intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023– 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh? A. Sự phân hóa giai cấp và những thay đổi về kinh tế. B. Sự phân hóa giai cấp và chính sách tăng thuế. C. Chính sách tăng thuế, những thay đổi về kinh tế. D. Sự phân hóa giai cấp, những thay đổi về kinh tế và chính sách tăng thuế. Câu 2. Kết quả của Cách mạng tư sản Anh là A. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. C. chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. D. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Câu 3. Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh. C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. D. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. Câu 4. Đâu không phải là kết quả của Cách mạng tư sản Pháp? A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa. B. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. C. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. D. Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Câu 5. Thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm các nước Đông Dương vào thời gian nào? A. Thế kỉ XVII. B. Cuối thế kỉ XVIII. C. Cuối thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 6. Ý nào không thể hiện về văn hoá của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây? A. Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực. B. Phát triển nền văn hóa riêng và độc đáo. C. Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị. D. Gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước. Câu 7. Giai cấp nào không hình thành và phát triển dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp tư sản dân tộc. C. Giai cấp công nhân. D. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức. Câu 8. Đâu không phải là cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX?
  2. A. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427). B. Khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675). C. Sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521). D. Sự kháng cự của quân đội Miến Điện. Câu 9. Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn ở khu vực nào? A. Từ Cao Bằng đến phía bắc dãy Hoành Sơn. B. Từ Đà Nẵng đến Cà Mau. C. Từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau. D. Từ Cao Bằng đến Cà Mau. Câu 10. Đội Hoàng Sa và Bắc Hải có chức năng gì? A. Thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm. B. Kiểm soát, quản lí biển, đảo. C. Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo. D. Thu lượm các hải sản quý. Câu 11. Đàng trong do ai cai quản? A. Con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản. B. Con cháu họ Nguyễn thay nhau cai quản. C. Con cháu họ Mạc thay nhau cai quản. D. Con cháu họ Lê thay nhau cai quản. Câu 12. Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là? A. Mỏ dầu. B. Bãi Vàng. C. Bãi Cát Vàng. D. Bãi San hô. Câu 13. Việt Nam nằm ở bên rìa phía bên nào của bán đảo Đông Dương? A. Phía đông. B. Phía tây. C. Phía bắc. D. Phía nam. Câu 14. Nước ta không có chung đường biên giới với A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Lào. D. Cam-pu-chia. Câu 15. Nước ta nằm ở vị trí A. Nội chí tuyến bán cầu Bắc. B. Nội chí tuyến bán cầu Nam C. Chí tuyến Bắc. D. Chí tuyến Nam Câu 16. Biên giới Việt Nam trên đất liền dài nhất khi tiếp giáp với A. Trung Quốc. B. Campuchia. C. Thái Lan. D. Lào. Câu 17. Địa hình núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm bao nhiêu diện tích cả nước? A. 10 % diện tích. B. 15 % diện tích. C. 1 % diện tích. D. 5 % diện tích. Câu 18. Hướng nghiêng chính của địa hình Việt Nam là A. Tây – Đông. B. Bắc – Nam. C. Tây Bắc - Đông Nam. D. Đông Bắc - Tây Nam. Câu 19. Địa hình các-xtơ khá phổ biến, có những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long là đặc điểm của địa hình vùng nào? A. Vùng núi Tây Bắc. B. Vùng núi Đông Bắc. C. Vùng Trường Sơn Bắc. D. Vùng Trường Sơn Nam. Câu 20. Đồng bằng nào tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ ? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng Nam Bộ. C. Các đồng bằng duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Hồng.
  3. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm) Có ý kiến cho rằng: Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2. (1 điểm) Nêu được hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn. Câu 3. (0,5 điểm) Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta đối với sự phát triển kinh tế? Câu 5. (1,5 điểm) Lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của dạng địa hình nhân tạo ở nước ta? Liên hệ thực tế ở địa phương em?
  4. ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ. LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D C B C B A A C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C A B A D C C B D II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án/điểm Điểm Có ý kiến cho rằng: Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? * Đồng ý với ý kiến cho rằng: Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào 1 đ dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung. Vì: quyết định này được vua Quang Trung đưa ra trên cơ sở Câu 1: sự nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng những điểm mạnh, ý đồ tiến công (1,0 và những sai lầm của quân Thanh. điểm) => Phát hiện và chớp được thời cơ chiến lược có một không hai đó, 0,5 đ vua Quang Trung đã quyết định bất ngờ mở cuộc tập kích chiến lược chớp nhoáng, tung toàn bộ lực lượng ra đánh tan quân địch vào khoảng thời gian từ đêm 30 đến sáng mùng 5 tết Kỉ Dậu - đúng lúc quân Thanh chủ quan nhất. (Học sinh có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng có ý đúng thì chấm theo điểm tối đa của mỗi ý). Nêu được hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn. * Hệ quả tiêu cực: Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến: Đàng Ngoài, Đàng Trong. - Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” - Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - 0,5 đ Câu 2: Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, (1,0 xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm điểm) ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc. * Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở 0,5 đ Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. (Học sinh có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng có ý đúng thì chấm theo điểm tối đa của mỗi ý). Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông thì Câu 3: hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào? 0,5 đ (0,5 Nếu không dùng máy móc trong sản xuất hoặc những phương tiện điểm) giao thông thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ bị đình trệ. + Hoạt động sản xuất của con người chủ yếu sử dụng sức lao động
  5. thủ công, nên năng suất thấp, thời gian để làm ra một sản phẩm sẽ kéo dài hơn,… + Thời gian di chuyển của con người từ địa điểm này tới địa điểm khác sẽ lâu hơn… (Học sinh có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng có ý đúng thì chấm theo điểm tối đa của mỗi ý). Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta đối với sự phát triển kinh tế? 0,33đ - Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao Câu 4: lưu với các nước trong khu vực và thế giới. 0,33đ (1,0 - Giao thông đường biển giữ vai trò chủ chốt trong trao đổi hàng điểm) hoá giữa các nước trong và ngoài khu vực, đây được coi là con 0,33đ đường huyết mạch chiến lược để giao thông thương mại và vận chuyển quân sự quốc tế. - Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước. Lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của dạng địa hình nhân tạo ở nước ta? Liên hệ thực tế ở địa phương em? a. Các dạng địa hình nhân tạo: - Các dạng địa hình nhân tạo nước ta: Đê, đập thủy điện, hầm mỏ, 0,5 đ hệ thống giao thông đường bộ, hồ chứa nước, kênh rạch, công trình kiến trúc, đô thị…. - Ý nghĩa: Các dạng địa hình nhân tạo tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông phát triển, phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch giữa các 0.5đ Câu 5: (1,5 vùng trong nước, giữa nước ta và các nước trong khu vực và thế điểm) giới. Các hồ chứa nước, kênh rạch có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp điện năng, du lịch và điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, phòng chóng bão lũ… b. Liên hệ địa phương + Đường Hồ Chí Minh + Đập thủy điện sông Bung 4, 5 0.5đ + Trung tâm đô thị Thị trấn Thạnh Mỹ + Khu nhà máy Xi-măng Xuân Thành KT HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG Giáo viên duyệt đề Giáo viên ra đề Mai Tấn Lâm Hoàng Văn Hùng Nguyễn Thị Hạnh
