intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KHUNG MA TRẬN TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - LỚP 6 Tổng Mức độ nhận thức % Chương/ TT Nội dung/Đơn vị kiến thức điểm Chủ đề Nhận Thông Vận biết hiểu dụng Bài 1. Lịch sử và cuộc sống. 1TN 1TL 17,5% 1 Bài 2. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?. 2TN 5% Vì sao phải học lịch sử? Bài 3. Thời gian trong lịch sử. 1TN 1TL 17,5% Bài 4. Nguồn gốc loài người. 2TN 5% 2 Xã hội nguyên thuỷ Bài 5. Xã hội nguyên thuỷ 2TN 5% - Hệ thống kinh vĩ tuyến. Toạ độ địa lí của một địa điểm BẢN ĐỒ: PHƯƠNG TIỆN trên bản đồ 3 THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI - Các yếu tố cơ bản của bản đồ 2TN 1TL 15% ĐẤT - Các loại bản đồ thông dụng - Lược đồ trí nhớ TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH - Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời 4 CỦA HỆ MẶT TRỜI - Hình dạng, kích thước Trái Đất 3TN 1TL 20% - Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. - Cấu tạo của Trái Đất 5 VỎ TRÁI ĐẤT - Các mảng kiến tạo 1TL 15% - Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% Tổng hợp 13TN 2TL 3TL 18 câu
  2. UBND HUYỆN NÚI THÀNH BẢNG ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - LỚP 6 Số câu hỏi theo mức độ Chương/ Nội dung/Đơn vị kiến nhận thức TT Mức độ đánh giá Chủ đề thức Nhận Thông Vận biết hiểu dụng Nhận biết 1TN – Nêu được khái niệm lịch sử _ Nêu được khái niệm môn Lịch sử 1TL Bài 1. Lịch sử và cuộc Thông hiểu sống. – Giải thích được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ – Giải thích được sự cần thiết phải học môn Lịch sử. Thông hiểu – Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá Bài 2. Dựa vào đâu để trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện 2TN 1 Vì sao phải học biết và dựng lại lịch sử. vật, chữ viết,…). lịch sử? - Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu. Nhận biết – Nêu được một số khái niệm thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công Bài 3. Thời gian trong nguyên, âm lịch, dương lịch,… 1TL 1TN lịch sử. Vận dụng - Tính được thời gian trong lịch sử (thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,…). Xã hội nguyên Bài 4. Nguồn gốc loài Nhận biết 2 2TN thuỷ người – Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của
  3. người tối cổ trên đất nước Việt Nam. Thông hiểu – Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất. Vận dụng – Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á . Nhận biết – Trình bày được những nét chính về đời sống của người thời nguyên thuỷ (vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội,...) trên Trái đất – Nêu được đôi nét về đời sống của người nguyên thuỷ Bài 5. Xã hội nguyên trên đất nước Việt Nam. 2TN thuỷ Thông hiểu – Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thuỷ. – Giải thích được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như của con người và xã hội loài người. - Hệ thống kinh vĩ Nhận biết 2TN tuyến. Toạ độ địa lí của - Nắm được các khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh BẢN ĐỒ: một địa điểm trên bản tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Tây, kinh tuyến PHƯƠNG đồ Đông; các bán cầu. 3 TIỆN THỂ - Các yếu tố cơ bản của Vận dụng 1TL HIỆN BỀ MẶT bản đồ - Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ. TRÁI ĐẤT - Các loại bản đồ thông - Xác định được hướng trên bản đồ và tính khoảng cách dụng thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. - Lược đồ trí nhớ TRÁI ĐẤT – - Vị trí của Trái Đất Nhận biết 3TN HÀNH TINH trong hệ Mặt Trời - Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 4 CỦA HỆ MẶT - Hình dạng, kích thước - Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất. TRỜI Trái Đất - Mô tả được chuyển động của Trái Đất: quanh trục và quanh Mặt Trời.
