intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị

  1.   TRƯỜNG THPT VĨNH LINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn, lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm) Đọc văn bản: ĐÒ LÈN - Nguyễn Duy Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần cái năm đói củ dong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! (Đò Lèn, Nguyễn Duy - Trích tập thơ Ánh trăng – NXB Tác phẩm mới - 11/1984) Thực hiện các yêu cầu sau: I.1. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
  2. A. Thể thơ tự do C. Thể thơ 7 chữ B. Thể thơ 6 chữ D. Thể thơ 5 chữ Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau? Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn A. So sánh C. Liệt kê B. Nhân hoá D. Ẩn dụ Câu 3. Từ ngữ nào không thể hiện sự lam lũ, vất vả của người bà trong bài thơ? A. Mò cua, xúc tép C. Đi bán trứng B. Gánh chè xanh D. Chân đất đi đêm Câu 4. Tâm sự nuối tiếc, hối hận của tác giả khi nghĩ về người bà được thể hiện rõ nhất qua khổ thơ nào? A. Khổ 1 C. Khổ 4 B. Khổ 3 D. Khổ 6 I.2. Trả lời các câu hỏi: Câu 5. Nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người bà trong bài thơ? Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau: khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! Câu 7. Qua bài thơ, anh/chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân ? Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc đời của mỗi con người. II. VIẾT: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Chiều xuân – Anh Thơ Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng, Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật mình một cô nàng yếm thắm Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
  3. (Trích Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh - Hoài Chân – NXB Văn học - 2006, Tr. 214) Hãy viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của quê hương chiều xuân trong văn bản trên. Chú thích: Anh Thơ (1918-2005), quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Giữa lúc phong trào "Thơ mới" đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ như một con đường giải thoát và tự khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội đương thời. Tập thơ đầu tay của bà - Bức tranh quê (in 1941) là những cảnh nông thôn được sắp xếp theo trình tự bốn mùa và được miêu tả bằng sự quan sát độc đáo, nhạy cảm. Có thể xem đây là tập thơ mở đầu cho một khuynh hướng riêng trong phong trào Thơ mới: tập trung toàn bộ cảm hứng vào phong cảnh làng quê, làm sống lại vẻ đẹp nghìn đời của nông thôn Việt Nam. Những bức tranh thiên nhiên tưởng chừng như khách quan vô tình này không phải không chứa đựng sự khao khát sống và yêu đương của tâm hồn thiếu nữ muốn thoát ra khỏi sự ràng buộc nặng nề của xã hội đương thời. Nhà thơ Anh Thơ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007. ------Hết------
  4. TRƯỜNG THPT VĨNH LINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 TỔ NGỮ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm ... trang) Phầ Câ Nội dung Điểm n u I ĐỌC HIỂU 6.0 1 A 0.5 2 C 0.5 3 D 0.5 4 D 0.5 Nêu cảm nhận hình ảnh người bà hiện lên trong bài thơ - Có cuộc đời lam lũ, tảo tần, vất vả - Tấm lòng đôn hậu, giàu đức hi sinh - Tình thương cháu vô bờ bến 5 Hướng dẫn chấm: 1,0 - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,5 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. - Thể hiện tình yêu thương của tác giả đối với người bà - Thể hiện tâm trạng nuối tiếc, hối hận muộn màng vì sự hồn nhiên, khờ dại của mình, đã không thấu hiểu nỗi vất vả của bà, khi biết thương bà thì đã quá muộn. 6 1.0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,5 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 7 - Phải biết yêu thương, quan tâm tử tế đối với người thân. 0,5 - Biết nâng niu, trân quý tình cảm gia đình, truyền thống, cội nguồn. - Sống phải biết ăn năn và cảnh tỉnh sau những lỗi lầm của mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm
  5. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0,25 tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vai trò của gia đình trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần: - Dẫn dắt: Có thể dẫn từ lời bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”: “Ba là cây nến vàng. Mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh”... - Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. - BL: + Gia đình là một cộng đồng người chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm... + Là nơi ta được sinh ra, lớn lên và trải qua các gia đoạn của cuộc 8 đời. + Là nơi nương tựa, chở che, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho con ng... 1,0 + Là bến đỗ bình yên, điểm tựa tinh thần để ta thành công trong cuộc sống - Mỗi người cần trân trọng và có ý thức xây dựng tình cảm gia đình, để góp phần làm cho xã hội phát triển. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương với một ý đã gợi trong đáp án: 1,5 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 - 1,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. II VIẾT 4,0
  6. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Vẻ đẹp của quê hương chiều xuân trong văn bản trên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: - Cảm nhận về nhan đề: + Nhan đề ngắn gọn nhưng có ý nghĩa sâu sắc + Nhan đề là từ để diễn tả thời gian song làm toát lên vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên vào một buổi chiều êm ả. - Cảm nhận mạch cảm xúc chủ đạo - cảm xúc trước vẻ đẹp của chiều xuân thôn quê trong trẻo, yên bình với nhiều không gian khác nhau qua 3 khổ thơ: + Quê hương thân thuộc, gần gũi ở bến đò xuân đẹp đẽ, êm đềm; + Quê hương bình dị, mộc mạc trên con đường đê với nhiều cảnh sắc sinh động; + Quê hương yên bình, nhẹ nhàng trong không gian đồng ruộng thân quen. - Phân tích, đánh giá tác dụng của một số biện pháp tu từ như liệt kê, nhân hóa...kết hợp với hệ thống từ láy gợi hình, gợi cảm, nhịp điệu 3/2/3 đều đặn, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. - So sánh, mở rộng: So sánh với các bài thơ viết về mùa xuân trong văn học trung đại và hiện đại (thơ Nguyễn Du: Cỏ non xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.; bài thơ Vội vàng Xuân Diệu)... để thấy được điểm độc đáo trong thơ viết về mùa xuân của Anh Thơ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . - Đánh giá chung: 0,5 + Giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân bản của bài thơ: Khẳng định vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà thơ. + Cách viết giàu hình ảnh, biểu cảm + Sức sống của thi phẩm và đóng góp của Anh thơ cho thơ ca yêu quên hương đất nước. Hướng dẫn chấm:
  7. - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. I + II 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2