  6. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 8. NĂM HỌC 20223-2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Nội dung/Đơn Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng % T Chương/ điểm vị kiến thức hiểu cao T Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL KQ KQ KQ KQ Bài 1. Cách 3 7,5% mạng tư sản (TN 0,75đ Anh và Chiến 1,2, tranh giành 3) độc lập của 13 0,75 CHÂU ÂU thuộc địa Anh đ VÀ BẮC ở Bắc Mỹ MỸ TỪ Bài 2. Cách 1 2,5% NỬA SAU mạng tư sản (TN 0,25đ 1 THẾ KỈ Pháp cuối thế 4) XVI ĐẾN kỉ XVIII 0,25 THẾ KỈ đ XVIII Bài 3. Cách 1 5% mạng công (TL 0,5đ nghiệp (nửa 3) sau thế kỉ 0,5đ XVIII – giữa thế kỉ XIX) ĐÔNG Bài 4. Đông 3 1 10% NAM Á Nam Á từ nửa (TN (TN 1,0đ TỪ NỬA sau thế kỉ 5,6, 8) 2 SAU THẾ XVI đến giữa 7) 0,25 KỈ XVI thế kỉ XIX 0,75 đ ĐẾN THẾ đ KỈ XIX Bài 5. Cuộc 1 10% xung đột Nam (TL 1,0đ – Bắc triều và 2) Trịnh – 1,0đ VIỆT Nguyễn NAM TỪ Bài 6. Công 2 2 20% ĐẦU THẾ 3 cuộc khai phá (TN (TN 2,0đ KỈ XVI vùng đất phía 9,12 10,1 ĐẾN THẾ Nam và thực ) 1) KỈ XVIII thi chủ quyền 0,5đ 0,5đ đối với quần đảo Trường Sa, quần đảo
  7. Hoàng Sa từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Bài 8. Phong 1 10% trào Tây Sơn (TL 1,0đ 1) 1,0đ 1. Vị trí địa lí 4( 1 20 % và phạm vi TN TL 2,0 lãnh thổ Việt 13,1 1,0 điểm Nam 4,15 đ ,16) 1,0đ 4 2. Địa hình 3(T 1 ½( 1/2 25 % Việt Nam N (TN TL2 (TL 2,5 17,1 19) ) 2) điểm 8,20 0,25 1,0 0,5 ) đ đ đ 1,0đ Tổng: Số câu 16 4 2 1,5 1,5 25 Điểm 4đ 1,0đ 2đ 2đ 1,0 5,0đ đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
  8. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 8 . NĂM HỌC 2023-2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Chương/ Nhận Thông Vận Vận TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề biết hiểu dụng dụng kiến thức cao Bài 1. Cách Nhận biết 3 mạng tư sản – Trình bày được những (TN1, Anh và nét chung về nguyên 2,3) Chiến tranh nhân, kết quả của cách giành độc lập mạng tư sản Anh. của 13 thuộc – Trình bày được những địa Anh ở nét chung về nguyên Bắc Mỹ nhân, kết quả của cuộc CHÂU Chiến tranh giành độc lập ÂU VÀ của 13 thuộc địa Anh ở BẮC MỸ Bắc Mỹ TỪ NỬA 1 Bài 2. Cách Nhận biết 1 SAU THẾ mạng tư sản – Trình bày được những (TN4) KỈ XVI Pháp cuối thế nét chung về nguyên ĐẾN THẾ kỉ XVIII nhân, kết quả của cách KỈ XVIII mạng tư sản Pháp. Bài 3. Cách 1 Vận dụng cao mạng công (TL3) – Nêu được những tác nghiệp (nửa động quan trọng của cách sau thế kỉ mạng công nghiệp đối XVIII – giữa với sản xuất và đời sống. thế kỉ XIX) Bài 4. Đông Nhận biết 3 1 Nam Á từ – Trình bày được những (TN5, (TN8) nửa sau thế nét chính trong quá trình 6,7) kỉ XVI đến xâm nhập của tư bản giữa thế kỉ phương Tây vào các ĐÔNG XIX nước Đông Nam Á. NAM Á – Nêu được những nét TỪ NỬA nổi bật về tình hình chính 2 SAU THẾ trị, kinh tế, văn hoá – xã KỈ XVI hội của các nước Đông ĐẾN THẾ Nam Á dưới ách đô hộ KỈ XIX của thực dân phương Tây. Thông hiểu – Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam
  9. Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. Bài 5. Cuộc Thông hiểu 1 xung đột – Nêu được hệ quả của (TL2) Nam – Bắc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh triều, Trịnh – Nguyễn. – Nguyễn Bài 6. Công 1 2 cuộc khai (TN9, (TN10, phá vùng đất 12) 11) phía Nam và VIỆT Nhận biết thực thi chủ NAM TỪ – Trình bày được khái quyền đối ĐẦU THẾ quát về quá trình mở cõi 3 với quần đảo KỈ XVI của Đại Việt trong các thế Trường Sa, ĐẾN THẾ kỉ XVI – XVIII. quần đảo KỈ XVIII Hoàng Sa từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Bài 8. Phong Vận dụng 1 trào Tây Sơn – Đánh giá được vai trò (TL1 của Nguyễn Huệ – ) Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. 1. Vị trí địa lí Nhận biết và phạm vi – Trình bày được đặc lãnh thổ Việt điểm vị trí địa lí. 1 TL Nam Thông hiểu 4 – Phân tích được ảnh TN(13 hưởng của vị trí địa lí và ,14,15, VỊ TRÍ phạm vi lãnh thổ đối với 16) ĐỊA LÍ, sự hình thành đặc điểm PHẠM VI địa lí tự nhiên Việt Nam. LÃNH 2. Địa hình Nhận biết 1 THỔ, ĐỊA 4 Việt Nam – Trình bày được một (TN19) HÌNH VÀ trong những đặc điểm 3(TN KHOÁNG chủ yếu của địa hình Việt 17,18, SẢN Nam: Đất nước đồi núi, 20) VIỆT đa phần đồi núi thấp; NAM Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. ½ ½ – Trình bày được đặc TL 1 TL 2 điểm của các khu vực địa
  10. hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. Vận dụng – Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2