Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn, lớp 10 TỔ: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8: THẦN THOẠI VỀ THẦN LỬA Tương truyền Thần Lửa là một bà già mặt mũi rất hung dữ. Người ta thường gọi là bà Hỏa. Thần chuyên giữ một thứ lửa rất mầu nhiệm, có thể đặt nồi không mà có thể nấu ra những thức ăn rất ngon lành. Nhưng thứ lửa ấy không phải cho hạ giới dùng. Ngày ấy có một ông lão đi vào trong rừng sâu bỗng bắt gặp một bếp lửa của bà Thần Lửa lúc đó đang đi đâu vắng. Ông ta mừng quýnh bèn chặt một ống nứa không đặt lên bếp lửa. Chỉ trong một chốc ống nứa tự nhiên thấy đầy cơm chín lại còn có cả cá thịt nữa. Ông bèn đổ ra rá rồi ăn một bụng no nê rồi ngủ luôn tại đó. Chẳng dè trong khi ông lão ngủ say thì bà Thần Lửa bất chợt trở về. Thấy có người lạ khám phá ngọn lửa mầu nhiệm của mình, bà Thần Lửa bèn rút bầu nước mang theo bên người ra tưới tắt bếp lửa rồi đi mất. Chừng ông lão tỉnh lại thấy bếp lửa bị tắt mất, biết thần lửa không muốn cho mình hưởng, nhưng ông cụ vẫn cố bươi đống tro tàn ra xem thì may thay còn một ít than đỏ. Ông lão mừng rỡ rồi vội bỏ vào khố, bọc lại mang về nhà nhen nhóm nó lên. Từ đó ngày nào cũng cơm thịt đề huề, gia đình ông lão sống rất sung túc. Và từ đó ông lão luôn giữ gìn ngọn lửa và không bao giờ dám để tắt. Nhưng rồi một hôm, ông cụ đi vắng, người con dâu của ông vừa đi ra suối múc nước về bỗng thấy lửa bén vào vách nhà mà nhà không có ai cả, chị ta vội lật đật lấy cả thùng nước xối vào khắp mọi nơi. Đến chừng ông lão trở về thì tiếc thay lửa đã tắt ngấm không còn một chút than đỏ nào nữa cả. Từ đó cha con mất hết bảo vật của nữ Thần… Thần Lửa cũng có nhiều lúc hung dữ, cho bộ hạ đi tàn phá nhà nhân gian, cây cối. Người ta thường phân biệt lửa của thần trong khi đốt nhà là một thứ lửa màu xanh xanh liếm từ trên nóc xuống. Trong số bộ hạ thần lửa có thằng Bợ hung ác quen thói. Nó ở với thần Lửa lâu năm, một hôm ăn cắp lửa của thần rồi trốn đi. Nó là kẻ thù của loài người. Hình như về sau nó bị thần bắt được và đày xuống địa ngục. (Trích kho tàng thần thoại Việt Nam, NXB giáo dục 2008, trang 25) Câu 1(0.5đ): Truyện gồm những nhân vật nào? Câu 2(0.5đ): Tương truyền rằng Thần Lửa có khả năng gì? Câu 3(0.5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 4(1.0đ): Nguyên nhân nào khiến gia đình ông lão có được cuộc sống sung túc? Câu 5(1.0đ): Về phương diện thể loại, văn bản Thần thoại về lửa giống văn bản nào đã học. Hãy chỉ ra một số điểm giống nhau đó? Câu 6(1.0đ):Những đặc điểm, chi tiết nào trong văn bản nói về Thần Lửa để giải thích cho quan niệm trong thành ngữ dân gian xưa “ Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc”. Câu 7(1.0đ): Từ văn bản trên, hãy nêu vai trò của Thần Lửa trong đời sống của nhân dân ta? Câu 8(0.5đ): Anh(chị) rút ra bài học gì từ văn bản? II. VIẾT (4.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu ĐÂY MÙA THU TỚI (Xuân Diệu) Tặng Nhất Linh Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới - mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. Hơn một loài hoa đã rụng cành
- Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh; Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò. Mây vẩn tầng không, chim bay đi, Khí trời u uất hận chia ly. Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì. * Chú thích: Xuân Diệu(1916-1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê Hà Tĩnh. Là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà phê bình Văn học Việt Nam. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thơ mới đầu thế kỷ XX. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá bài thơ trên.
- KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN TỔ: NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Truyện gồm các nhân vật: Thần Lửa, Ông lão, người con dâu,Thằng Bợ 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 4 nhân vật: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 1-3 nhân vật: 0.25 điểm. 2 Tương truyền rằng Thần Lửa có khả năng: Thần chuyên giữ một thứ lửa rất mầu 0,5 nhiệm, có thể đặt nồi không mà có thể nấu ra những thức ăn rất ngon lành. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án:0.5 điểm - Học sinh trả lời không đúng : không cho điểm 3 Phương thức Tự sự 0,5 4 Nguyên nhân khiến gia đình ông lão có được cuộc sống sung túc: 1.0 Ông lão biết được phép nhiệm màu của Thần lửa, nên khi bị Thần lửa tắt bếp ông cụ vẫn cố bươi đống tro tàn ra xem thì may thay còn một ít than đỏ. Ông lão mừng rỡ rồi vội bỏ vào khố bọc lại mang về nhà nhen nhóm nó lên. 5 Văn bản trên giống văn bản “Thần Trụ Trời” hoặc “Thần Sét”, “Thần Gió” 0.25 đã học. Điểm giống nhau: - Thể loại Thần thoại 0.75 - Đều kể về các vị thần có năng lực siêu nhiên, đều có chi tiết kì ảo. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm - Học sinh trả lời có nội dung khác nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục vẫn cho điểm tối đa - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm 6 Những đặc điểm, chi tiết trong văn bản nói về Thần Lửa để giải thích cho quan 1.0 niệm trong thành ngữ dân gian xưa “ Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc: + Tương truyền Thần Lửa là một bà già mặt mũi rất hung dữ. Người ta thường gọi là bà Hỏa. +Thần Lửa cũng có nhiều lúc hung dữ, cho bộ hạ đi tàn phá nhà nhân gian, cây cối; Trong số bộ hạ thần lửa có thằng Bợ hung ác quen thói. Nó ở với thần Lửa lâu năm , một hôm ăn cắp lửa của thần rồi trốn đi. Nó là kẻ thù của loài người Hướng dẫn chấm: đúng mỗi ý 0.5 điểm 7 Vai trò của Thần Lửa trong đời sống của nhân dân ta: 1.0 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí và thuyết phục. - Có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp con người ăn chín, uống sôi, giảm bệnh tật. - Tạo ra ánh sáng cho trái đất, muôn loài - Là nguồn nhiệt năng trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu khoa học. ……………….. * Trả lời đúng 2 ý trở lên: 1.0 điểm * Trả lời chung chung: 0, 5điểm * Lưu ý: HS có thể trình bày ý khác, miễn là hợp lí vẫn cho điểm tối đa
- 8 Bài học từ văn bản: 0.5 Gợi ý: - Lửa có vai trò quan trọng trọng đời sống hằng ngày nên ta phải biết gìn giữ, quí trọng. - Lửa có sức tàn phá rất ghê gớm -> loài người nên cẩn trọng - Những gì do công sức ta làm ra thì nó mới thuộc về ta lâu dài được - Lửa cũng là một hiện tượng do thần thánh tạo ra, vậy nên ta cần trân trọng ………………. * Trả lời được 2 ý trở lên 0.5 điểm * Trả lời được 1 ý: 0.25 điểm Lưu ý: Đây là câu hỏi mở, quý thầy cô khi chấm nên linh hoạt, học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau, miễn là hợp lý, thuyết phục đều đưc[j chấp nhận II LÀM VĂN Cảm nhận của anh/chị về bài thơ 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bức tranh mùa thuđẹp nhưng buồn; cảnh 0,25 đang có sự chuyển động từ thu sang đông c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu: 1/ MB: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm 0,5 2/ TB: **/ Bức tranh thiên nhiên mùa thu * Cảm nhận tinh tế của tác giả thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ "Đây mùa thu tới" - Bước đi của thời gian, mùa thu như hiện hữu ngay trước mắt người đọc với sự chuyển động hữu hình. - Tâm hồn của nhà thơ nắm lấy từng khoảnh khắc để rồi hồn thơ bắt gặp hồn thu. * Bức tranh giao mùa qua cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu 2.0 - Khổ 1: + Một bức tranh thu đẹp, thơ mộng, thấm nỗi buồn trong cây cỏ, nhưng không ảm đạm, thê lương. + Tiếng reo vui mừng, phấn khởi khi mùa thu tới - Khổ 2: khung cảnh mùa thu được thể hiện qua những hình ảnh được quan sát từ gần đến xa + hoa rụng cành, lá đang chuyển dần từ xanh sang đỏ + cành trơ lá, sương thu phủ dày, lạnh -> thời gian thu đang có sự chuyển động. Bước đi vô hình và nhẹ nhàng của thời gian cũng như sự đổi thay linh diệu của đất trời khi thu sang hiển hiện qua từng sắc lá, dáng cây. - Khổ 3: khung cảnh mùa thu được thể hiện qua những hình ảnh được quan sát xa hơn + Hình ảnh đầy thi vị: "nàng trăng ngẩn ngơ": nhân hóa - trăng cũng buồn, cũng có chút nuối tiếc trước sự chảy trôi của thời gian. + "Đã nghe... trong gió": Động từ "luồn" kết hợp với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng tài tình để cụ thể hóa cái rét. Rét là yếu tố báo hiệu thu đang dần chuyển sang đông. => Phong vị buồn man mác và mang đậm màu sắc chia li, tiễn biệt. - Khổ 4: + Với ba khổ thơ đầu, tác giả bày tỏ sự phấn khích, hồ hởi khi nàng thu về. Đến khổ cuối cảm xúc có chút biến chuyển, lời thơ lúc này lắng đọng, trầm tư và thoáng
- buồn. + Cảnh có sự chia đôi, chia phôi, nhuốm màu li biệt. + Nhân vật trữ tình xuất hiện “thiếu nữ” (trẻ trung) nhưng buồn không nói -> . cảnh buồn đã lan sang lòng người, người vì thấy cảnh buồn mà tâm tư cũng trở nên nặng trĩu. **/ Tâm trạng nhân vật trữ tình: - Vui khi mùa thu đến - Buồn, nuối tiếc, hụt hẫng khi mùa thu sắp trôi qua - Tâm hồn nhạy cảm, năng lực quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú. - Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu không chỉ là nỗi buồn của những con người thời đại không tìm được hướng đi cho mình mà còn do những đặc điểm rất riêng của nhà thơ, khát khao giao cảm với đời mà đời lạnh nhạt, nỗi ám ảnh sâu sắc về thời gian một đi không trở lại. Bài thơ là không gian đẹp chứng tỏ nhà thơ có một tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, đó là yếu tố tích cực trong thơ Xuân Diệu cũng như của các nhà thơ mới. * Nghệ thuật Bài thơ sử dụng thể thơ 7 chữ, sử dụng nhiều từ láy ngẩn ngơ, mong manh, rung rinh, run rẩy, đìu hiu,… Ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng đầy độc đáo, lôi cuốn. Tác giả sử dụng điệp ngữ “mùa thu tới” – như một tiếng reo vui, để nói lên sự hồ hởi, chào đón “nàng thu” của mình. Sử dụng phép tu từ nhân hóa, Xuân Diệu đã khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ 3/ Kết bài 0,25 - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Nêu cảm nghĩ của bản thân về những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu về bức tranh mùa thu trong bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. 0.5 Tổng điểm 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 220 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 26 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn