Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum
lượt xem 1
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum
- TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN LỚP 10, NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Mục tiêu: Nhằm đánh giá năng lực học sinh theo các chuẩn sau: - Phần đọc: nắm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa về từ ngữ, ngữ pháp dụng ý của văn bản; một số biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Phần viết: vận dụng tri thức ngữ văn, viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về đoạn thơ. II. Hình thức kiểm tra: Tự luận III. Thiết lập ma trận: Nội Mức độ Tổng dung/đơn nhận thức Kĩ năng TT vị kiến Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng thức hiểu cao 1 Đọc Văn bản - Thể thơ - Ý nghĩa, - Nêu ý - Đánh giá 8 thơ (c1) giá trị của nghĩa, tác nét độc - Nhận biết hình ảnh. động của đáo của chi tiết tiêu (c4) bài thơ đối thơ qua biểu (c2) - Hiểu về với tình cách nhìn, - Biện tình cảm – cảm, cách cách cảm pháp nghệ cảm xúc nghĩ của nhận riêng thuật (c3) của nhân bản thân của tác giả vật trữ tình (c7) (c8) (c5) - Nêu thông điệp của bài thơ (c6) Số câu: 3 3 1 1 8 Số điểm: 1.5 2.5 1.0 1.0 6.0 Tỷ lệ: 15% 25% 10% 10% 60% 2 Viết Viết văn - Giới - Trình bày - Nêu được - Đánh giá 1 bản nghị thiệu được được những bài được ý luận về đầy đủ những nội học rút ra nghĩa, giá một tác thông tin dung khái từ tác trị của nội phẩm thơ chính về quát của phẩm. dung và tên tác tác phẩm - Thể hiện hình thức phẩm, tác - Triển cảm xúc, tác phẩm. giả, thể khai vấn quan điểm - Thể hiện loại,… của đề nghị với thông rõ quan tác phẩm. luận thành điệp của điểm, cá - Đảm bảo những luận tác giả (thể tính trong cấu trúc, điểm phù hiện trong bài viết.
- bố cục của hợp. Phân tác phẩm). một văn tích được - Có cách bản nghị những đặc diễn đạt luận. sắc về nội độc đáo, dung, hình sáng tạo, thức nghệ hợp logic. thuật và chủ đề của tác phẩm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Số câu: 1 Số điểm: 1.0 1.0 1.75 0,25 4.0 Tỷ lệ: 10% 10% 17,5% 2,5% 40% Tổng câu: 1 Số điểm: 2.5 3.5 2.75 1.25 10.0 Tỷ lệ: 25% 35% 28% 12% 100% Tỉ lệ 100% chung 60% 40%
- TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - NĂM HỌC 2023- 2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: ĐỢI MẸ Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ Mẹ lẫn trên cánh đồng Đồng lúa lẫn vào đêm Ngọn lửa bếp chưa nhen Căn nhà tranh trống trải Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ. (Vũ Quần Phương, Thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động, 2012) Ghi chú: (1) Nhà thơ Vũ Quần Phương, sinh năm 1840, quê ở Hải Hậu - Nam Định. Ông nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Thơ Vũ Quần Phương gợi những suy tư chiêm nghiệm về con người, về thế sự. Vũ Quần Phương là nhà thơ có “con mắt xanh” và trái tim nồng ấm tình đời, có “sự mẫn cảm thông tuệ của người quan sát và chiêm nghiệm” (Nguyễn Hữu Hồng Minh). (2) Ì oạp: từ tượng thanh mô phỏng tiếng nước vỗ mạnh và liên tiếp.
