intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh (Đề 1)" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh (Đề 1)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIŨA KỲ HỌC KỲ I ­ NĂM  TRƯỜNG THPT GIO LINH HỌC2021 ­ 2022 MÔNNGỮ VĂN ­ KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 90Phút Họ   tên : .............................................................. .Lớp: ................... I. Đ   ỌC HIỂU (4 ,  0 điểm ) Đọc văn bản: MUA KÍNH Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các ông già bà cả mang kính xem sách, bắt chước ra   chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ hiệu đem ra cho anh ta chọn.  Anh ta đeo kính vào, lấy cuốn lịch đem theo ra xem, xem xong lại bảo chủ hiệu cho   chọn đôi khác. Chủ  hiệu chiều ý, chọn cho anh ta năm sáu đôi, nhưng đôi nào anh ta   cũng không  ưng ý. Chủ  hiệu bèn chọn một đôi tốt nhất trong hiệu đưa ra. Anh ta đeo   vào, lại lấy cuốn lịch ra xem, vẫn lắc đầu chê xấu. Chủ  hiệu lấy làm lạ, liếc thấy anh   ta cầm cuốn lịch ngược mà xem, sinh nghi, liền hỏi:  ­ Sao đôi nào cũng chê xấu cả?  Anh ta đáp:  ­ Xấu thì bảo xấu chứ sao! Kính tốt thì tôi đã xem chữ được rồi!  Chủ hiệu nói:  ­ Hay là ông không biết chữ?  Anh ta đáp:  ­ Biết chữ thì đã không cần mua kính.  (Truyện cười dân gian Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau:  Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.  Câu 2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?  Câu 3. Nhân vật “anh” mua kính để làm gì?  Câu 4. Theo anh/chị, lời nói của ông chủ  hiệu “Hay là ông không biết chữ” có ý  nghĩa gì?  Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người?  1
  2. Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên. II. LÀM VĂN (6,0 điểm): Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám ­­­­­­ HẾT ­­­­­ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIŨA KỲ HỌC KỲ I ­ NĂM  TRƯỜNG THPT GIO LINH HỌC2021 ­ 2022 MÔNNGỮ VĂN ­ KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 90Phút Họ   tên : .............................................................. .Lớp: ...................  I. ĐỌC HIỂU (4 ,  0 điểm)  Đọc văn bản: Cưỡi ngỗng mà về Nhà nọ có khách xa đến chơi. Trong vườn đầy gà, vịt, ngan, ngỗng, nhưng chủ nhà cứ   phàn nàn: ­ Chẳng mấy khi bác đến nhà chơi, mà nhà lại không có thức gì thết đãi tử tế, thật   lấy làm ân hận quá! Ông khách mới bảo: ­ Tôi có con ngựa đấy, bác đem làm thịt, anh em ta cùng đánh chén cho vui, mấy khi   anh em gặp nhau! Chủ nhà hỏi: ­ Thế nhưng, đường xa, khi về bác đi bộ thế nào được? Ông khách bảo: ­ Khó gì việc  ấy! Rồi bác xem trong đàn ngan, ngỗng, gà, vịt ngoài vườn, có con   nào lớn, bác cho tôi mượn một con cưỡi về cũng được!  (Truyện cười dân gian Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau:  Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.  Câu 2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào? Câu 3: Ông khách phản ứng như thế nào khi chủ nhà phàn nàn không có thức gì để  thết đãi khách? 2
  3. Câu 4. Theo anh/chị, chi tiết ông khách mượn chủ nhà một con ngan/ ngỗng/ gà/ vịt  để cưỡi về có ý nghĩa gì? Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Phân tích nhân vật Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám ­­­­­­ HẾT ­­­­­ SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điể m I ĐỌC HIỂU I 4,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính: không cho điểm. 2 Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật: Ông chủ hiệu kính và 0,5 anh chàng mua kính Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng các nhân vật giao tiếp: không cho điểm. 3 Nhân vật “anh” mua kính để đọc chữ. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 4 Lời nói của ông chủ hiệu “Hay là ông không biết chữ” có ý nghĩa: 0,75 + Xác nhận việc anh ta không biết chữ mà lại đi mua kính. + Ẩn sau đó là tiếng cười mỉa mai, châm biếm, trào phúng nhân vật anh chàng mua kính. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. 3
  4. - Học sinh trả lời 1 trong 2 ý của Đáp án: 0,5 điểm. 5 Câu chuyện phê phán thói học đòi của con người. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Họcsinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. 6 - Học sinh rút ra bài học ý nghĩa nhất với bản thân. (Gợi ý: cần tìm 1,0 hiểu căn nguyên của vấn đề chứ không nên bắt chước, học đòi người khác.) - Trình bày thuyết phục. Hướng dẫn chấm: -Học sinh nêu bài học: 0,25 điểm - Học sinh trình bày, lí giải thuyết phục: 0,75 điểm;trình bày chung chung: 0,5 điểm; trình bày không thuyết phục: 0,25 điểm. I ĐỌC HIỂU II 4,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính: không cho điểm. 2 Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật: chủ nhà và ông khách 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 3 Khi chủ nhà phàn nàn không có thức gì để thết đãi, ông khách đã đề 0,5 nghị làm thịt con ngựa của mình để đánh chén cho vui. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc trả lời nguyên văn câu nói của ông khách: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng:không cho điểm. 4 Chi tiết ông khách mượn chủ nhà một con ngan/ ngỗng/ gà/ vịt để cưỡi 0,75 về có ý nghĩa: - Thể hiện thái độ mỉa mai của ông khách. - Tạo kết thúc bất ngờ và tiếng cười trào phúng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 1 trong 2 ý của Đáp án: 0,5 điểm. 5 Câu chuyện phê phán thói keo kiệt của con người. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. 4
  5. - Họcsinh trả lời không đúng: không cho điểm. 6 - Học sinh rút ra bài học ý nghĩa nhất.(Gợi ý: cởi mở, chân tình, không 1,0 nên keo kiệt; nhiệt tình, hiếu khách; cư xử đúng mực… ) - Trình bày thuyết phục. Hướng dẫn chấm: -Học sinh nêu bài học: 0,25 điểm - Học sinh trình bày, lí giải: trình bày thuyết phục: 0,75 điểm; trình bày chung chung:0,5 điểm;trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 6,0 Phân tích nhân vậtTấm trong truyện cổ tích Tấm Cám 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Hướng dẫn chấm: - Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần: 0,5 điểm. - Bài viết không đảm bảo cấu trúc 3 phần: 0,25 điểm. b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: 0,5 Phân tích nhân vậtTấm trong truyện cổ tích Tấm Cám Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chung chung : 0,25 điểm. c. Triển khai cốt truyện Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau: * Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích và tác phẩm Tấm Cám; 0,5 nhân vật Tấm Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu thể loại truyện cổ tích và tác phẩm Tấm Cám; 0.25 điểm - Giới thiệu nhân vật Tấm: 0.25 điểm * Phân tích nhân vật Tấm 3,0 - Hoàn cảnh, thân phận: mồ côi, ở với dì ghẻ, bị đối xử bất công, tệ bạc -> côi cút, đáng thương. - Trước khi làm vào cung vợ vua: + Chăm chỉ, hiền lành, yếu đuối, thụ động, cam chịu: bị mẹ con Cám áp bức, đối xử bất công, (chiếm yếm đỏ, giết cá bống, bắt nhặt thóc), Tấm chỉ biết ôm mặt khóc + Con đường đến hạnh phúc: Nhờ Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. + Thể hiện triết lí “ở hiền gặp lành” và khát vọng, ước mơ của nhân dân về hạnh phúc, lẽ công bằng trong cuộc sống. - Sau khi vào cung: + Mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc cho mình: sức mạnh tình yêu, sức sống dẻo dai, mãnh lệt, bền bỉ qua những lần hóa thân thành những sự vật bình dị, quen thuộc( chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị, trở lại làm người), sự quyết liệt trong 5
  6. trừng trị cái ác. + Quá trình đấu tranh gìn giữ hạnh phúc của Tấm thể hiện sự bất diệt của cái thiện, sự xung đột gay gắt trong xã hội. - Nghệ thuật: Sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo, kết cấu quen thuộc, mâu thuẫn tăng tiến, xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc, kết hợp văn vần và văn xuôi Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 2,75 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,25 điểm - 2,0 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 1,0 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Qua nhân vật Tấm, ta thấy đặc sắc nghệ thuật của truyện cổ tích thần kì - Nhân vật Tấm, góp phần thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. * Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Đảm bảo chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2