Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam
lượt xem 4
download
Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên thí sinh:…………………………….………………Số báo danh:………………. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: Theo thần thoại Phù tang, các vị thần ở trên cõi trời, tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần quyết định bầu ra một người làm trọng tài trong cuộc thi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có tính tình ngay chính, có trí phán đoán đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết. Trong các vị thần, một vị bước ra và nói: – Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào. Tức thời, một ánh chớp lạnh xương, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ rằng mình là người bất khả xâm phạm nữa. Vị thần Bão tố bước ra nói: – Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông, lặng lẽ… Nói vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên... Ban đầu từ từ... kế đó sóng nổi gió tung. Nước càng dâng gió càng lớn, sóng càng cuồn cuộn ầm ầm chỉ thấy còn có một vùng nước mênh mông trắng dã. Những ngọn núi cao không còn thấy mặt. Sóng đánh càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn, nhăm nhe chìm ngập đến cõi trời. Các vị thần thất sắc, xin thần Bão tố dừng tay. Thần Bão tố vẫy tay một cái: sóng lặn, gió êm bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát. Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng nói lanh lảnh cất lên: – Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức tàn bạo, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục, chứ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục. Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại… Tất cả đều như bị âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên. Nhưng có một vị thần... thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động. Vị này không thấy sấm sét mà chói mắt. Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi. Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền ảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả. Vị trọng tài day qua hỏi: – Ngài có phải bị mù, điếc gì không? – Không. Tôi thấy và tôi nghe. – Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao? – Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao. – Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?
- – Không. Tôi là thần Điềm Đạm. Tôi đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những vị làm tôi có cảm giác chính các Ngài đã không thể chế trị nó. Có ích gì nếu cứ lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong khi một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sấm sét kia phải rụng rời như rũ liệt; còn nói đến uy lực nỗi gì. Kẻ có tài huyền ảo, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai. Các vị thần cúi mặt làm thinh. Vị trọng tài nói tiếp: – Quyền bá chủ là người này. Sức mạnh thật sự là ở nơi tâm hồn điềm tĩnh của người nầy! Còn hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điều khiển cảm xúc của mình. Bất kỳ là một thế lực nào nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, thì không còn được gọi là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế nhưng lại là người có sức mạnh trên hết. Bất kỳ lực lượng hay những dẫn dụ nào cũng không làm nao núng tâm hồn người này được. Trái lại, người này đã thấy hết, và đã khéo lợi dụng cả thảy để phụng sự cho mình. Nếu các anh em đã tin cậy sự nhận định nơi tôi, thì tôi xin tuyên bố: – Vị thần Điềm Đạm này là chúa tể của thế gian. (Câu chuyện vị thần Điềm Đạm - Thần thoại Nhật Bản) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Thuyết minh. D. Biểu cảm. Câu 2. Vị thần nào đã chiến thắng trong cuộc thi? A. Thần Sấm. B. Thần Bão tố. C. Thần Điềm Đạm. D. Thần Âm nhạc. Câu 3. Trong văn bản, các vị thần ở trên cõi trời, tranh nhau quyền bá chủ thế gian là những vị thần như thế nào? A. Đều cho mình tài giỏi, có sức mạnh. B. Đều cho mình tài giỏi, có trí tuệ. C. Đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất, có lòng vị tha. D. Đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất, có sức mạnh, có năng lực phi thường. Câu 4. Đặc điểm thần thoại thể hiện trong văn bản trên là: A. Nhân vật là các vị thần có sức mạnh và năng lực phi thường. B. Kể về nguồn gốc của loài người. C. Kể về nguồn gốc của thế giới tự nhiên. D. Biết ơn người sáng lập ra trời đất. Câu 5. Tại sao các vị thần cúi mặt làm thinh? A. Họ nhận ra sức mạnh thật sự nằm nơi tâm hồn điềm tĩnh, làm chủ cảm xúc, chứ không phải phô trương sức mạnh của mình. B. Họ nhận ra sức mạnh thật sự nằm nơi tâm hồn điềm tĩnh, phô trương sức mạnh của mình. C. Họ khiếp sợ trước uy lực của Điềm Đạm. D. Họ lo lắng trước tài năng của Điềm Đạm. Câu 6. Đâu là lời kể của người kể chuyện?
- A. Không. Tôi là thần Điềm Đạm. B. Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào. C. Ngài có phải bị mù, điếc gì không? D. Theo thần thoại Phù tang, các vị thần ở trên cõi trời, tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Câu 7. Điểm tương đồng cơ bản về phương diện nhân vật giữa nhân vật thần Sấm, thần Bão tố, thần Âm nhạc trong văn bản trên và văn bản Thần Sét và Thần Gió gì? A. Nhân vật là những vị anh hùng. B. Nhân vật là những người bình thường. C. Nhân vật là các vị thần với năng lực phi thường nhưng vẫn có những hạn chế, những sai sót. D. Nhân vật là các vị thần với năng lực phi thường, không phạm sai lầm, không có thiếu sót. Câu 8. Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Sức mạnh của ý chí. B. Sức mạnh của niềm tin. C. Sức mạnh của sự sáng tạo. D.Sức mạnh làm chủ cảm xúc. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 9. Theo anh/chị, có thể lược bỏ chi tiết “Nhưng có một vị thần... thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động. Vị này không thấy sấm sét mà chói mắt. Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi. Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền ảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả” không? Vì sao? Câu 10. Em rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? II. VIẾT (4.0 điểm) Từ văn bản trên, viết bài văn nghị luận suy nghĩ về tính tự chủ. ..................................Hết................................
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được bàn bạc, thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. - Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 A 0,75 6 D 0,75 7 C 0,5 8 D 0,5 9 Không thể lược bỏ chi tiết trên vì chi tiết này cho thấy thần Điềm 0.75 Đạm đã làm chủ được cảm xúc và đó là lí do thần được bầu chọn là chúa tể của thế gian. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời không thể lược bỏ chi tiết: 0.25 điểm. - Học sinh lý giải hợp lý: 0,5 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục,
- diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: 0.75 - Mỗi người đều có thế mạnh, năng lực riêng mình. - Chỉ có làm chủ cảm xúc mới không sợ hãi,… - Luôn luôn biết làm chủ cảm xúc của mình. - Làm chủ cảm xúc là chìa khóa của mọi thành công. - Mọi sự phô trương đều dễ dẫn đến thất bại. - Sự phô trương sức mạnh chỉ khiến người ta sợ nhưng không khiến người ta trọng. - .... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 0.75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Đẩm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 Tính tự chủ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- - Tính tự chủ là gì? - Biểu hiện và ý nghĩa tính tự chủ - Phản đề, mở rộng, bài học nhận thức. Hướng dẫn chấm: 2.0 - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 1.75điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 1,0 điểm – 12,5 điểm. . d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5 cách diễn đạt mới mẻ. I + II 10 ..............................HẾT........................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 202 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 270 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 187 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 233 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 175 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 180 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 201 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 179 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 183 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 36 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
8 p | 20 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 168 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 180 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn