intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân" được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân

  1. UBND QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Lịch sử và địa lí 8 Mã đề: 801 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 26/10/2024 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra gồm 3 trang) I. Trắc nghiệm (7 điểm) (Học sinh tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Câu 1. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao với sự kiện gì? A. Năm 1648, quận đội của vua Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại. B. Năm 1689, tư sản và quý tộc mới đưa Vin-hem Ô-ran giơ lên ngôi vua. C. Năm 1658, quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ. D. Năm 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Câu 2. Việt Nam bị tư bản phương Tây nào xâm lược thế kỉ XIX? A. Pháp. B. Anh. C. Bào Đào Nha. D. Tây Ban Nha. Câu 3. Nước nào có chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ nền độc lập tương đối? A. Nước Lào. B. Nước Miến Điện. C. Nước Việt Nam. D. Nước Xiêm. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX? A. Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân. B. Quan lại thực dân cai trị ở địa phương; cử người bản xứ cai quản trung ương. C. Quan lại thực dân cai trị ở trung ương; cử người bản xứ cai quản địa phương. D. Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị”. Câu 5. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào? A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa. B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.
  2. C. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn. D. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải. Câu 6. Đâu không phải là kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? A. Lật đổ chế độ phong kiến. B. Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ. C. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. D. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Câu 7. Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã thi hành chính sách nào trên lĩnh vực nông nghiệp? A. Phát triển hệ thống giao thông vận tải. B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản. C. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy. D. Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”. Câu 8. Ai là người chế tạo thành công chiếc xe lửa đầu tiên? A. Ét-mơn Các-rai. B. Xti-phen-xơn. C. Ác-crai-tơ. D. Crôm-tơn. Câu 9. Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập ra phủ nào sau đây? A. Thái Khang. B. Quảng Nam. C. Gia Định. D. Phú Yên. Câu 10. Công nghiệp len dạ ở Anh phát triển dẫn đến nghề nào trở nên có lợi nhất? A. Nghề nuôi cừu. B. Nghề nuôi chim. C. Nghề nuôi công. D. Nghề nuôi trâu. Câu 11. Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? A. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh. C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. D. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. Câu 12. Ai là người chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni? A. Ác-crai-tơ. B. Ét-mơn Các-rai. C. Crôm-tơn. D. Giêm Ha-gri-vơ. Câu 13. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành: A. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”. B. “công xưởng của thế giới”. C. “nông trường của thế giới”. D. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”. Câu 14. So với chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ lập hiến có điểm gì khác biệt? A. Quyền lực của vua bị hạn chế. B. Quyền lực của vua là tối cao và tuyệt đối. C. Không thừa nhận vai trò của Nghị viện. D. Không tồn tại ngôi vua. Câu 15. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? A. Bạch Long Vĩ. B. Vạn Lý Trường Sa. C. Bãi Cát Vàng. D. Vạn Lý Hoàng Sa. Câu 16. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn không phân thắng bại, lấy nơi nào làm ranh giới chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoại? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Hàn. C. Sông Gianh. D. Sông Bến Hải. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều? A. Sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước. B. Đời sống nhân dân khốn cùng. C. Làng mạc bị tàn phá; kinh tế trì trệ, sa sút. 2
  3. D. Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài. Câu 18. Võ quan trong triều nhà Lê dần thâu tóm quyền hành đó là: A. Mạc Đăng Ninh. B. Mạc Đăng Dung. C. Mạc Đăng Dụng. D. Mạc Đăng Khoa. Câu 19. Vào giữa thế kỉ XVIII, nước Anh có những tiền đề nào để tiến hành cách mạng công nghiệp? A. Vốn, nhân công. B. Kĩ thuật và vốn. C. Nhân công và kĩ thuật. D. Vốn, nhân công và kĩ thuật Câu 20. Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt các thế kỉ XVII – XVIII có ý nghĩa như thế nào? A. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan. B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc vịnh Bắc Bộ. C. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. D. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở vịnh Bắc Bộ. Câu 21. Vùng đồi núi nước ta gồm mấy khu vực chính? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 22. Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở: A. vùng núi Tây Bắc. B. vùng núi Đông Bắc. C. vùng núi Trường Sơn Bắc. D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam. Câu 23. Các dãy núi hình cánh cung và vùng đồi phát triển rộng là đặc điểm địa hình chủ yếu ở: A. vùng núi Tây Bắc. B. vùng núi Đông Bắc. C. vùng núi Trường Sơn Bắc. D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam. Câu 24. Đảo lớn nhất nước ta là: A. Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu). B. Cái Bầu (Quảng Ninh). C. Phú Quốc (Kiên Giang). D. Phú Quý (Bình Thuận). Câu 25. Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm ở khu vực nào sau đây? A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Đông Á. D. Bắc Á. Câu 26. Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở địa danh A. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lai Châu. B. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Cao Bằng. C. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lạng Sơn. D. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Câu 27. Trên đất liền, nước ta không có chung đường biên giới với quốc gia nào? A. Trung Quốc. B. Lào. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 28. Đường bờ biển nước ta dài khoảng: A.2360 km. B.3260km. C. 2630km. D. 4600km. II. Tự luận (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như "cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu", vì thế Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2 (1,0 điểm). Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI – XVIII, em hãy đưa ra lí do để phản đối cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn? Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao nói các quốc gia có biển thường đối mặt với nhiều khó khăn? Em hãy đề xuất một số biện pháp giảm nhẹ khó khăn ở các quốc gia ven biển trước tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay ?
  4. ----HẾT---- Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Lịch sử và địa lí 8 Mã đề: 802 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 26/10/2024 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra gồm 3 trang) I. Trắc nghiệm (7,0 điểm) (Học sinh tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX? A. Quan lại thực dân cai trị ở địa phương; cử người bản xứ cai quản trung ương. B. Quan lại thực dân cai trị ở trung ương; cử người bản xứ cai quản địa phương. C. Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân. D. Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị”. Câu 2. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn không phân thắng bại, lấy nơi nào làm ranh giới chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoại? A. Sông Bến Hải. B. Sông Thu Bồn. C. Sông Gianh. D. Sông Hàn. Câu 3. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? A. Vạn Lý Trường Sa. B. Bãi Cát Vàng. C. Vạn Lý Hoàng Sa. D. Bạch Long Vĩ. Câu 4. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao với sự kiện gì? A. Năm 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. B. Năm 1689, tư sản và quý tộc mới đưa Vin-hem Ô-ran giơ lên ngôi vua. C. Năm 1658, quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ. D. Năm 1648, quận đội của vua Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại. Câu 5. Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt các thế kỉ XVII – XVIII có ý nghĩa như thế nào? 4
  5. A. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc vịnh Bắc Bộ. B. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. C. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan. D. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở vịnh Bắc Bộ. Câu 6. Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã thi hành chính sách nào trên lĩnh vực nông nghiệp? A. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản. B. Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”. C. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy. D. Phát triển hệ thống giao thông vận tải. Câu 7. Ai là người chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni? A. Ác-crai-tơ. B. Crôm-tơn. C. Ét-mơn Các-rai. D. Giêm Ha-gri-vơ. Câu 8. Võ quan trong triều nhà Lê dần thâu tóm quyền hành đó là: A. Mạc Đăng Khoa. B. Mạc Đăng Dụng. C. Mạc Đăng Ninh. D. Mạc Đăng Dung. Câu 9. Đâu không phải là kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? A. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. B. Lật đổ chế độ phong kiến. C. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. D. Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ. Câu 10. Công nghiệp len dạ ở Anh phát triển dẫn đến nghề nào trở nên có lợi nhất? A. Nghề nuôi công. B. Nghề nuôi trâu. C. Nghề nuôi chim. D. Nghề nuôi cừu. Câu 11. So với chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ lập hiến có điểm gì khác biệt? A. Không thừa nhận vai trò của Nghị viện. B. Quyền lực của vua là tối cao và tuyệt đối. C. Quyền lực của vua bị hạn chế. D. Không tồn tại ngôi vua. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều? A. Sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước. B. Đời sống nhân dân khốn cùng. C. Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài. D. Làng mạc bị tàn phá; kinh tế trì trệ, sa sút. Câu 13. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào? A. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. B. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải. C. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn. D. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa. Câu 14. Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập ra phủ nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Phú Yên. C. Gia Định. D. Thái Khang. Câu 15. Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. B. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. D. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh. Câu 16. Nước nào có chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ nền độc lập tương đối?
