Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh
lượt xem 1
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 ----------------------------- -------------- Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------------------------- (Đề kiểm tra có 02 trang) Đề 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau: NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu. Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa. Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghĩ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người. (Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009). Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên: A. Cổ tích C. Thần thoại B. Truyền thuyết D. Sử thi Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận C. Miêu tả B. Tự sự D. Biểu cảm Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào? 1
- A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây muôn thú. B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây muôn thú, mà chưa có loài người. C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cũng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước. D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây muôn thú và các vị thần Lửa, thần Nước. Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa? A. Nữ Oa tạo ra loài người. B. Nữ Oa bênh vực loài người, Nữ Oa trừng phạt thần Lửa và thần Nước. C. Nữ Oa yêu thương con người, Nữ Oa tạo ra loài người. D. Nữ Oa tạo ra loài người, Nữ Oa luyện đá vá trời, giúp đỡ loài người. Câu 5: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Biết ơn người có công với cộng đồng. B. Tôn vinh người anh hùng. C. Thương xót con người bé nhỏ. D. Biết ơn thần linh và con người. Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa? A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo B. Kết thúc truyện có hậu C. Nhân vật có khả năng phi thường D. Truyện được kể theo lời nhân vật Câu 7: Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì? A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Về phương diện thể loại, đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó? Câu 9: “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn” là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Câu 10: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? Hãy viết đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày ý kiến của bản thân. II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Anh/chị viết một bài văn nghị luận (khoảng 400-500 từ) bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống. ----------Hết---------- 2
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 ----------------------------- -------------- Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------------------------- (Đề kiểm tra có 02 trang) Đề 2 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau : […]Riêng về việc nặn ra giống loài người, Ngọc Hoàng khoán trắng cho 12 nữ thần khéo tay. Mà sau này chúng ta thường gọi đó là mười hai Bà mụ. Sự tích của 12 vị nữ thần ấy hiện nay chúng ta chỉ còn biết đến một cách lờ mờ. Có thuyết lại nói đó là những thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta chỉ mới tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó cho trách nhiệm sau khi ông ấy đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật tại hạ giới. Người đến khi chết có thể thành người trở lại, nhưng cũng có thể thành vật hay thành thần. Thần và vật cũng thế. Họ cũng có thể có lúc trở thành người sau khi chết nếu được Ngọc Hoàng hoặc bộ hạ của Ngọc Hoàng phụ trách công việc đó đồng ý. Mười hai Bà mụ chỉ là các vị thần có nhiệm vụ nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai làm người. […]Lại có người cho 12 nữ thần đó mỗi người giữ một công việc riêng: người nắn về tai, người nắn về mắt, người về tứ chi, người về sinh thực khi, và người dạy nói, cười v.v… Nhưng cũng có nhiều người thì lại cho rằng công việc của 12 nữ thần không phân biệt. Họ làm công việc tập thể mà không phân công. Các nữ thần đó không có trách nhiệm gì về thọ yểu của người mà mình chế tạo ra. Mỗi 1 khuyết điểm đều do cả 12 nữ thần chịu chung. (Trích “Mười hai bà mụ”, Thần thoại Việt Nam) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Từ láy xuất hiện trong văn bản là: A. chịu chung B. thành thần C. tập thể D. lờ mờ Câu 3. Cụm từ: “Các nữ thần đó” là: A. Cụm động từ C. Cụm tính từ B. Cụm danh từ D. Cụm từ tự do Câu 4. Nhiệm vụ của mười hai bà mụ được nhắc tới trong văn bản là gì ? A. Nắn lại cơ thể cho 1 người nào đó khi được lệnh đầu thai làm người. B. Xem xét mọi việc ở hạ giới để báo lại cho Ngọc Hoàng. C. Sáng tạo ra vạn vật D. Dạy nhân dân cách trồng lúa. Câu 5. Truyện “Mười hai bà mụ” được kể nhằm mục đích gì? A. Thể hiện tín ngưỡng thờ cúng thần linh của người Việt cổ. 3
- B. Đề cao giá trị, nguồn gốc của con người. C. Lý giải nguồn gốc ra đời của con người. D. Lý giải về sự ra đời của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Câu 6. Nhận định nào sau đây là chưa chính xác về văn bản trên ? A. Truyện mang những yếu tố kì ảo, hoang đường. B. Nhân vật trung tâm có khả năng phi thường. C. Thời gian- không gian trong truyện rõ nét, cụ thể. D. Cốt truyện khá sơ sài và đơn giản. Câu 7. Những đặc điểm của thể loại thần thoại trong văn bản trên là: A. Giải thích về các quy luật tự nhiên . B. Giải thích về sự kiện lịch sử. C. Giải thích về vũ trụ và thần linh. D. Giải thích về nguồn gốc của loài người Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Xác định phép liên kết hình thức và chỉ ra tác dụng của chúng trong đoạn văn sau: “Người đến khi chết có thể thành người trở lại, nhưng cũng có thể thành vật hay thành thần. Thần và vật cũng thế. Họ cũng có thể có lúc trở thành người sau khi chết nếu được Ngọc Hoàng hoặc bộ hạ của Ngọc Hoàng phụ trách công việc đó đồng ý. “ Câu 9. Trình bày ngắn gọn nội dung trích đoạn “Mười hai bà mụ” Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về quan điểm: “Mỗi người sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400-500 từ) bày tỏ quan điểm của mình về ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống. ----------Hết---------- 4
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn - Lớp 10 ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 Đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích “Thần Trụ Trời” đã học. 0,75 Điểm giống nhau: đều nói về nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 -0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 5
- 9 - Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, thể 0,75 hiện qua các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông,... Có thể nói, người Việt ta vẫn có một niềm tin vô hình vào những vị thần chế ngự thiên nhiên, đặc biệt đối với những gia đình làm nông nghiệp. - Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Thông điệp tích cực thông qua văn bản: 1.0 - Các vị thần linh đã có công tạo ra vũ trụ, con người, giúp con người vượt qua mọi thiên tai bằng tất cả tình yêu thương và tâm trí của mình. - Chính vì vậy, mọi người hãy biết ơn, bảo vệ, giữ gìn để nó xứng đáng cới công lao của các vị thần linh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh viết đoạn văn đủ ý như đáp án, diễn đạt tốt: 1,0 điểm. - Học sinh viết đoạn văn có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của niềm tin 0,25 trong cuộc sống Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới 6
- đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau: - Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào một điều gì đó và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suy nghĩ. - Phân tích, đánh giá, bàn bạc: Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. + Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả. + Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn. + Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của bản thân. - Dẫn chứng - Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi. - Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ. I + II 10 ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm 7
- I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 8 - Phép liên kết: phép thế “họ” 0,75 - Tác dụng: + Liên kết câu + Tránh việc lặp lại các từ đã xuất hiện ở các câu văn trước Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 Văn bản kể về việc Ngọc Hoàng khoán trắng cho mười hai bà mụ nhiệm 0,75 vụ nắn lại cơ thể con người khi được đầu thai chuyển kiếp. Từ đó, lí giải nguồn gốc ra đời của con người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. 8
- - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Học sinh đưa ra ý kiến của mình về quan điểm: “Mỗi người sinh ra là một 1.0 nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. Hướng dẫn chấm: - Học sinh viết đúng đoạn văn 1,0 điểm. - Học sinh viết đoạn văn có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lòng nhân ái 0,25 trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau: Giải thích: Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người. Phân tích, đánh giá, bàn bạc: - Biểu hiện của người có lòng nhân ái: + Luôn sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. + Luôn yêu thương mọi người, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại, không ích kỉ nhỏ nhen, tính toán thiệt hơn với người khác. + Sống chan hòa với mọi người xung quanh, luôn mang những điều tích cực đến cho mọi người và lan tỏa được những thông điệp, hành động tốt đẹp ra xã hội. - Ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống: + Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát 9
- triển hơn, những thông điệp tốt đẹp sẽ được lan tỏa đến mọi người. + Khi chúng ta sống yêu thương, ta sẽ thấy cuộc đời ý nghĩa hơn, mọi người sẽ yêu quý, tôn trọng chúng ta nhiều hơn. + Một xã hội được xây dựng trên cơ sở của lòng nhân ái là một xã hội mơ ước, đáng sống, sẽ đẩy xa được sự ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm. - Dẫn chứng Phê phán: Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, bàng quan với thế giới xung quanh, chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người sống chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi,… Bài học: Cần mở rộng tấm lòng để thấy rằng ta còn hạnh phúc hơn rất nhiều người bất hạnh quanh ta. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,5 Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ. I + II 10 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 204 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 184 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn