intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn học sinh "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. SỞ GD& ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ I TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ văn lớp 10 ĐỀ MINH HOẠ Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC(6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CHIỀU XUÂN (Anh Thơ) Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió. Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật mình một cô nàng yếm thắm. Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. (Bức tranh quê, Anh Thơ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995) Câu 1 (1.0đ). Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2 (1.5đ). Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của “đường đê”? Câu 3 (1.0đ). Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng gì trước vẻ đẹp chiều xuân ở làng quê? Câu 4 (1.0đ). Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ” Câu 5 (1.0đ).Nhận xét về sự thay đổi không gian khác nhau của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ. Câu 6 (0.5đ). Anh(chị) hãy trình bày quan điểm về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong thời đại hiện nay. II. PHẦN VIẾT (4 điểm). Đọc đoạn trích: Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng. Chập chờn sống lại những ngày không.
  2. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình dáng Me tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. (Nắng mới – Trích Tập thơ Tiếng thu -1939,Lưu Trọng Lư) Thực hiện yêu cầu: Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ trên. ------- Hết ------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM ĐỀ MINH HỌA GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2022 -2023 MÔN NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 PT biểu đạt chính: 1,0 Biểu cảm Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 2 Những hình ảnh gợi 1,5 lên vẻ đẹp thơ mộng của “đường đê”: + Cỏ non tràn biếc cỏ. + Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ + Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió. + Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng như đáp án: 1,5 - Học sinh nêu được 2-3 ý: 1,0 - Học sinh nêu được 1 ý: 0,5 - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 3 Cảnh xuân ở đây nói 1.0 lên tình cảm của tác giả là: niềm mến yêu cảnh sắc thiên nhiên gần gũi, thân thuộc; thể hiện sự gắn bó tha thiết với quê hương. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý theo đáp án: 1.0đ - Học sinh chỉ nêu được 01 ý: 0.5đ
  4. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 4 - Nghệ thuật điệp từ 1.0 cỏ - Tác dụng: + Nhấn mạnh màu xanh biếc của cỏ non mơn mởn trải dài hút tầm mắt khiến nhà thơ có một liên tưởng bất ngờ và thú vị. + Làm cho câu thơ sinh động hấp dẫn Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng như đáp án: 1,0 - Học sinh nêu được tên nghệ thuật: 0,5đ - Học sinh nêu được hiệu quả nghệ thuật mỗi ý: 0,25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 5 Như vậy có thể nói ba 1.0 cảnh ấy hợp lại thành một bức tranh chiều xuân với nét đẹp vẫn sinh sôi nảy nở nhưng lại êm đềm vắng vẻ và thoáng chút buồn vu vơ của người thi sĩ. Có thể nói ta cảm nhận được sau bức tranh ấy là một tâm hồn thuần phát trong sáng của nhà thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác: 1,0đ - Học sinh trả lời có ý đúng: 0,5đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ
  5. 6 - Nội dung: HS trình 0.5 bày quan điểm về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong thời đại hiện nay. - Hình thức: 1 đoạn văn từ 3-5 câu Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày quan điểm về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong thời đại hiện nay: 0,5đ - Học sinh trả lời có ý đúng: 0,25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ II PHẦN VIẾT 4,0 2 Viết một bài văn nghị 4,0 luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ “Nắng mới” a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề 2.0 nghị luận thành các luận điểm
  6. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Về nội dung: - Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ. - Qua hồi ức của nhà thơ, hình ảnh của người mẹ chỉ còn là chút kỷ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ lên mười: + Đó là khi mẹ thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. + Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. - Hình ảnh nét cười đen nhánh sau tay áo gợi hình ảnh người mẹ vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo trong nụ cười tươi tắn, hiền hậu, mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
  7. * Nghệ thuật: - Thể thơ bảy chữ. - Từ ngữ giản dị, mang màu sắc của làng quê bắc bộ. - Ngắt nhịp linh hoạt, nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình. - Cách gieo vần độc đáo: vần chân liền và vần chân cách tạo nhạc tính cho bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. * Đánh giá chung: 0.5 - Hình ảnh người mẹ trong bài thơ mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. - Đó cũng chính là những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ, qua đó thể hiện tình yêu mẹ của tác giả Hướng dẫn chấm: - Trình bày tương đương như đáp án hoặc đúng 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,5 pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp TV Hướng dẫn chấm:. Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi về chính tả,
  8. ngữ pháp e. Sáng tạo: Thể hiện 0,5 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm Tổng điểm 10,0
  9. SỞ GD& ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức Tổng độ % điểm TT nhận Nội thức dung Thôn Vận Kĩ Nhận Vận /đơn g dụng năng biết dụng vị kĩ hiểu cao (Số (Số năng (Số (Số câu) câu) câu) câu) TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Thơ 0 2 0 2 0 1 0 1 60 trữ tình 2 Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 40 văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: Thơ Tỉ lệ 0% 40% 0% 30% 0 20% 0 10% 100 điểm từng
  10. loại câu hỏi Tỉ lệ 30% 20% 10% điểm các mức 40% độ nhận thức Tổng % điểm 70% 30% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. SỞ GD& ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến đánh giá thức/Kĩ
  11. năng Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao 1 Đọc Thơ trữ Nhận biết: 2 câu 2 câu 1 câu 1 câ hiểu tình - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, TL TL TL TL vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. - Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đánh giá ý nghĩa, giá trị của thơ Nguyễn Trãi. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn
  12. riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Viết văn Nhận biết: 1* 1* 1* 1 câu bản nghị - Giới thiệu được đầy đủ thông tin TL luận phân chính về tên tác phẩm, tác giả, thể tích, đánh loại,… của tác phẩm. giá một tác - Trình bày được những nội dung phẩm văn khái quát của tác phẩm văn học. học (Thơ) Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2