  6. A. Nước Lào. B. Nước Việt Nam. C. Nước Miến Điện. D. Nước Xiêm Câu 17. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành A. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”. B. “nông trường của thế giới”. C. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”. D. “công xưởng của thế giới”. Câu 18. Ai là người chế tạo thành công chiếc xe lửa đầu tiên? A. Xti-phen-xơn. B. Ét-mơn Các-rai. C. Ác-crai-tơ. D. Crôm-tơn. Câu 19. Việt Nam bị tư bản phương Tây nào xâm lược thế kỉ XIX? A. Anh. B. Tây Ban Nha. C. Bào Đào Nha. D. Pháp. Câu 20. Vào giữa thế kỉ XVIII, nước Anh có những tiền đề nào để tiến hành cách mạng công nghiệp? A. Vốn, nhân công và kĩ thuật. B. Kĩ thuật và vốn. C. Nhân công và kĩ thuật. D. Vốn và nhân công. Câu 21. Đảo lớn nhất nước ta là: A. Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu). D. Phú Quý (Bình Thuận). C. Phú Quốc (Kiên Giang). B. Cái Bầu (Quảng Ninh) Câu 22. Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở: A. vùng núi Tây Bắc. B. vùng núi Đông Bắc. C. vùng núi Trường Sơn Bắc. D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam. Câu 23. Vùng đồi núi nước ta gồm mấy khu vực chính? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 24. Đường bờ biển nước ta dài khoảng: A. 2360 km. B. 2630 km. C. 3260 km. D. 4600 km. Câu 25. Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm ở khu vực nào sau đây? A. Đông Á. B. Tây Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Bắc Á.. Câu 26. Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở địa danh: A. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lai Châu. B. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Cao Bằng. C. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lạng Sơn. D. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Câu 27. Các dãy núi hình cánh cung và vùng đồi phát triển rộng là đặc điểm địa hình chủ yếu ở: A. vùng núi Tây Bắc. B. vùng núi Đông Bắc. C. vùng núi Trường Sơn Bắc. D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam. Câu 28. Trên đất liền, nước ta không có chung đường biên giới với quốc gia nào? A. Trung Quốc. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Thái Lan. II. Phần tự luận (3, 0điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như "cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu", vì thế Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2 (1,0 điểm). Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI – XVIII, em hãy đưa ra lí do để phản đối cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn? 6
  7. Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao nói các quốc gia có biển thường có thuận lợi để phát triển kinh tế hơn những quốc gia không tiếp giáp biển. Em hãy đề xuất một số biện pháp giảm nhẹ khó khăn ở các quốc gia ven biển trước tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay? ----HẾT---- Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm
  8. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 8 THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT Đơn vị kiến Mức độ % tổng điểm TT thức nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phân môn Lịch sử 1 Chương I. Bài 1. Cách 1,0 – 10% Châu Âu và mạng tư sản 2TN 2TN Bắc Mỹ từ Anh và nửa sau thếchiến tranh kỉ XVI đến giành độc thế kỉlập 13 bang XVIII thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Bài 2. Cách 1TL 1,5 – 15% mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Bài 3. Cách 3TN 2TN 1,25 – mạng công 12,5% nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX). 2 Chương II. Bài 4. Đông 2TN 2TN 1,0 – 10% Đông Nam Nam Á từ 8
