intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2023- 2024 Môn: Lịch sử&Địa lí - Lớp 8 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……………………… Điểm: Nhận xét của giáo viên: Họ và tên học sinh:…………………. Lớp: 8/ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau: A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (2,0 điểm) Câu 1. Trong xã hội nước Anh trước cách mạng tồn tại mâu thuẫn giữa A. quý tộc mới và qúy tộc cũ. B. các thế lực quý tộc phong kiến với nông dân. C. các thế lực phong kiến và nhân dân lao động. D. tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động. Câu 2. Trước sự phát triển của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, thực dân Anh đã có hành động gì? A. Đẩy mạnh khai hoang phía Tây để mở rộng sản xuất. B. Tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp. C. Đầu tư phát triển công, thương nghiệp thuộc địa để thu lợi nhuận. D. Mở thêm nhiều hải cảng để thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa. Câu 3. Ai là người phát minh ra máy hơi nước? A. Giêm-Oát. B. Ác-crai-tơ. C. Giêm Ha grivơ. D. Ét-mơn các-rai. Câu 4. Những quốc gia nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược? A. Việt Nam, Lào, Xiêm. B. Miến Điện, Việt Nam, Lào. C. In-đô-nê-xi-a, Lào, Mã Lai. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Câu 5. Tình hình chính trị các nước Đông Nam Á đầu thế kỉ XIX là như thế nào? A. Chế độ phong kiến phát triển. B. Chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu. C. Chế độ phong kiến hình thành và bước đầu phát triển. D. Chế độ phong kiến suy yếu, trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.
  2. Câu 6. Đầu thế kỉ XVI, trong lúc tình hình đất nước bất ổn, ai đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành? A. Nguyễn Huệ. B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Lê Thành Tông. D. Mạc Đăng Dung. Câu 7. Kết quả của các phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là A. khởi nghĩa đều thất bại. B. tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc. C. bảo vệ được vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống D. thực hiện được khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo" Câu 8. Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn ở khu vực nào? A. Từ Đà Nẵng đến Cà Mau. B. Từ Thuận Hóa đến Phú Yên. C. Từ Cao Bằng đến phía bắc dải Hoành Sơn. D. Từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (2,0 điểm) Câu 1. Phần đất liền Việt Nam nằm trải dài từ khoảng vĩ độ A. 23023’B đến 8034’B. B. 23023’B đến 8034’N. C. 23023’N đến 8034’N. D. 23023’B đến Xích đạo. Câu 2. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với những quốc gia nào? A. Trung Quốc, Lào, Ấn Độ. B. Trung Quốc, Lào, In-đô-nê-xi-a. C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan. D. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Câu 3. Việt Nam nằm ở rìa phía bên nào của bán đảo Đông Dương? A. Phía bắc. B. Phía tây. C. Phía đông. D. Phía nam. Câu 4. Đồi núi nước ta chiếm tới A. 1/4 diện tích phần đất liền. B. 2/3 diện tích phần đất liền. C. 3/4 diện tích phần đất liền. D. 3/5 diện tích phần đất liền. Câu 5. Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở A. vùng núi Tây Bắc. B. vùng núi Đông Bắc. C. vùng núi Trường Sơn Bắc. D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam. Câu 6. Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng Thanh Hóa. D. Đồng bằng duyên hải miền Trung. Câu 7. Nét nổi bật của vùng núi Đông Bắc là A. có địa hình cao nhất nước ta, bị chia cắt mạnh. B. vùng đồi núi thấp, gồm những cánh lớn, địa hình các-xtơ khá phổ biến. C. có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung. D. địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, hướng vòng cung, hai sườn không đối xứng. Câu 8. Hướng chính của địa hình nước ta là A. tây bắc - đông nam. B. tây bắc và vòng cung. C. đông nam và vòng cung. D. tây bắc - đông nam và vòng cung. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (3,0 điểm)
  3. Câu 1. (1,5 điểm) Em hãy trình bày tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp. Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy đánh giá về vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc. Câu 3. (0,5 điểm) Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến kinh tế và xã hội các nước tư bản? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (3,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam? Câu 2. (1,5 điểm) Xác định dạng địa hình nơi em sinh sống. Dạng địa hình đó có thế mạnh và hạn chế gì đối với sự phát triển kinh tế của địa phương em? -----------------Hết---------------
  4. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Lịch sử&Địa lí 8 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (5,0 điểm) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B C D D D A D II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM - Tính chất: là một cuộc cách mạng tư sản điển hình. 0,5đ 1 - Ý nghĩa: (1,5 điểm) + Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp. 0,25đ + Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với 0,25đ nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các 0,25đ nước. + Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi. 0,25đ + Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền 0,25đ Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước. 2 + Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, 0,25đ (1,0 điểm) bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. + Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, 0,5đ giáo dục…theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc...
  5. 3 - Cách mạng công nghiệp đã thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều 0,25đ (0,5 điểm) khu công nghiệp, thành phố mọc lên, thu hút người dân lên thành phố tìm việc làm. - Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: Giai cấp tư sản và 0,25đ giai cấp vô sản. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (5,0 điểm) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D C C A B B D II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Ảnh hưởng vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam: 1 - Thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh 0,25đ (1,5 điểm) hưởng sâu sắc của biển: + Khí hậu: nóng ẩm, một năm có hai mùa rõ rệt, thường có bão. 0,25đ + Sinh vật và đất: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu. 0,25đ - Thiên nhiên phân hóa đa dạng: + Khí hậu có phân hóa theo chiều từ bắc - nam, đông - tây. 0,25đ + Sự phân hóa của khí hậu dẫn đến sự phân hóa của sinh vật và đất. 0,25đ 0,25đ - Dạng địa hình nơi em sinh sống: đồi núi. 0,5đ - Thế mạnh: 2 + Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi 0,25đ (1,5 điểm) gia súc,... + Đối với công nghiệp: phát triển các ngành công nghiệp khai thác 0,25đ khoáng sản, thủy điện,... - Hạn chế: Nhiều thiên tai như: lũ quét, sạt lở,… 0,5đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1