intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA TỔ: NGỮ VĂN BẢNG ĐẶC TẢ CHI TIẾT- MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Kiểm tra chung toàn khối 10 III. BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 4. Gợi ý về ma trận đề kiểm tra giữa học kì I, lớp 10: kết hợp trắc nghiệm với tự luận. TT Kĩ Mức độ nhận thức Tổng năng Nội dung/ đơn vị kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Thần thoại 0 4 0 4 0 2 0 0 10 Sử thi
  2. Tỉ lệ % điểm 0 20 0 25 0 15 0 0 60 2 Viết Viết bài văn nghị luận về một 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 vấn đề xã hội Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 10 10 10 0 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 35 25 10 100 BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I, NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng Nội dung Mức độ kiến thức, thức Đơn vị kiến TT kiến Vận thức/kĩ năng kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận thức/kĩ dụng biết hiểu dụng năng cao 1 ĐỌC - Ngữ liệu: Văn - Nhận biết: 4 4 2 0 10 HIỂU bản hoặc trích + Phương thức biểu đạt chính đoạn thể loại thần thoại ngoài sách + Cốt truyện giáo khoa.. + Sự kiện - Tiêu chí lựa + Người kể chuyện chọn ngữ liệu: + Nhân vật + Độ dài: tối đa 300 chữ; + Chi tiết + Văn bản thần + Không gian, thời gian
  3. thoại - Thông hiểu: + Phù hợp với + Đặc điểm, dấu hiệu của thể loại thần quy phạm pháp thoại luật, chuẩn mực + Về đặc điểm, chức năng của nhân vật đạo đức. + Nội dung chính + Ý nghĩa của chi tiết + Vai trò của sự kiện + Cơ sở hình thành trí tưởng tượng của người xưa về các nhân vật - Vận dụng: + Thái độ, tình cảm của anh/ chị đối với văn bản + Thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên + Quan điểm, nhận thức của người xưa đối với thế giới tự nhiên + Rút ra bài học có ý nghĩa từ ngữ liệu 2 LÀM Viết bài văn 1 1 VĂN nghị luận về một Nhận biết: vấn đề xã hội về một tư tưởng - Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề đạo lí (khoảng cần nghị luận. 300 chữ) - Giới thiệu vấn đề về tư tưởng đạo lí cần - Chủ đề về phẩm nghị luận chất tốt đẹp của Thông hiểu: con người - Giải thích được tư tưởng đạo lí cần bàn
  4. luận - Bàn luận về tư tưởng đạo lí cần bàn luận - Bình luận, đánh giá (bàn bạc mở rộng, nêu phản đề…) Vận dụng: - Khẳng định, nhấn mạnh - Nêu bài học Vận dụng cao: - Liên hệ bản thân, dẫn chứng sinh động, xác thực, có tư duy phản biện để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận; - Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. Tổng 1 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 30 35 25 10 thức
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp10 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần Đọc (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại. Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó, cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra. Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng. (Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – Truyện thần thoại Việt Nam – TheGioiCoTich.Vn) Thực hiện những yêu cầu sau đây: Câu 1. Trong văn bản, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời giao công việc gì? A. Chiếu sáng cho nhân gian. B. Hàng ngày thay phiên nhau đi xem xét thế gian. C. Cai quản công việc trên trời. D. Khiêng kiệu Câu 2. Câu nào dưới đây đúng khi nói về nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng? A. Lý giải về hiện tượng ngày và đêm
  6. B. Lý giải về hiện tượng nắng và mưa C. Lí giải các hiện tượng tự nhiên gắn với mặt trời có ánh sáng gay gắt vào ban ngày và mặt trăng có ánh sáng dịu dàng vào ban đêm D. Lý giải về sự hình thành của trời và đất Câu 3. Sự kiện “Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” được tác giả dân gian tạo ra nhằm lý giải điều gì? A. Hiện tượng mặt trăng hiện lên khi đêm xuống B. Hiện tượng mặt trăng có ánh sáng dịu nhẹ C. Hiện tượng ngày ngắn đêm dài D. Hiện tượng ngày dài đêm ngắn Câu 4. Theo bạn :“cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra... cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.” giúp bạn liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây : A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối C. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi D. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa Câu 5. Biện pháp tu từ nào được dùng chủ yếu trong văn bản trên ? A. Nhân hóa B. Liệt kê C. So sánh D. Phóng đại Câu 6. Trong văn bản trên, ai là người kể chuyện ? A. Ông Trời B. Mặt Trời C. Mặt Trăng D. Người trực tiếp diễn xướng để kể lại cho công chúng Câu 7. Khi nguyệt thực, nhật thực xảy ra con người làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để Mặt Trời Mặt Trăng khỏi bị che lấp làm hại mùa màng, liên quan hoạt động nào trong đời sống cộng đồng thời cổ đại ? A. Lễ hội B. Liên hoan C. Cầu nguyện thần linh D. Thờ cúng Câu 8. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một truyện thần thoại? Câu 9. Hình tượng nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng phản ánh quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Câu 10. Thông điệp mà người xưa gửi gắm qua câu chuyện này là gì? II. Phần Viết (4.0 điểm) Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ HKI NĂM 2022-2023 NGỮ VĂN 10 I. Phần Đọc (6.0 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu Câu 5 Câu 6 Câu 7 (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) 4(0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) B C B B A D C Câu 8 Những dấu hiệu giúp nhận biết truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt 1đ Trăng là một truyện thần thoại: - Cốt truyện là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo thế giới (các hiện tượng liên quan đến mặt trời và mặt trăng). - Nhân vật chính kể về các vị thần. - Thời gian không xác định. - Không gian vũ trụ, không xác định nơi chốn cụ thể. Câu 9 Hình tượng nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng phản ánh quan niệm, 1đ nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên là: - Thế giới tự nhiên là một thế lực siêu nhiên chi phối thế giới và cuộc sống của con người. - Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của người xưa. Câu 10 - Gợi ý: Thông điệp mà người xưa gửi gắm qua câu chuyện này là: 0,5đ + Thiên nhiên và cuộc sống con người có mối quan hệ gắn bó mật thiết. + Thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của con người. + Con người luôn có khát vọng chinh phục thiên nhiên.
  8. II. Phần Viết (4.0 điểm) Đề : Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình. 1. Đảm bảo cấu trúc bài làm: Mở bài nêu được vấn đề cần bàn luận. Thân bài triển 0,5đ khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá khái quát được ý nghĩa của vấn đề. 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: vẻ đẹp của những con người vượt qua số phận của 0,5đ chính mình. 3. Triển khai vấn đề nghị luận: 2đ Lần lượt triển khai vấn đề nêu ở mở bài theo một trình tự nhất định. Tham khảo gợi ý sau đây: + Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu; từ đó, rút ra vẻ đẹp chung: họ đều vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống bằng sức mạnh của ý chí, nghị lực con người. + Giải thích khái niệm ý chí, nghị lực và sức mạnh của phẩm chất tinh thần: • Ý chí, nghị lực là phẩm chất tinh thần của một con người, một cộng đồng, dân tộc, thể hiện quyết tâm rất cao, không lùi bước trước khó khăn, gian khổ nhằm đạt bằng được mục đích đã đề ra. • Nêu lên những biểu hiện cụ thể của ý chí, nghị lực: Ý chí của con người được thể hiện qua suy nghĩ, tình cảm và đặc biệt qua các hành động, việc làm. • Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thể trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua. + Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con người đã vượt qua số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống xưa và nay (trong lịch sử dụng nước, giữ nước trong cuộc sống lao động, chiến đấu; trong hoạt động văn hoá, thể thao; trong nghiên cứu, học tập,... Cũng có thể lấy ví dụ về những nhân vật trong các tác phẩm văn học để phân tích và làm sáng tỏ sức mạnh của ý chí, nghị lực trong cuộc sống). + Bình luận: • Đề cao vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống và phê phán những biểu hiện thiếu ý chí, nghị lực (nản chí, ngại khó, yếu đuối,...). + Liên hệ và nêu lên phương hướng rèn luyện bản thân để có sức mạnh ý chí, nghị lực trong cuộc sống. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng 0,5đ Việt. 5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn 0,5đ đề nghị luận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0