  9. Á từ nửa nửa sau thế sau thế kỉ kỉ XVI đến XVI đến giữa thế kỉ thế kỉ XIX. XVIII 3 Chương III. Bài 5. Cuộc 2TN 1TN 1TL 1,25 – Việt Nam xung đột 12,5% từ đầu thế Nam – Bắc kỉ XVI đến triều và thế kỉ Trịnh – XVIII. Nguyễn. Bài 6. Công 3TN 1TN 1,0 – 10% cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Tỉ lệ (%) 3,0 (30%) 2,0 (20%) 2,0 (20%) 7,0 (70%) Phân môn Địa lí 1 Đặc điểm vị - Đặc điểm 1TN* 2TN* 1TL 17,5% trí địa lí và vị trí địa lí phạm vi và phạm vi lãnh thổ Việt lãnh thổ Nam - Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí
  10. tự nhiên Việt Nam 2 - Đặc điểm chung của địa hình - Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản Địa hình của từng Việt Nam khu vực địa 3TN* 2TN* 12,5% hình - Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế Tổng 4TN 4TN 1TL Tỉ lệ (%) 1,0 (10%) 1,0 (10%) 1,0 (10%) 3,0- 30% Tổng hợp 40 % 30% 30 % 100 % chung 10
  11. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA KÌ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2024 – 2025 THỜI GIAN 60 PHÚT Nội dung Mức độ nhận thức TT Đơn vị kiến thức kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Phân môn Lịch sử 1 Chương I. Châu Bài 1. Cách mạng Nhận biết: Kết Âu và Bắc Mỹ từ tư sản Anh và quả cuộc đấu tranh 2TN 2TN nửa sau thế kỉ chiến tranh giành 13 bang thuộc địa XVI đến thế kỉ độc lập 13 bang Anh ở Bắc Mỹ. XVIII thuộc địa Anh ở Nhận biết: sự kiện Bắc Mỹ. chè Box-tơn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đấu tranh của 13 bang thuộc địa Anh. Hiểu: sự kiện đánh dấu CMTS Anh đạt đến đỉnh cao. Hiểu: sự khác nhau giữa chế độ Quân chủ chuyên chế và Quân chủ lập hiến. Bài 2. Cách mạng Vận dụng: lý giải 1TL tư sản Pháp cuối được tại sao thế kỉ XVIII. CMTS Pháp là cuộc cách mạng
  12. điển hình nhất. Bài 3. Cách mạng Nhận biết: tiền đề 3TN 2TN công nghiệp (nửa để Anh thực hiện sau thế kỉ XVIII – cách mạng công giữa thế kỉ XIX). nghiệp. Nhận biết: người chế tạo ra đầu tàu xe lửa đầu tiên Nhận biết: người chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni. Hiểu: tác động CMCN đôi với kinh tế Anh. Hiểu: CMCN đã làm thay đổi bộ mặt nước Anh như thế nào. 2 Chương II. Đông Bài 4. Đông Nam Nhận biết: quốc 2TN 2TN Nam Á từ nửa Á từ nửa sau thế kỉ gia duy nhất ở sau thế kỉ XVI XVI đến giữa thế ĐNA không bị đến thế kỉ XVIII kỉ XIX. thực dân phương tây xâm lược. Nhận biết: Việt Nam đên thế kỉ XIX trở thành thuộc địa của TD phương Tây nào. Hiểu: chính sách cai trị của TD phương Tây trong lĩnh vực kinh tế. Hiểu: chính sách 12
  13. cai trị của TD phương Tây trong lĩnh vực chính trị. 3 Chương III. Việt Bài 5. Cuộc xung Nhận biết: người 2TN 1TN 1TL Nam từ đầu thế kỉ đột Nam – Bắc đã thâu tóm quyền XVI đến thế kỉ triều và Trịnh – lực khi nhà Lê sơ XVIII. Nguyễn. suy yếu là ai. Nhận biết: ranh giới chia cắt chính quyền Đàng trong – Đàng ngoài. Hiểu: hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều. Vận dụng: trình bày quan điểm cá nhân vì sao phản đối chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn phân tranh. Bài 6. Công cuộc Nhận biết: quá 3TN 1TN khai phá vùng đất trình xác lập chủ phía Nam từ thế kỉ quyền đối với 2 XVI đến thế kỉ quần đảo Hoàng XVIII Sa và Trường Sa. Nhận biết: tên gọi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử. Nhận biết: chúa Nguyễn Hoàng sa
  14. khi vào trấn thủ đất Thuận Hóa đã thành lập phủ gì. Hiểu: ý nghĩa việc nhà Nguyễn mở rộng lãnh thổ và xác lập chủ quyền 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tỉ lệ (%) 3,0 (30%) 2,0 (20%) Phân môn Địa lí Nhận biết - Biết được đặc điểm vị trí địa lí. 1TN* Thông hiểu - Hiểu được ảnh 2TN* - Vị trí địa lí hưởng của vị trí - Phạm vi lãnh thổ địa lí và phạm vi 1TL Ảnh hưởng của vị trí lãnh thổ đối với sự VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ địa lí và phạm vi hình thành đặc 1 PHẠM VI LÃNH lãnh thổ đối với sự điểm địa lí tự THỔ VIỆT NAM hình thành đặc điểm nhiên Việt Nam địa lí tự nhiên Việt Vận dụng Nam Phân tích ảnh hưởng của vị trí Địa lí đến các yếu tố kinh tế xã hội và đề xuất các biện pháp 2 ĐỊA HÌNH VIỆT - Đặc điểm chung Nhận biết NAM của địa hình - Trình bày được 3TN* - Các khu vực địa một trong những hình đặc điểm chủ yếu 14
  15. của địa hình và 2TN* đặc điểm của các khu vực địa hình Việt Nam Thông hiểu: - Hiểu được đặc điểm của từng khu vực địa hình chính của Việt Nam Tỉ lệ (%) 1,0 (10%) 1,0 (10%) 1,0 (10%) Tổng hợp chung 40 % 30 %
  16. UBND QUẬN THANH XUÂN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT MÔN LỊCH SỬ& ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2024 – 2025 I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi đáp án đúng 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Mã 801 D A D B B A D B D A C D B A A C D B D C Mã 802 A C D A B B D D B D C C A B C D D A D A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Mã 801 B A B C A D C B Mã 802 C A B C C D B D II. TỰ LUẬN LỊCH SỬ Câu Nội dung Điểm - Đồng ý với ý kiến cho rằng: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc 0,25 điểm Câu 1 (1,5 điểm) đại cách mạng. Vì: - Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là: 16
  17. + Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, 0,25 điểm qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. + Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư 0,25 điểm sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân. - Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu 0,5 điểm Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như: Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”. Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,… Câu 2 (0,5 điểm) Cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến Nam – Bắc triều; Trịnh – 0,5 điểm Nguyễn sẽ làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc => Vì thế nếu là người dân sống ở giai đoạn đây em sẽ đấu tranh phan đổi cuộc xung đột tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến này. - Những khó khăn của một số quốc gia có biển: Thiên tai thường xảy ra 1,0 điểm Câu 3 (1,0điểm) như bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường gây ngập lụt ở vùng trũng thấp, 801 sạt lở bờ biển, ô nhiễm … - Đề xuất một số giảm pháp giảm nhẹ khó khăn ở các quốc gia ven biển trước tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay: Bảo vệ rừng, trồng rừng ven biển, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả năng lượng truyền thống, phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ( mặt trời ,gió, sóng, thủy triều..), tuyên truyền giáo dục ý thức người dân.
  18. Câu 3 (1,0điểm) - Những thuận lợi của một số quốc gia có biển: Hải sản, khoáng sản 1,0 điểm 802 biển( cát trắng , dầu mỏ, khí đốt ), cảnh quan đẹp, giao thông vận tải biển, muối biển - Đề xuất một số giảm pháp giảm nhẹ khó khăn ở các quốc gia ven biển trước tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay: Bảo vệ rừng, trồng rừng ven biển, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả năng lượng truyền thống, phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ( gió, sóng, thủy triều..), tuyên truyền giáo dục ý thức người dân. Thanh Xuân, ngày 21 tháng 10 năm 2024 Duyệt của BGH Duyệt của tổ trưởng CM Trần Thị An Bùi Thị Hoàn 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2