- Trả lời những câu hỏi sau: Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm): Em bé ngóng trông mẹ vào thời gian nào? Câu 3 (0,5 điểm): Xác định phép điệp trong 2 câu thơ sau: Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ Câu 4 (0,75 điểm): Hình ảnh người mẹ được miêu tả như thế nào qua câu thơ sau: Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa Câu 5 (0,75 điểm): Qua bài thơ, anh/chị hiểu gì về tình cảm của em bé dành cho mẹ? Câu 6 (1,0 điểm): Theo anh/chị, qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Lí giải ngắn gọn ý nghĩa của thông điệp? (viết khoảng 3-4 câu) Câu 7 (1,0 điểm): Từ tình cảm của em bé và người mẹ dành cho nhau qua bài thơ trên, anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình mẫu tử đối với bản thân mình (viết khoảng 5-7 câu)? Câu 8 (1,0 điểm): Anh/chị hãy đánh giá nét độc đáo trong cách nhìn, cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên và con người trong 2 câu thơ sau: Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đợi mẹ” (Vũ Quần Phương)
- TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN LỚP 10, NĂM HỌC 2023 - 2024 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý. - Tổng điểm trong bài làm của thí sinh làm tròn đến 1 số thập phân (0.25 =0.3, 0.75=0.8). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC 6,0 1 - Thể thơ: Tự do 0.5 Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0.0 điểm 2 - Em bé mong chờ 0.5 mẹ vào lúc trời tối, về đêm Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng như đáp án: “trời tối” hoặc “về đêm”: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời không đúng như đáp
- án hoặc không trả lời: 0.0 điểm 3 - Điệp từ “đom đóm”, 0.5 hoặc điệp ngữ “đóm bay” (chỉ cần trả lời đúng 1 đáp án) Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0.0 điểm 4 -Vì cuộc mưu sinh, vì 0.75 con, mẹ phải băng lội giữa bốn bề nước ruộng mênh mông. - Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ, vất vả, khó nhọc . Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.75 điểm. + Học sinh trả lời đúng ½ ý như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0.0 điểm 5 - Tình yêu thương, lo 0.75 lắng của em bé với mẹ khi ngóng trông mẹ về - Với em bé, mẹ là điểm tựa của yêu thương, em bé luôn khát khao được gắn bó, được lòng mẹ che chở, vỗ về. - Em bé luôn trân quý, biết ơn sự hi sinh vất vả, tảo tần của mẹ vì em, vì gia đình.
- Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.75 điểm. + Học sinh trả lời đúng 1 ý chỉ đạt được : 0.5 điểm + Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0.0 điểm 6 - Học sinh chỉ ra 1,0 được thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ (ví dụ: thông điệp của tình yêu thương gia đình; biết yêu thương, trân trọng mẹ...) (0,5 điểm) - Lí giải ngắn gọn, trực tiếp vào ý nghĩa thông điệp (thông điệp có ý nghĩa, tác động gì đến nhận thức mỗi người? Giúp con người trưởng thành trong nhận thức và tình cảm) (0,5 điểm) Hướng dẫn chấm: + Học sinh nêu được thông điệp ý nghĩa (1,0 điểm) + Học sinh chỉ ra được thông điệp nhưng chưa rõ nghĩa (0,5-0,75 điểm) + HS trả lời chung chung chưa rõ nghĩa (0,25 điểm) + Học sinh trả lời không đúng ý hoặc không trả lời: 0.0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có
- thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 7 - Từ tình cảm của em 1.0 bé và người mẹ dành cho nhau, suy nghĩ về ý nghĩa của tình mẫu tử cđối với bản thân mình. HS có thể viết theo hướng sau: + Tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng, không thể chia cắt + Tình mẫu tử theo ta suốt cuộc đời, vỗ về những lúc ta tổn thương + Mẹ luôn tần tảo, hết lòng vì con, Con luôn mong chờ, yêu thương, khát khao nương tựa vào lòng mẹ. + Bản thân luôn trân trọng tình mẫu tử Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đúng như đáp án (1,0 điểm) - HS trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ như đáp án (0,5 điểm) - HS chỉ trả lời ý chung chung, chưa rõ nghĩa (0,25 điểm) - HS có nhận thức lệch lạc hoặc không trả lời: 0.0 điểm. Lưu ý: HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. 8 - Thời gian đêm khuya 1.0 nhưng bừng lên sắc trắng tinh khôi của hoa mận (điệp từ “trắng” nhận mạnh vẻ