  4. - Chuyển động của Trái Vận dụng Đất và hệ quả địa lí - Giải thích được sự khác nhau về hiện tượng mùa ở 2 nửa bán cầu trên Trái Đất. 1TL CẤU TẠO - Cấu tạo của Trái Đất Thông hiểu CỦA TRÁI - Các mảng kiến tạo - Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh: Khái 5 ĐẤT. VỎ - Quá trình nội sinh và niệm, nguyên nhân, biểu hiện, kết quả. 1TL TRÁI ĐẤT ngoại sinh. Hiện tượng - Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội tạo núi sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Số câu 13 2 3 Tỉ lệ % 40 % 30% 30%
  5. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: LỊCH SỬ và ĐỊA LÍ – LỚP 6 – MÃ ĐỀ 1 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM 4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào? A. Sử học. B. Khảo cổ học. C. Việt Nam học. D. Cơ sở văn hoá. Câu 2. Tư liệu hiện vật là: A. Đồ dùng để học tập. B. Những lời kể của người xưa. C. Bản ghi chép, sách in, chữ khắc. D. Di tích, đồ vật… của người xưa. Câu 3.Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc loại hình tư liệu nào? A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu chữ viết. D. Tư liệu gốc. Câu 4. Âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của: A. Mặt Trời quanh Trái Đất. B. Trái Đất quanh Mặt Trời. C. Mặt Trăng quanh Trái Đất. D. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. Câu 5. Quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người trải qua mấy giai đoạn? A. 3 giai đoạn. B. 4 giai đoạn. C. 5 giai đoạn. D. 6 giai đoạn. Câu 6: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là: A. Bộ lạc. B. Thị tộc. C. Làng bản. D. Bầy người nguyên thuỷ. Câu 7. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng: A. 5 – 6 triệu năm. B. 4 triệu năm. C. 15 vạn năm. D. 4 vạn năm. Câu 8: Hình thức tổ chức xã hội của Người tinh khôn là: A. Bầy người nguyên thủy. B. Công xã thị tộc. C. Nhà nước. D. Làng, bản. Câu 9. Vĩ tuyến gốc là A. vĩ tuyến nằm phía bên trên đường kinh tuyến gốc. B. vĩ tuyến nằm phía bên phải đường vĩ tuyến 00. C. vĩ tuyến nằm phía bên trái đường vĩ tuyến 00. D. vĩ tuyến 00 (Xích đạo). Câu 10. Kinh tuyến Tây là kinh tuyến A. nằm phía bên tay phải kinh tuyến gốc. B. nằm phía bên trên vĩ tuyến gốc. C. nằm phía bên tay trái kinh tuyến gốc. D. nằm phía bên dưới vĩ tuyến gốc. * Các nhận định dưới đây đúng hay sai: Câu 11. Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 tính từ ngoài vào trong theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Câu 12. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển. Câu 13. Hãy chọn các từ, cụm từ sau điền vào chỗ trống cho đúng. ( 24 giờ, không đổi, Tây sang Đông, 66033’) Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ (1).........................................., góc nghiêng của Trái Đất khi quay (2)......................nghiêng góc (3)............Thời gian quay 1 vòng hết (4)..........
  6. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu 1. (1.5 điểm) Vì sao chúng ta cần phải học lịch sử? Câu 2. (1.5 điểm) a) Theo em cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới có cần thiết không? Vì sao? b) Cho sự kiện sau: Khoảng năm 3000 TCN, người Ai Cập đã biết làm ra lịch. Em hãy cho biết, sự kiện này xảy ra cách năm hiện tại (2024) bao nhiêu năm? Câu 3. (1.5 điểm) Trình bày tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Câu 4. (0.5 điểm) Nghỉ hè năm nay, bố cho Nam đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. Nam không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho Nam? Câu 5. (1.0 điểm) Thành phố A và thành phố B có khoảng cách thực tế là 300 km, xác định khoảng cách trên bản đồ của hai thành phố, ở bản đồ có tỉ lệ 1:2 000 000? -Hết-
  7. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: LỊCH SỬ và ĐỊA LÍ – LỚP 6 – MÃ ĐỀ 2 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM 4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Phân môn Lịch Sử mà chúng ta được học là môn học tìm hiểu về: A. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. B. Những chuyện cổ tích do người xưa kể lại. C. Sự biến đổi của khí hậu qua thời gian. D. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người. Câu 2. Tư liệu chữ viết là: A. Những câu chuyện cổ tích . B. Những hoa văn trên trống đồng. C. Những hình vẽ . D. Những bản ghi, sách được in. Câu 3. Trống đồng Đông Sơn thuộc loại tư liệu nào? A. Hiện vật. B. Chữ viết. C. Truyền miệng. D. Phái sinh. Câu 4. Dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của: A. Trái Đất quanh Mặt Trời. B. Mặt Trăng quanh Trái Đất. C. Trái Đất quanh trục của nó. D. Mặt Trời quanh Trái Đất. Câu 5. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng: A. 4 vạn năm. B. 15 vạn năm. C. 4 triệu năm. D. 5 – 6 triệu năm. Câu 6: Công xã thị tộc là hình thức tổ chức xã hội của: A. Vượn người. B. Người tối cổ. C. Người tinh khôn. D. Người vượn. Câu 7. Quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người trải qua mấy giai đoạn? A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D.5 giai đoạn. Câu 8: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là: A. Làng bản. B. Thị tộc. C. Bầy người nguyên thuỷ. D. Bộ lạc. Câu 9. Vĩ tuyến là A. vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến. B. nửa đường tròn nối 2 cực trên bề mặt của quả Địa Cầu. C. những đoạn thẳng song song và bằng nhau. D. vòng tròn xung quanh 2 đường chí tuyến. Câu 10. Kinh tuyến nằm phía bên tay phải đường kinh tuyến gốc là A. kinh tuyến Bắc . B. kinh tuyến Nam. C. kinh tuyến Đông. D. kinh tuyến Tây. * Các nhận định dưới đây đúng hay sai: Câu 11. Trái Đất có dạng hình cầu, có bán kính Xích đạo là 6 378 km và diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Câu 12. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách không hợp lí để Trái Đất có thể tồn tại và duy trì sự sống. Câu 13. Hãy chọn các từ, cụm từ sau điền vào chỗ trống cho đúng. ( không thay đổi, elip gần tròn, 365 ngày 6 giờ, Tây sang Đông) Trái Đất chuyển động quay xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình (1)...................., chuyển động theo hướng từ (2)........................, thời gian quay 1 vòng hết (3)............., góc nghiêng của trục Trái Đất (4)................... II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).
  8. Câu 1. (1.5 điểm) Vì sao chúng ta cần phải học lịch sử? Câu 2. (1.5 điểm) a) Theo em vì sao ở Việt Nam, trên cùng một tờ lịch lại in ngày, tháng, năm của cả âm lịch và dương lịch? b) Cho sự kiện sau: Năm 3200 TCN nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời. Em hãy cho biết, sự kiện này xảy ra cách năm hiện tại (2024) bao nhiêu năm? Câu 3. (1.5 điểm) Phân biệt quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Câu 4. (0.5 điểm) Nghỉ hè năm nay, bố cho Nam đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. Nam không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho Nam? Câu 5. (1.0 điểm) Thành phố A và thành phố B có khoảng cách trên bản đồ là 5 cm, xác định khoảng cách thực tế của hai thành phố, ở bản đồ có tỉ lệ 1:1 000 000? -Hết-
  9. UBND HUYỆN NÚI THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: LỊCH SỬ và ĐỊA LÍ - LỚP 6 NĂM HỌC: 2024-2025 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM – MÃ ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). PHÂN MÔN LỊCH SỬ(2,0 điểm) Mỗi đáp án đúng ghi 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D A C A D C B PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (2,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 D 0.25đ 2 C 0.25đ 3 Sai 0.25đ 4 Đúng 0.25đ 5 (1) Tây sang Đông, (2) không đổi, (3) 1đ ( mỗi ý đúng 0.25đ) 66033’, (4) 24 giờ. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu Nội dung Điểm 1 Vì sao chúng ta cần phải học lịch sử? 1.5 * Chúng ta cần phải học lịch sử bởi vì: -Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính 0.75 bản thân, gia đình, dòng họ… và rộng hơn là của cả dân tộc và nhân loại. - Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai. 0.75 2 a) Theo em cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới có cần thiết không? Vì sao? 1.5 b) Cho sự kiện sau: Khoảng năm 3000 TCN, người Ai Cập đã biết làm ra lịch. Em hãy cho biết, sự kiện này xảy ra cách năm hiện tại (2024) bao nhiêu năm? a) Cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới cần thiết vì: xã hội ngày càng phát triển, việc giao lưu, trao đổi giữa các dân tộc ngày càng mở rộng. 1.0 Đòi hỏi phải có cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới. 0.5 b) Khoảng năm 3000 TCN cách năm hiện tại (2024): 3000+2024=5024 năm * Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện 1.5 tượng tạo núi: - Nội sinh: Sự dịch chuyển và xô đẩy lẫn nhau của các mảng kiến tạo ở bên 0.75 3 trong lòng Trái Đất đã khiến cho bề mặt Trái Đất nhô lên thành núi. - Ngoại sinh: Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, 0.75 nhiệt độ,...) làm thay đổi hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt đốc, độ cao giảm xuống... 4 * Vì: 0.5
  10. - Lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bắc là mùa hè thì Ô-xtrây-li-a lại là mùa đông do nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, Nam phải mang đồ ấm sang để dùng, thích ứng với điều kiện thời tiết ở đó. - Đổi 300 km =30 000 000 cm. 0.5 - Với bản đồ có tỉ lệ 1 : 2 000 000, tức là 1 cm trên bản đồ tương ứng 2 000 0.5 5 000 cm ngoài thực tế, khoảng cách trên bản đồ giữa A và B là: 30 000 000 : 2 000 000 = 15 cm. -Hết-
  11. UBND HUYỆN NÚI THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: LỊCH SỬ và ĐỊA LÍ - LỚP 6 NĂM HỌC: 2024-2025 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM – MÃ ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). PHÂN MÔN LỊCH SỬ(2,0 điểm) Mỗi đáp án đúng ghi 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D A A B C B C PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (2,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 A 0.25đ 2 C 0.25đ 3 Đúng 0.25đ 4 Sai 0.25đ 5 (1) elip gần tròn, (2) Tây sang Đông, (3) 365 1đ ( mỗi ý đúng 0.25đ) ngày 6 giờ, (4) không thay đổi. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu Nội dung Điểm 1 Theo em, vì sao chúng ta cần phải học lịch sử? 1.5 * Chúng ta cần phải học lịch sử bởi vì: -Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của 0.75 chính bản thân, gia đình, dòng họ… và rộng hơn là của cả dân tộc và nhân loại. - Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới 0.75 trong tương lai. 2 a) Theo em vì sao ở Việt Nam, trên cùng một tờ lịch lại in ngày, tháng, năm của cả âm lịch và dương lịch? 1.5 b) Cho sự kiện sau: Năm 3200 TCN nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời. Em hãy cho biết, sự kiện này xảy ra cách năm hiện tại (2024) bao nhiêu năm? a) Nhịp sống hiện đại đòi hỏi phải hội nhập, hoà nhập thế giới nên cần sử dụng lịch chung (Công lịch); đồng thời từ xưa đến nay người Việt Nam 1.0 vẫn sử dụng Âm lịch trong sản xuất và đời sống hàng ngày (lễ tết, cúng giỗ, ma chay…) nên trên tờ lịch đều in ngày, tháng, năm của cả 2 loại lịch này. b) Khoảng năm 3200 TCN cách năm hiện tại (2024): 3200+2024=5224 năm 0.5 * Phân biệt quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh: 1.5 - Nội sinh: là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Làm di chuyển các 3 mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy 0.75 hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất..
  12. - Ngoại sinh: là các quá trình xảy ra bên ngoài, bên trên bề mặt Trái Đất. 0.75 Có xu hướng phá vỡ, san bằng các dạng địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới. * Vì: - Lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bắc là mùa hè thì Ô-xtrây-li-a lại là mùa 0.5 4 đông do nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, Nam phải mang đồ ấm sang để dùng, thích ứng với điều kiện thời tiết ở đó. Khoảng cách thực tế giữa 2 thành phố A và B là: 5 x 1 000 000 = 5 000 000 (cm) 0.5 5 Đổi 5 000 000 (cm) = 50 (km) 0.5 Vậy khoảng cách giữa 2 thành phố A và B ngoài thực tế là 50 km. -Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2