intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên…………………………….. MÔN: LỊCH SỬ&ĐỊA LÍ - LỚP 6 Lớp 6/…….. Ngày kiểm tra: ... /11/2023 Thời gian làm bài: 90 phút ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN I/ TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B, C, D đứng đầu ý trả lời đúng A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (2,0 điểm) Câu 1. Lịch sử được hiểu là A. những câu chuyện được truyền miệng từ đời nay đến đời khác. B. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại. C. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. D. tất cả nhừng gì còn lưu giữ trong quá khứ. Câu 2. Môn Lịch sử là gì? A. Tìm hiểu về tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. B. Tìm hiểu về tất cả hoạt động của loài người. C. Tìm hiểu về quá trình hình thành của xã hội loài người. D. Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người. Câu 3. Theo Công lịch, 100 năm được gọi là A. một thập kỉ. B. một thế kỉ. C. một thiên niên kỉ. D. một kỉ nguyên. Câu 4. Âm lịch là A. hệ lịch tính theo chu kì của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. hệ lịch tính theo chu kì của Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. C. hệ lịch tính theo chu kì của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. hệ lịch tính theo chu kì của Trái Đất quay quanh Mặt Trăng. Câu 5. Đâu không phải là di chỉ của người tối cổ được phát hiện ở Việt Nam? A. Quỳnh Lưu (Nghệ An). B. Núi Đọ (Thanh Hoá) C. Xuân Lộc (Đồng Nai) D. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) Câu 6. Đâu không phải là đặc điểm tổ chức xã hội của bầy người nguyên thủy? A. Sống thành bầy, có người đứng đầu. B. Sống theo thị tộc gồm 2,3 thế hệ. C. Có sự phân công lao động. D. Cùng chăm sóc con cái. Câu 7. Trong giai đoạn bầy người nguyên thủy, nguồn thực phẩm chính của họ là A. săn bắt, hái lượm. B. săn bắn, hái lượm. C. trồng trọt, chăn nuôi. D. trồng trọt, săn bắn. Câu 8. Đời sống vật chất của người tinh khôn là A. sống thành từng bẩy, khoảng vài chục người trong các hang động, mái đá. B. sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùng dòng máu. C. sống trong hang động, dựa vào săn bắt, hái lượm. D. biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải và làm gốm. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (2,0 điểm) Câu 9. Trái Đất có dạng hình A. tròn. B. vuông. C. cầu. D. bầu dục. Câu 10. Kinh tuyến là A. đường Xích đạo.
  2. B. vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu. C. đường đánh số 00 trên quả Địa Cầu. D. nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu. Câu 11. Trái Đất ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 12. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ A. tây sang đông. B. đông sang tây. C. bắc xuống nam. D. nam lên bắc. Câu 13. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 365 ngày. D. 365 ngày 6 giờ. Câu 14. Trên bản đồ, đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng kí hiệu điểm? A. Đất cát. B. Cảng biển. C. Đường sắt D. Biên giới quốc gia. Câu 15. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, ta dựa vào đâu? A. Tỉ lệ số. B. Bảng chú giải. C. Tỉ lệ bản đồ D. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Câu 16. Để thể hiện đối tượng địa lí là đất phù sa trên bản đồ, người ta sử dụng loại kí hiệu A. điểm. B. chữ. C. đường. D. diện tích. II. TỰ LUẬN. (6,0 điểm) A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (3,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) a) Tư liệu truyền miệng là gì? Nêu hạn chế và giá trị của tư liệu truyền miệng. b) Nêu tên những câu chuyện dân gian thuộc loại tự liệu truyền miệng mà em biết (ít nhất 2 câu chuyện). Câu 2. (1,5 điểm) a) Các sự kiện sau: - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). - Triệu Đà xâm lược Âu Lạc vào năm 179 TCN - Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. - Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa ở Triệu Sơn – Thanh Hóa vào năm 248. Hãy biểu hiện các sự kiện trên bằng trục thời gian. b) Vào khoảng năm 208 TCN, Thục Phán lập ra nước Âu Lac. Sự kiện này cách ngày nay (năm 2023) bao nhiêu năm? (Thực hiện phép tính) B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (3,0 điểm) Câu 3. (1,5 điểm) a) Quan sát hình bên dưới, xác định toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D b) Trên một bản đồ Việt Nam có tỉ lệ là 1: 3 000 000, khoảng cách trên bản đồ giữa hai thành phố A và B đo được là 5cm. Vậy khoảng cách đó trên thực địa là bao nhiêu km (thực hiện phép tính)? Câu 4. (1,5 điểm) Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.
  3. 0 300 200 100 00 10 200 300 300 A B1 200 100 D 00 E C 100 200 300 Tiên Mỹ, ngày 23 tháng 10 năm 2023 TỔ TRƯỞNG GVBM Hồ Thị Quyên Hồ Thị Quyên Trần Thiện Thu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0