền kinh tế của các nước ở Đông Nam Á có những bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt tăng trưởng cao, nhất là từ thập niên 70 của thế kỉ XX. Câu 12: (2 điểm) Nét nổi bật của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh từ những năm70 đến những năm 90 của thế kỉ XX - Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt 0.5 chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của 0.5 những người da đen. - Điển hình là: + Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập. 0.25 + Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập. 0.25 + Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập. 0.25 => Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. 0.25 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I,NĂM HỌC 2022-2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ B I. Trắc nghiệm: (5đ) HS làm đúng mỗi câu đạt 0,5 đ
- Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời A B C D C B D A B D II. Tự luận: (5đ) Nội dung Điể m Câu 11: (3 điểm) Trình bày đường lối và thành tựu về kinh tế của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978-nay? Qua đó cho biết Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm nào từ sự thành công của Trung Quốc? Nội dung đường lối cải cách - mở cửa: + lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm; tiến hành cải cách - mở cửa; 0.25 + nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, 0.25 + mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. 0.25 Thành tựu + Kinh tế phát triển nhanh chóng ,tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, 0.25 + tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hằng năm 9,6%, 0.25 + tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần. 0.25 + Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. 0.25 + Địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế. 0.25 Bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi từ thành công của Trung Quốc:
- - Kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. 0.25 - Duy trì, củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 0.25 - Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. 0.25 - Thực hiện “mở cửa”, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác với các nước trên thế giới. 0.25 Câu 12: (2 điểm) Nét nổi bật của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX: - Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính 0.5 quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào. - Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) 0.5 và Ai Cập (1952). - Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Năm châu Phi). Ngày 1/1/1959, 0.5 cách mạng Cu-ba thành công. => Như vậy, đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ 0.5 nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 18 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 31 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn