intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Đề minh họa)" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Đề minh họa)

  1. Trường THPT Thuận Thành số 1 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I Đề minh họa số 1 Môn Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em, Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa. Như hôm em đi lễ chùa, Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở giữa vườn chanh, Thầy u mình với chúng mình chân quê. Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. ( Chân quê, Nguyễn Bính - thơ và đời, NXB Văn học, 2003) Chọn 1 phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 6: Câu 1: Văn bản được viết theo thể thơ nào A. Thơ bát cú C. Thơ lục bát B. Thơ tuyệt cú D. Hát nói Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. em – cô gái C. Thầy u B. anh- chàng trai D. Em và anh – cô gái và chàng trai Câu 3:Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân?/ Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? 1
  2. A. Câu hỏi tu từ, liệt kê C. Liệt kê, đối lập B. Phép đối, phép điệp D. Câu hỏi tu từ, phép đối, phép điệp Câu 4: Hiệu quả của những câu hỏi tu từ trong bài thơ là: A. Bày tỏ sự trách móc của nhân vật trữ tình với người con gái; Thể hiện tâm trạng buồn bã, nuối tiếc. B. Thể hiện chàng trai không hài lòng về trang phục của cô gái; C. Chàng trai muốn hỏi về những kỷ vật tình yêu D. Làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn Câu 5:Từ ngữ miêu tả nhân vật “em” khi “đi tỉnh về”: A. Áo tứ thân, khăn mỏ quạ C. Yếm lụa B. Dây lưng đũi D. Khăn nhung quần lĩnh, áo cài khuy bấm Câu 6: Tâm trạng nhân vật trữ tình được bộc lộ trong bài thơ là gì? A. Bồn chồn, mong đợi người yêu C. Trách móc, tiếc nuối trước sự thay đổi của người yêu, mong muốn nhắc nhở người yêu hãy giữ cái gốc mộc mạc đằm thắm của truyền thống B. bất ngờ trước những thay đổi của người yêu qua cách ăn mặc D. Cả A, B, C Trả lời các câu hỏi sau: Câu 7: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? Câu 8: Trong thời đại ngày nay, theo anh/ chị có cần thiết phải “giữ nguyên quê mùa” không? Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/ Chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Chân quê” của nhà thơ Nguyễn Bính. 2
  3. Trường THPT Thuận Thành số 1 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Đề minh họa số 2 Môn Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Ðó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý cũng thay đổi cả tâm lý nữa. Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao ? Ðã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn, hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị: - Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ? Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị: - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Trích Chí Phèo – Nam Cao) Lựa chọn 1 phương án đúng từ câu 1 đến 6: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? (0,5 điểm) A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận 3
  4. D. Thuyết minh Câu 2. Những câu nào sau đây là lời của nhân vật? (0,5 điểm) A. Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ? B. Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. C. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao ? D. Đáp án A và B Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ mấy ? (0,5 điểm) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Đáp án A và C Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói đúng trình tự và nêu đầy đủ các sự kiện của đoạn trích? (0,5 điểm) A. Chí Phèo được ăn cháo hành – Hắn cảm động trước sự quan tâm của thị Nở – Hắn muốn làm người lương thiện – Hắn muốn chung sống với thị Nở B. Chí Phèo được ăn cháo hành – Hắn cảm động trước sự quan tâm của thị Nở – Hắn muốn làm người lương thiện C. Chí Phèo được ăn cháo hành – Hắn cảm động trước sự quan tâm của thị Nở – Hắn muốn chung sống với thị Nở – Hắn muốn làm người lương thiện D. Hắn muốn làm người lương thiện – Chí Phèo được ăn cháo hành – Hắn cảm động trước sự quan tâm của thị Nở Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của đoạn trích: (0,5 điểm) A. Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo từ sau khi ăn bát cháo hành của thị Nở B. Hành động của thị Nở và quá trình thức tỉnh của Chí Phèo C. Sự quan tâm của thị Nở đối với Chí Phèo D. Chí Phèo khát khao làm người lương thiện Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên giá trị chủ đề của đoạn trích ? (0,5 điểm) A. Ca ngợi bản tính lương thiện của con người B. Phản ánh quá trình tha hóa của người nông dân trước cách mạng C. Lên án tố cáo giai cấp thống trị phong kiến D. Ca ngợi sức mạnh của tình người Câu 7. Từ sự thức tỉnh của Chí Phèo được miêu tả trong đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về bản chất của con người ? 4
  5. Câu 8. Chọn phân tích ngắn gọn một hình ảnh mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích (viết khoảng 5 – 7 dòng) II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên. Trường THPT Thuận Thành số 1 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Đề minh họa số 3 Môn Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì ngày lại ngắn. Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn (1), đi đâu cũng sà vào khiến cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt 5
  6. Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy. Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền(2) hoặc thượng huyền(3). Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra. Lại nói chuyện chồng của hai nữ thần này. Đó là một con gấu rất to khỏe. Không rõ gấu từ đâu đến và Ngọc Hoàng đã gả các cô gái của mình cho gấu từ bao giờ. Chỉ biết rằng gấu rất hay ghen nên theo dõi sự đi lại của hai vợ mình rất chặt chẽ. Thỉnh thoảng gấu lại đòi chung tình với một người. Lúc đó là lúc ở dưới trần gian thường gọi là nhật thực và nguyệt thực. Gặp những ngày này, nhân gian lại phải đánh chiêng, đánh trống rầm rĩ để cho gấu sợ mà lui ra mau. Vì gấu làm như vậy thì có hại cho mùa màng và các nữ thần này cũng vì vậy mà xao nhãng công việc. (Theo Viện Văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 1999, tr.61-62) (1) Chỏng lỏn: (cách ăn nói) cụt ngủn với vẻ hỗn xược, gây cảm giác khó chịu. (2) Hạ huyền: thời gian trăng vào khoảng đầu tuần cuối cùng của tháng âm lịch, Mặt Trăng đã khuyết thành hình bán nguyệt (thường là ngày 22 hoặc 23 âm lịch). (3) Thượng huyền: thời gian vào khoảng giữa của nửa đầu tháng âm lịch, khi Mặt Trăng có hình bán nguyệt (thường là các ngày 7,8,9 âm lịch). Lựa chọn đáp án đúng: 6
  7. Câu 1. Thể loại của văn bản trên là: A. Thần thoại B. Truyện cổ tích C. Sử thi D. Truyền thuyết Câu 2. Nhân vật chính của văn bản trên là ai? A. Nữ thần Mặt Trăng. B. Con gấu C. Ngọc Hoàng D. Nữ thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng Câu 3. Ban đầu, tính tình của nữ thần Mặt Trăng được miêu tả bằng từ ngữ nào dưới đây? A. Nóng nảy B. Hiền lành C. Chăm chỉ D. Hung dữ Câu 4. Sắp xếp các sự kiện sau theo một trình tự hợp lí: (1) Mẹ của Mặt Trăng muốn lấy tro bôi lên mặt cô để giảm đi sức nóng. (2) Hai nữ thần lấy chung chồng là một con gấu, tạo ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực ở trần gian. (3) Mặt Trăng bị chàng Quải tấn công. (4) Mặt Trời và Mặt Trăng thay nhau đi xem xét mọi việc ở hạ giới. A. (4) - (2) - (3) - (1) B. (1) - (2) - (3) - (4) 7
  8. C. (4) - (1) - (3) - (2) D. (2) - (4) - (1) - (3) Câu 5. Chi tiết“Bốn người này …….. và đi với tốp già thì ngày lại ngắn.” giải thích hiện tượng tự nhiên nào? A. Hiện tượng nhật thực B. Hiện tượng ngày đêm ngắn dài theo mùa C. Hiện tượng nguyệt thực D. Hiện tượng trăng hạ huyền và thượng huyền. Câu 6. Chi tiết chàng Quải ném cát túi bụi vào Mặt Trăng cho thấy chàng là người như thế nào? A. Tài hoa B. Bản lĩnh C. Tự tin D. Hăng hái Trả lời các câu hỏi: Câu 7. Trong truyện, chi tiết nào cho thấy xung đột giữa con người với tự nhiên? Qua xung đột đó, con người đã thể hiện bản lĩnh của mình như thế nào? Câu 8. Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, anh/chị có nhận xét như thế nào về tư duy và nhận thức của con người thời xa xưa? Câu 9. Từ ý nghĩa của văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên trong cuộc sống hiện nay? (Trả lời bằng 4-5 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. ................. Hết ................. 8
  9. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2