- đẹp tinh khiết, tinh khôi hoà điệu cùng tâm hồn bé thơ - Hình ảnh ẩn dụ “nỗi đợi vẫn nằm mơ” chính là hình ảnh em bé đang chờ đợi mẹ đến ngủ quên ngoài đầu hè. Ngay cả trong giấc mơ em vẫn khắc khoải đợi mẹ. Mẹ trở về bế em bé vào nhà với tất cả tình yêu thương, nâng niu. - Câu thơ đẹp, có cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, giàu sức gợi và ý nghĩa tượng trưng Hướng dẫn chấm: + Học sinh đánh giá (phân tích) được nét đặc sắc đúng như đáp án hoặc diễn đạt tương đương (1,0 điểm) + Học sinh phân tích chung chung, thiếu ý (0,5 - 0.75 điểm) + HS trả lời chung chung, chưa rõ nghĩa (0,25 điểm) + Học sinh trả lời không đúng ý hoặc không trả lời: 0.0 điểm. Lưu ý: HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. II. VIẾT Viết bài văn nghị 4.0 luận phân tích, đánh giá một bài thơ a. Đảm bảo cấu trúc 0.25 bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề,
- Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn 0.25 đề nghị luận: Những nét đặc sắc, độc đáo về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đợi mẹ” (Vũ Quần Phương) Hướng dẫn chấm: + HS xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 điểm + HS xác định sai vấn đề nghị luận: 0.0 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài 0.5 Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả/ đề tài...) và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung khi viết: vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đợi mẹ” (Vũ Quần Phương) * Thân bài 2.0 - Mạch ý tưởng, 0,25 mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình: Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, 1,0 xúc động của một trái tim luôn khát khao
- tình yêu thương của mẹ. Nhân vật trữ tình nhập thân vào hình tượng em bé đang đợi mẹ về. Em bé đợi mẹ đến tối, ngóng trông mẹ đến khuya, ngóng 0,75 đợi mẹ cả trong những giấc mơ. - Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính + Khổ 1: Em bé chờ mẹ khi trời tối + Khổ 2: Nỗi khắc khoải đợi chờ của em bé và hình ảnh lam lũ, tảo tần mưu sinh của mẹ trong đêm + Khổ 3: Đêm đã khuya, em bé chờ mẹ, ngóng mẹ trong cả giấc mơ. Mẹ trở về ôm em đầy yêu thương... => Giá trị nội dung: ca ngợi tình mẫu tử sâu nặng, thiêng liêng. Bài thơ khiến người đọc cảm động về nỗi ngóng chờ của người con; nỗi vất vả lam lũ và tình yêu thương con của người mẹ. - Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật (có thể lồng ý trong phân tích khổ thơ) + Lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, đầy cảm xúc; biện pháp điệp, ẩn dụ sinh động, gợi hình, gợi cảm. + Hình ảnh sinh động,
- từ ngữ gợi hình, gợi cảm: những hình ảnh: ngôi nhà tranh, nửa vầng trăng non, đồng lúa, đom đóm, đồng xa, hoa mận trắng… cho thấy trời càng lúc càng trở nên tối muộn, làm hiện ra trước mắt ta một khung cảnh làng quên yên bình nhưng vắng vẻ, mênh mông.. thể hiện nỗi nhớ, nỗi ngóng trông đã đi cả vào trong giấc mơ của em bé. + Nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, linh hoạt, lúc gấp gáp, lúc khoan thai, cho thấy được những trạng thái cảm xúc khác nhau của em bé khi ngồi ngóng mẹ. * Kết bài 0.5 - Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của đoạn thơ, ý nghĩa của đoạn thơ đối với tâm hồn người đọc. d. Chính tả ngữ pháp: 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện 0.25 suy nghĩ sâu sắc và có cách diễn đạt mới mẻ về vấn đề nghị luận. Chẳng hạn: Liên hệ, so sánh/ đánh giá nét
- hấp dẫn riêng của đoạn thơ so với các đoạn/bài thơ khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại … TỔNG ĐIỂM 10,0 Đăk Hà, ngày 20 tháng 10 năm 2023 Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Lê Thị Thứ Vũ Ngọc Đức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 17 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 30 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn